Bài giảng Lịch sử 8 - Tuần 1 đến tuần 6

I/ Mục tiêu.

 1. Kiến thức:

- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mang Anh giữa thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập hợp chủng quốc Mĩ (Hoa Kì).

- Các khái niệm cơ bản cách mạng tư sản.

- Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.

 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ tranh ảnh.

- Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề được đặt ra.

 

doc38 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử 8 - Tuần 1 đến tuần 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
riển sớm, máy móc lạc hậu, GCTS ít chú trọng đầu tư trong nước, chỉ đầu tư sang thuộc địa kiếm lời. 
- 2 đảng thay nhau cầm quyền thông qua bầu cử chỉ là 1 thủ đoạn của GCTS nhằm lừa gạt và xoa dịu nhân dân.
- Kinh tế công nghiệp phát triển chậm, tụt xuống thứ tư; do bị chiến tranh tàn phá, phải bồi thường chiến phí cho Đức.
- Phát triển 1 số ngành công nghiệp mới: điện khí, hoá chất, chế tạo ô tô, tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lãi.
- Anh tập trung đầu tư khai thác 1 số ngành kinh tế ở thuộc địa để thu lợi nhuận; Pháp thu lợi nhuận từ cho vay lãi.
- CNĐQ Pháp tồn tại trên cơ sở lợi nhuận thu được từ chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài bằng cho vay lãi; thống trị bóc lột thuộc địa.
HS làm BT theo yêu cầu của GV.
I/ Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
 1/ Anh.
- Sự phát triển sang CNĐQ được biểu hiện bằng vai trò nổi bật của các công ty độc quyền.
- Nước Anh tồn tại 2 đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
- Chính sách đối ngoại xâm lược, thống trị và bóc lột thuộc địa → nước Anh được mệnh danh là “CNĐQ thực dân”.
2/ Pháp.
- CNĐQ Pháp phát triển với sự ra đời các công ty độc quyền và vai trò chi phối của ngân hàng.
- Nước Pháp tồn tại nền Cộng hoà III với chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản. 
 II. Làm bài tập lịch sử. ( dùng cho một nhóm HS khá giỏi lớp 8A)
 BT 2, 3 ( Trong sách BT lịch sử tr 24,25).
 4/ Củng cố.
 Trình bày đôi nét về tình hình phát triển của các nước ĐQCN Anh, Pháp.
 5/ Dặn dò.
 Học bài, xem phần tiếp theo.
IV/ Rút kinh nghiệm. 
Tân Thạnh, ngày 16 tháng 9 năm 2013
Ký duyệt của Hiệu trưởng
Phạm Văn Ngọ
Tuần: 6
Ngày soạn: 20/09/2013 
Tiết 11 – Bài 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI TKXIX – ĐẦU TKXX (tt)
I/ Mục tiêu. 
 1. Kiến thức:
 - Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Anh, Pháp.
 - Những điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc.
 2. Kĩ năng:
 - Trình bày được những chuyển biến quan trọng của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
 - Kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu đặc điểm và vị trí lịch sử cuat chủ nghĩa đế quốc.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục tích hợp môi trường qua sự phát triển và xâm lược của các nước đế quốc.
II/ Chuẩn bị.
- GV: H32, lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu TKXX.
- HS: soạn bài, học bài.
III/ Tiến trình dạy - học.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ.
 Trình bày đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Đức?
 3/ Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
? Em có nhận xét gì về nền kinh tế Đức cuối XIX đầu XX?
? Công nghiệp phát triển nhanh chóng đưa đến sự phát triển của CNĐQ Đức có gì khác Anh, Pháp?
? Vì sao công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt như vậy?
? Nét nổi bật về tình hình chính trị Đức?
? Cho biết tình hình phát triển kinh tế Mĩ cuối TKXIX đầu TKXX? Sự phát triển của các nước có giống nhau không?
? Vì sao kinh tế mĩ phát triển vượt bậc?
