Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Tiết 11, Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Đỗ Thị Ngọc Hương

Công cuộc dẹp “Loạn 12 sứ quân” và tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh

- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con; cử các tướng thân cận nắm giữ những chức vụ chủ chốt; xây dựng cung điện, đúc tiền tiêu dùng trong nước; những kẻ phạm tội nghiêm khắc trừng phạt

Sai sứ sang giao hảo với nhà Tống

Nhằm ổn định đời sống xã hội làm cơ sở để xây dựng và phát triển đất nước vững mạnh.

Ngô Quyền đã đánh bại được quân Nam Hán xâm lược và đặt nền móng xây dựng đất nước chủ quyền độc lập và tự chủ

Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp được loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước hoàn thành được nguyện vọng của nhân dân bấy giờ. Ông đã tiến thêm 1 bước trong việc xây dựng chủ quyền độc lập, tự chủ và khẳng định chủ quyền quốc gia.Chủ động giao hảo với nhà Tống

 

pptx19 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Tiết 11, Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Đỗ Thị Ngọc Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 CHÀO MỪNG QUÝ THẦY, CÔ ĐẾN DỰ GIỜ THAO GIẢNG  Môn : Lịch sử 7 GV: Đỗ Thị Ngọc H ương  
Phần hai : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX  
Chương I : BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ – ĐINH- TIỀN LÊ (Thế kỉ X) 
TIẾT 11 : 
Bài 8 : NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP 
1/ Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (Thế kỉ X) 
a. Những nét lớn về mặt chính trị của buổi đầu độc lập thời Ngô 
+ Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô 
Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 thắng lợi. Ngô Quyền làm gì về mặt tổ chức nhà nước để khẳng định nền độc lập nước ta? 
+ Xây dựng chính quyền 
? Việc xây dựng chính quyền được thể hiện như thế nào? 
. Trung ương: Vua đứng đầu quyết định mọi việc từ chính trị, ngoại giao, quân sự; đặt ra các chức quan văn võ; quy định các lễ nghi, và màu sắc trang phục của quan lại các cấp trong triều. 
. Địa phương: Cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng: Đinh công Trứ làm thứ sử châu Hoan (Nghệ An, Hà Tỉnh), Kiều Công Hãn là thứ sử châu Phong (Phú Thọ) 
- Tổ chức nhà nước 
Vì h ọ Khúc mới giành được quyền tự chủ trên danh nghĩa vẫn phụ thuộc vào nhà Đường do đó Ông quyết tâm xây dựng 1 quốc gia độc lập, tự chủ 
? Tại sao Ngô Quyền lại bãi bỏ bộ máy cai trị cũ của họ Khúc để thiết lập triều đình mới? 
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 
VUA 
QUAN VÕ 
QUAN VĂN 
THỨ SỬ (Cấp Châu) 
? Dựa vào việc xây dựng chính quyền của nhà Ngô. Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước . 
? Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước? 
Là nhà nước độc lập, tự chủ. Tổ chức nhà nước còn đơn giản nhưng có cả triều đình ở trung ương và địa phương 
LƯỢC ĐỒ: THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ 
CỔ LOA 
LĂNG NGÔ QUYỀN (Ba vì – Hà Tây (Hà Nội)) 
 Đinh Bộ Lĩnh là con trai của Đinh Công Trứ người động Hoa Lư (Ninh Bình). Ông cùng trẻ nhỏ trong vùng chăn trâu, chơi trò tập trận, khiêng kiệu lấy bông lau làm cờ và là người có tài 
* Công cuộc dẹp “Loạn 12 sứ quân” và tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh 
? Đinh Bộ Lĩnh là ai? Ông là người như thế nào? 
Tranh: Lúc nhỏ Đinh Bộ Lĩnh chơi trò đánh trận cờ lau 
? Trước hoàn cảnh đất nước xảy ra loạn 12 sứ quân và mưu đồ xâm lược của nhà T ống. Ông có những hoạt động gì để chấm dứt tình trang cát cứ? 
