Bài giảng Lịch sử Khối 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn (Bản chuẩn kĩ năng)

1. Xã hội Đàng Trong nửa sau

Thế kỉ XVIII.

2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.

* Lãnh đạo: Năm 1771,Ba anh em họ Nguyễn ở Tây Sơn (Bình Định) lãnh đạo nhân dân dựng cờ khởi nghĩa.

* Căn cứ: Giai đoạn đầu lấy Tây Sơn thượng đạo(Vùng đồi núi An Khê – Gia Lai) làm căn cứ chính. Sau đó khi lực lượng lớn mạnh mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo (đồng bằng).

* Lực lượng: Nông dân, người nghèo và đồng bào các dân tộc thiểu số.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử Khối 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn (Bản chuẩn kĩ năng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bảng tóm tắt các cuộc khởi nghĩa nông dân điển hình thế kỉ XVIII 
Thế kỉ thứ XVIII 
Tên cuộc khởi nghĩa 
Tầng lớp lãnh đạo 
Phạm vi hoạt động 
Nguyễn Dương Hưng (1737) 
Lê Duy Mật 
(1737- 1770) 
Nông dân 
Sơn Tây 
Dòng dõi nhà Lê . 
Thanh Hóa – Hưng Hóa – Sơn Tây – Ninh Bình – Thái Nguyên – Nghệ An – Trấn Ninh ( Lào ). 
Tây Sơn 
 ( Nguyễn Nhạc , Nguyễn Huệ , Nguyễn Lữ ) 
Nông dân 
Sơn Nam – Hưng Hóa – Thanh Hóa . 
Nguyễn Danh Phương 
 (1740 -1751) 
Trí thức,nho sĩ 
Sơn Tây – Thái Nguyên – Tuyên Quang – Vĩnh Phúc – Bắc Giang . 
Nguyễn Hữu Cầu 
 (1741 -1751) 
Nông dân 
Kiến An - Hải Phòng – Quảng Yên - 
Sơn Nam – Nghệ An. 
Hoàng Công Chất (1739 – 1769) 
BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN 
I – KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN 
MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
	1. Nắm được tình hình Chính trị - Xã hội của Đàng Trong giai đoạn nửa sau thế kỉ XVIII. 
	2. Học sinh hiểu được những nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ ở Đàng Trong giai đoạn nửa sau thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XIX. 
	3. Học sinh nắm được những nội dung cơ bản của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ( Thành phần lãnh đạo ; Căn cứ ; Lực lượng tham gia ; Khẩu hiệu )	 
 I – KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN  
Xã hội Đàng Trong nửa sau 
Thế kỉ XVIII. 
Tình hình xã hội : 
Chính quyền phong kiến Đàng 
Trong suy yếu , mục nát . 
Đời sống người dân ngày càng 
 cơ cực , đói khổ  
 Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội 
Đàng Trong ngày càng gay gắt 
điều này đã dẫn đến hàng loạt các cuộc Khởi nghĩa đã nổ ra . 
 Để nắm được tình hình Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII, một em hãy đọc SGK mục 1 ( Trang 119 – 120). 
Em hãy cho biết tình hình của chính quyền họ Nguyễn và đời sống của nguời dân ở Đàng Trong vào nửa sau thế kỉ XVIII như thế nào ? 
 I – KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN 
 1.Xã hội Đàng Trong nửa sau Thế kỉ XVIII. 
 Tình hình xã hội : 
 Khởi nghĩa của chàng Lía : 
Xuất thân trong một gia đình nghèo khó . 
Bất bình trước cảnh quan lại hà hiếp , bóc lột nhân dân . 
Căn cứ tại Truông Mây ( Bình Định ). 
Chủ trương:”Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo ”, được nhân dân hết lòng ủng hộ . 
 Một em hãy đọc SGK mục 1 ( Trang 119-120) đoạn trích nói về cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía và Trả lời câu hỏi : Xuất thân của người lãnh đạo , Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa , Căn cứ , Chủ trương của cuộc khởi nghĩa , Kết quả ? 
- Nhà Nguyễn đã huy động một lực lượng lớn đàn áp cuộc khởi nghĩa làm cho cuộc khởi nghĩa thất bại . 
I – KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN 
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau 
Thế kỉ XVIII. 
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ . 
