Bài giảng Lịch sử Khối 8 - Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Lê Chí Tuất
Nguyên nhân sâu xa.
Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)bùng
nổ tháng10/1929 bắt đầu từ Mĩ rồi lan sang thế
giới tư bản đã làm cho mâu thuẫn các nước thêm
sâu sắc.
Để thoát khỏi khủng hoảng Anh , Pháp, Mĩ muốn
giữ nguyên trạng thế giới nên tiến hành cải cách
kinh tế-xã hội. Đức, Italia, Nhật Bản phát xít hóa
chính quyền, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế
giới.
Anh, Pháp càng nhượng bộ thì Đức, Italia càng lấn tới, nhất là Đức đòi cắt vùng đất Xuy đét ra khỏi Tiệp Khắc.
29/9/1938 Anh, Pháp bỏ rơi Tiệp Khắc để kí với Đức hiệp ước ‘’Muynich’’ giao vùng đất Xuy đét của Tiệp Khắc cho Đức, đổi lấy việc Hít – le hứa tấn công Liên Xô.
Khối Anh – Pháp – Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp,
nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến
tranh về phía Liên Xô => Đức, Italia càng lấn tới.
Hít – le thấy chưa đủ sức đánh ngay Liên Xô nên quyết
định tấn công các nước châu Âu trước.
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_khoi_8_bai_21_chien_tranh_the_gioi_thu_hai.ppt