? Các công ty độc quyền Mĩ được hình thành trên cơ sở nào? Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các ông vua công nghiệp?
? Tình hình chính trị Mĩ có gì giống và khác Anh? Liên hệ chính trị mĩ hiện nay?
GV: cho một nhóm HS khá giỏi lớp 8A làm BT lịch sử.
- Kinh tế Đức phát triển nhanh chóng đặc biệt là công nghiệp.
- Ở Đức xuất hiện các tổ chức độc quyền lớn, các Xanh-đi-ca điển hình là Xanh-đi-ca than đá Rainơ-Vexphales
- Nước Đức hoàn thành cách mạng tư sản, thống nhất thị trường dân tộc; được Pháp bồi thường chiến phí, tài nguyên dồi dào; áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật,
- Kinh tế Mĩ phát triển mạnh nhất, đặc biệt là công nghiệp vươn lên hàng đầu thế giới. Kinh tế các nước phát triển không đồng đều.
- Tài nguyên phong phú, thị trường được mở rộng, ứng dụng khoa học kĩ thuật
- Kinh tế công nghiệp phát triển vượt bậc → hình thành các tổ chức độc quyền các ông vua công nghiệp lớn.
- Chính trị tồn tại chế độ cộng hoà quyền lực tập trung trong tay tổng thống, do 2 đảng Cộng hoà và Dân chủ cầm quyền thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ giai cấp tư sản.
HS làm BT theo yêu cầu của GV.
 3/ Đức.
- Cuối XIX đầu XX công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt → hình thành các tổ chức độc quyền tạo điều kiện cho Đức chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
- Nhà nước liên bang do quý tộc liên minh với tư bản độc quyền thực hiện các chính sách phản động và hiếu chiến → CNĐQ Đức là CNĐQ quân phiệt, hiếu chiến.
4. Mĩ.
- Sản xuất công ngiệp phát triển vượt bậc → hình thành các tổ chức độc quyền.
- chính trị tồn tại chế độ cộng hoà, với 2 đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau cầm quyền.
II/ Chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc. 
 (Không dạy)
III. Làm bài tập lịch sử. ( dùng cho một nhóm HS khá giỏi lớp 8A)
BT 5, 6 ( Trong sách BT lịch sử tr 26).
 4/ Củng cố.
 ? Tình hình nền kinh tế Đức cuối XIX đầu XX.
 ? Tình hình chính trị Mĩ có gì giống và khác Anh? Liên hệ chính trị mĩ hiện nay?
 5/ Dặn dò.
Học thuộc về tình hình kinh tế Đức cuối XIX đầu XX và tình hình chính trị Mĩ có gì giống và khác Anh? Liên hệ chính trị mĩ hiện nay.
Xem trước bài 7.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 20/09/2013 	
Ngày dạy: 
Tiết 12 – Bài 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ 
 CUỐI TKXIX – ĐẦU TKXX
I/ Mục tiêu. 
 1. Kiến thức:
 - Biết được một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX và sự ra đời của Quốc tế thứ hai.
 - Công lao, vai trò to lớn của Ăng-ghen và Lê-nin đối với phong trào.
 - Ý nghĩa và ảnh hưởng của cách mạng Nga 1905-1907.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng so sánh sự kiện lịch sử cho HS.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục tư tưởng cách mạng cho HS.
II/ Chuẩn bị.
- GV: lược đồ phong trào đấu tranh của công đầu thế kỉ XX, tư liệu liên quan bài học.
- HS: soạn và học bài.
III/ Tiến trình dạy - học.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ.
 ? Tình hình nền kinh tế Đức cuối XIX đầu XX.
 ? Tình hình chính trị Mĩ có gì giống và khác Anh? Liên hệ chính trị mĩ hiện nay?
 3/ Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV: hướng dẫn HS đọc thêm.
- Yêu cầu HS đọc kênh chữ.
? Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cuối XIX?
? Vì sao phong trào công nhân vẫn phát triển mạnh.
? Kết quả to lớn nhất mà phong trào công nhân cuối XIX đạt được là gì? 
? Vì sao ngày 1/5 trở thành ngày Quốc tế Lao động?
? Những yêu cầu nào đòi hỏi phải thành lập tổ chức Quốc tế mới?
? Quốc tế thứ hai được thành lập và có những hoạt động như thế nào?
? Ăng-ghen đóng góp công lao và vai trò gì cho sự thành lập của Quốc tế thứ hai?