* Lãnh đạo : Năm 1771,Ba anh em họ Nguyễn ở Tây Sơn ( Bình Định ) lãnh đạo nhân dân dựng cờ khởi nghĩa . 
* Căn cứ : Giai đoạn đầu lấy Tây Sơn thượng đạo(Vùng đồi núi An Khê – Gia Lai) làm căn cứ chính . Sau đó khi lực lượng lớn mạnh mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo ( đồng bằng ). 
* Lực lượng : Nông dân , người nghèo và đồng bào các dân tộc thiểu số . 
Một em hãy đọc SGK mục 2 ( Trang 121-122) Trả lời câu hỏi : Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa , Nguyên nhân bùng nổ , Căn cứ khởi nghĩa , Khẩu hiệu , Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn ? 
Qua tìm hiểu SGK em biết những gì về những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ? 
Qua tìm hiểu SGK và thông qua lược đồ căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn , em hãy cho biết tại sao trong giai đoạn đầu lại chọn vùng đồi núi Tây Sơn thượng đạo làm căn cứ chính ? 
* Khẩu hiệu : “ Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng tôn Phúc Dương ” và “ Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo ”do đó lấy được lòng dân chúng tin theo . 
 I – KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN 
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau 
Thế kỉ XVIII. 
A. Tình hình xã hội : 
Những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu , mục nát ? 
- Chính quyền phong kiến Đàng 
Trong suy yếu , mục nát . 
 + Việc mua bán chức tước phổ biến . 
+ Quan lại , hào cường kết thành bè cánh , đàn áp , bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa đọa . 
 + Ở triều đình , Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành , tự xưng “ quốc phó ”, khét tiếng tham nhũng . 
 Từ giữa thế kỷ XVIII các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong ăn chơi xa hoa , trụy lạc . Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn thì : ở Phú Xuân ( Huế ) “ cung điện cao nguy nga rực rỡ ”. Dinh thự quý tộc “ la liệt hai bên bờ thượng lưu sông Phú Xuân và con sông nhỏ ở Phủ Cam”. Trong những lâu đài dinh thự cực kỳ tráng lệ đó , tầng lớp thống trị đua nhau ăn chơi trụy lạc , yến tiệc , ca hát liên miên . 
Một góc kinh thành Phú Xuân 
Cảnh Yến Tiệc trên sông Hương 
Ảnh minh họa Trương Phúc Loan 
 Tiêu biểu cho cuộc sống xa hoa , vô độ của quý tộc Đàng Trong là Trương Phúc Loan. Thời chúa Nguyễn Phúc Thuần , Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành tự xưng là " Quốc phó " xây dựng vây cánh và ám hại những người chống đối . Một mình Trương Phúc Loan hàng năm thu lợi bốn , năm vạn quan tiền . Trong nhà Trương Phúc Loan " vàng bạc , châu báu , gấm vóc chứa đầy , nô bộc , trâu ngựa không biết bao nhiêu mà kể . Mỗi lần bị nước lụt , Loan đem vàng bạc bày lên chiếu mây để phơi nắng " Sáng chói cả một góc sân ". Hàng ngày Loan cho người ra chợ mua thực phẩm , vừa mua , vừa cướp " làm huyên náo cả chợ ". 
  Mặc dù thông tin cụ thể chưa xác định được, song có giả thiết cho rằng chàng Lía vốn tên thật là Võ Văn Doan . Căn cứ khởi nghĩa của chàng Lía là Truông Mây, ngày nay thuộc địa phận xóm Ba, thôn Phú Thuận, xã Ân Đức, huyện Hoài Ân , tỉnh Bình Định , cách huyện lỵ khoảng 3km. Lía xuất thân từ một gia đình nghèo khổ. Vì bất bình cảnh quan lại hà hiếp và bóc lột người dân, Lía đã phất cờ khởi nghĩa và nhận được sự giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình của nhiều nông dân nghèo. 
 I – KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN 
Khái quát tiểu sử của ba anh em họ Nguyễn – Tây Sơn : 
I – KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN 
Tranh minh họa ba anh em họ Nguyễn - Tây Sơn 