Được sự ủng hộ của nhân dân. Ông đem quân đi đánh dẹp các sứ quân 
? Công cuộc dẹp loạn diễn ra như thế nào? Kết quả? 
Kết quả: + Cuối 967 đất nước thống nhất. 
 + Ông được tôn là Vạn thắng Vương 
Ông liên kết, chiêu dụ và đem quân tiến đánh các sứ quân khác. 
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế (hiệu là Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước việt lớn), đóng đô ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) 
? Sau khi đất nước thống nhất ông tiếp tục làm gì để xây dựng đất nước? 
? Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm nơi đóng đô? 
* Công cuộc dẹp “Loạn 12 sứ quân” và tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh 
 Là quê hương của ông, đất hẹp đồi núi xung quanh, từng là căn cứ để khởi binh và thuận lợi cho việc phòng thủ 
Ảnh: TOÀN CẢNH CỐ ĐÔ HOA LƯ (Ninh Bình) 
? Việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế và đặt tên nước là Đại Cồ Việt có ý nghĩa như thế nào? 
 Muốn chứng tỏ Vua nước Đại Cồ Việt không thua kém gì vua Tống ở Trung Quốc. Còn việc đặt tên nước nhằm khẳng định nước ta là nước hoàn toàn độc lập có tên nước riêng và nhấn mạnh đây là nước của người việt 
? Còn việc nhà Đinh không dùng niên hiệu của Hoàng Đế T rung Quốc nói lên điều gì? 
Ông muốn khẳng định nền độc lập ngang hàng với Trung Quốc chứ không phụ thuộc vào Trung Quốc 
LƯỢC ĐỒ: THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ 
- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con; cử các tướng thân cận nắm giữ những chức vụ chủ chốt; xây dựng cung điện, đúc tiền tiêu dùng trong nước; những kẻ phạm tội nghiêm khắc trừng phạt  
- Sai sứ sang giao hảo với nhà Tống 
? Để củng cố đất nước. Nhà Đinh tiếp tục có những việc làm gì? 
? Về đối ngoại nhà Đinh có việc làm gì? 
? Tất cả những việc làm trên có ý nghĩa như thế nào? 
 Nhằm ổn định đời sống xã hội làm cơ sở để xây dựng và phát triển đất nước vững mạnh. 
* Công cuộc dẹp “Loạn 12 sứ quân” và tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh 
- 
 Ngô Quyền đã đánh bại được quân Nam Hán xâm lược và đặt nền móng xây dựng đất nước chủ quyền độc lập và tự chủ 
? Hãy nêu công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh trong buổi đầu độc lập? 
Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp được loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước hoàn thành được nguyện vọng của nhân dân bấy giờ. Ông đã tiến thêm 1 bước trong việc xây dựng chủ quyền độc lập, tự chủ và khẳng định chủ quyền quốc gia.Chủ động giao hảo với nhà Tống 
TƯỢNG CỦA VUA ĐINH 
Ảnh thờ: Vua ĐINH 
Đền thờ của Vua ĐINH (Ninh Bình) 
CỦNG CỐ 
1/ Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô. 
2/ BÀI TẬP : Hãy điền và chọn chữ đúng (Đ) hoặc chữ sai (S) vào đầu các câu sau: 
1.Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi Vua chọn Cổ Loa làm kinh đô. 
2. Thời Ngô, Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việcchính trị, ngoại giao, quân sự. 
3. Ngô Quyền là người dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. 
4. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế (hiệu là Đinh Tiên Hoàng). 
5. Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Cổ Loa. 
6. Đinh Tiên Hoàng cử các tướng thân cận như: Lê Hoàn, Đinh Điền. nắm giữ các chức vụ chủ chốt. 
7. Đinh Tiên Hoàng chủ động sai sứ sang giao hảo với nhà Tống. 
Đ 
Đ 
S 
S 
Đ 
Đ 
Đ 
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ 
- Học bài củ 
- Đọc trước bài mới và tập vẽ sơ độ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê. 

File đính kèm:

  • pptxBai_8_NUOC_TA_BUOI_DAU_DOC_LAP.pptx
Bài giảng liên quan