? Sự thành lập Quốc tế thứ hai có ý nghĩa gì?
? Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?
? Em có hiểu biết gì về Lê-nin?
? Lê-nin có vai trò như thế nào đối với sự ra đời của Đảng dân chủ xã hội Nga?
? Tại sao nói Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới?
- Đọc phần 1 SGK. 
- Số lượng phong trào nhiều hơn, quy mô, phạm vi cuộc đấu tranh lan rộng ở nhiều nước; chống tư sản quyết liệt.
- Số lượng, chất lượng, ý thức giác ngộ giai cấp công nhân tăng nhanh cùng sự phát triển của nền công nghiệp TBCN; Mác, Ăng-ghen với uy tín lớn tiếp tục lãnh đạo phong trào; học thuyết Mác đã giành thắng lợi trong phong trào công nhân.
- 1/5/1886 công nhân Mĩ ở Si-ca-gô đấu tranh thắng lợi buộc CNTB thự hiện ngày làm 8 giờ → chứng tỏ sự đoàn kết của công nhân đã tạo sức mạnh giành thắng lợi.
- Sự phát triển của phong trào công nhân cuối XIX → nhiều tổ chức, chính đảng của giai cấp công nhân ra đời đòi hỏi phải thống nhất lực lượng trong tổ chức quốc tế; quốc tế thứ nhất đã hoàn thành nhiệm và đã giải tán → yêu cầu cần thiết phải thành lập 1 tổ chức quốc tế mới để thống nhất lực lượng và lãnh đạo phong trào vô sản quốc tế.
- Hoạt động của Quốc tế thứ hai được chia làm 2 giai đoạn (SGK).
- Chuẩn bị chu đáo cho đại hội thành lập Quốc tế thứ hai 1889 tại Pa-ri; đấu tranh kiên quyết với các tư tưởng cơ hội, thoả hiệp ủng hộ GCTS trong nội bộ quốc tế; thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển.
- 
- Khuynh hướng cơ hội trong quốc tế thắng thế, nội bộ bị phân hoá, tan rã, các Nghị quyết của Quốc tế không còn hiệu lực.. 1914 chiến tranh thế thứ nhất bùng nổ → Quốc tế thứ hai tan rã.
- Sinh 4/1870 trong gia đình nhà giáo tiến bộ. Thông minh, sớm tham gia phong trào cách mạng...
- Hợp nhất các tổ chức Mác-xít thành hội liên hiệp đấu tranh giải phóng công nhân, mầm mống của chính đảng vô sản Nga; 7/1903 tại đại hội lần 2 của đảng công dân xã hội dân chủ Nga ở Luân Đôn, đã đấu tranh kiên quyết chống phái cơ hội Men-sê-vích → Đảng công nhân xã hội dân chủ nga thành lập.
- Khác với các đảng trong Quốc tế thứ hai, đấu tranh triệt để vì quyền lợi của giai cấp công nhân, mang tính giai cấp, tính chiến đấu triệt để; chống chủ nghĩa cơ hội, tuân theo nguyên lí của chủ nghĩa Mác; đảng dựa vào quần chúng nhân dân, lãnh đạo quần chúng làm cách mạng.
I/ Phong trào công nhân quốc tế cuối TKXIX. Quốc tế thứ hai.( Đọc thêm)
 1/ Phong trào công nhân quốc tế cuối TKXIX.
- Phong trào công nhân cuối TKXIX phát triển rộng rãi ở các nước Anh, Pháp, Mĩđấu tranh quyết liệt chống giai cấp tư sản.
- Sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân.
 2.Quốc tế thứ hai ( 1889 – 1914).
- 14/7/1889, Quốc tế thứ hai được thành lập ở Pa-ri.
- Ý nghĩa:
 + Khôi phục tổ chức quốc tế của phong trào công nhân, tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa Mác.
+ Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế đấu tranh hợp pháp đòi cải thiện đời sống, tiền lương, ngày lao động.
II/ Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905 – 1907.
 1. Lê-nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga. 
- 1903 Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga thành lập tại Luân Đôn.
- Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
 4/ Củng cố.
 ? Sự thành lập Quốc tế thứ hai có ý nghĩa gì?
 ? Lê-nin có vai trò như thế nào đối với sự ra đời của Đảng dân chủ xã hội Nga?
 ? Tại sao nói Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới?
 5/ Dặn dò.
 - Về nhà học thuộc lòng phần II.1.
 - Xem trước phần tiếp theo.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Tân Thạnh, ngày 23 tháng 9 năm 2013
Duyệt của Hiệu trưởng
Phạm Văn Ngọ

File đính kèm:

  • docGA su 8 tuan 1-6.doc
Bài giảng liên quan