 Giữa TK XVII, Ông tổ 4 đời của 3 anh em Nguyễn Nhạc , Nguyễn Lữ , Nguyễn Huệ vốn người họ Hồ ở làng Thái Lão – Hưng Nguyên – Nghệ An. Bị quân Nguyễn bắt vào Đàng Trong khai hoang và lập ra ấp Tây Sơn . Vì thế 3 anh em Nguyễn Nhạc , Nguyễn Lữ , Nguyễn Huệ còn được gọi là Tây Sơn Tam Kiệt . 
 Nguyễn Nhạc còn được gọi là Ông Biện Nhạc hoặc Ông Ba Trầu ; Nguyễn Huệ còn gọi là chú Ba Thơm hay chú Bình , Nguyễn Lữ gọi là Thầy Tư Lữ ;. Cả 3 anh em thuở nhỏ theo học ông giáo Hiến ( Một nho sĩ bất mãn với chế độ thối nát đương thời ). Do đó Ba ông đã nảy sinh thái độ căm phẫn chính quyền nhà Nguyễn từ rất sớm . 
 Lớn lên gặp lúc Quốc Phó Trương Phúc Loan chuyên quyền , nhân dân lầm than cực khổ . Do cùng là nạn nhân của chế độ thống trị hà khắc , ba anh em nhà Tây Sơn căm thù sâu sắc chính quyền họ Nguyễn và đồng thời các ông cũng nắm một chức quan nhỏ trong việc thu thuế do đó các ông hiểu rõ đời sống cơ cực , điêu đứng của người dân,và cũng hiểu rõ nguyện vọng của họ nhất là nông dân cùng với các tầng lớp khác trong xã hội là muốn lật đổ chính quyền họ Nguyễn , thống nhất hai Đàng , ổn định đời sống . Nên ba ông đã quyết định dựng cờ khởi nghĩa ( năm 1771) tại đất Tây Sơn – Bình Định . 
 TỈNH GIA LAI 
Tây Sơn thượng đạo 
Đèo An Khê 
Tây Sơn hạ đạo 
 TỈNH BÌNH ĐỊNH 
 S. Côn 
S. Côn 
Lược đồ : Căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn 
I – KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN 
I – KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN 
Phục dựng hình ảnh Lực lượng nghĩa binh Tây Sơn 
I – KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN 
Qua tìm hiểu SGK và thông qua lược đồ căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn , em hãy cho biết tại sao trong giai đoạn đầu lại chọn vùng đồi núi Tây Sơn thượng đạo làm căn cứ chính ? 
 Trong giai đoạn đầu nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn chọn vùng đồi núi Tây Sơn thượng đạo làm căn cứ chính là do lúc này lực lượng của cuộc khởi nghĩa còn nhỏ bé chưa đủ sức đối đầu trực diện với triều đình phong kiến nhà Nguyễn , cùng với đó việc xây dựng căn cứ tại đây có điều kiện phóng ngự tốt , kiên cố , thêm vào đó là sự giúp đỡ của đồng bào các dân tộc thiểu số do Nguyễn Nhạc lấy con gái của một tù trưởng người BaNa và những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa có quan hệ tốt với người Chăm . Sau này khi lực lượng lớn mạnh đủ sức đối đầu trực diện với nhà Nguyễn nghĩa quân đã chuyển xuống vùng Đồng bằng Tây Sơn hạ đạo . 
Bảng tóm tắt các cuộc khởi nghĩa Nông Dân điển hình thế kỉ XVIII 
Thế kỉ thứ XVIII 
Tên cuộc khởi nghĩa 
Tầng lớp lãnh đạo 
Phạm vi hoạt động 
Nguyễn Dương Hưng (1737) 
Lê Duy Mật 
(1737- 1770) 
Nông dân 
Sơn Tây 
Dòng dõi nhà Lê . 
Thanh Hóa – Hưng Hóa – Sơn Tây – Ninh Bình – Thái Nguyên – Nghệ An – Trấn Ninh ( Lào ). 
Tây Sơn ( Nguyễn Nhạc , Nguyễn Huệ , Nguyễn Lữ ) 
(1771 – 1802) 
Nông dân 
Sơn Nam – Hưng Hóa – Thanh Hóa . 
Nguyễn Danh Phương 
 (1740 -1751) 
Trí thức,nho sĩ 
Sơn Tây – Thái Nguyên – Tuyên Quang – Vĩnh Phúc – Bắc Giang . 
Nguyễn Hữu Cầu 
 (1741 -1751) 
Nông dân 
Kiến An - Hải Phòng – Quảng Yên - 
Sơn Nam – Nghệ An. 
Hoàng Công Chất (1739 – 1769) 
Nông dân – Quan nhỏ 
Từ Quy Nhơn ( Bình Định ) phát triển rộng ra Nam Hà và Bắc Hà , tới Thăng Long, Hà Tiên . 
 DÆn dß 
 Học thuộc bài cũ . 
 Đọc và tìm hiểu phần II: “ Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm ”. 
 Sưu tầm các tư liệu ca dao , thơ , truyện nói về cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn . 
TIẾT HỌC KẾT THÚC 
XIN CHAÂN THAØNH CAÙM ÔN QUYÙ THAÀY COÂ VAØ CAÙC EM HOÏC SINH 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_khoi_7_bai_25_phong_trao_tay_son_ban_chuan.ppt
Bài giảng liên quan