Bài giảng lịch sử môn cầu lông

I. Nguồn gốc của môn cầu lông.

 Cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi dân gian của một số dân tộc vùng Nam Á và Đông Nam Á vào khoảng cách đây 2000 năm.

 Theo các tài liệu của trung quốc thì môn cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi poona của Ấn Độ. Trò chơi này được phổ biến rộng rãi ở vùng poona và có tiền thân giống như môn cầu lông ngày nay. Khi chơi trò này người ta dùng bảng gỗ đánh vào một quả bóng được dệt bằng sợi nhung, ở trên có gắn lông vũ hai người đánh qua đánh lại cho nhau.

 

ppt146 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng lịch sử môn cầu lông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
thủ ở sơ đồ A mới thua một lần, bằng số lần thua của đội, đấu thủ ở sơ đồ B), trong trận này đội, đấu thủ ở sơ đồ nào thắng thì sẽ vô địch. Tổng số trận đấu trong phương pháp đấu loại 2 lần thua là: 	Y = (A x 2) – 2 Trong đó: Y là tổng số trận đấu. A là số đội tham gia giải Nếu tổng số đội, đấu thủ tham gia giải không đúng với một số là 2n (A # 2n), thì cách tính cũng giống nhưn đấu loại một lần thua. Ví dụ: Vạch sơ đồ thi đấu hai lần thua cho 8 đấu thủ: Thi đấu hỗn hợp Phương pháp thi đấu này tổng hợp cả hai phương pháp trên. Có thể giai đoạn đầu chia bảng thi đấu vòng tròn, giai đoạn sau đan chéo, hoặc giai đoạn đầu đấu trực tiếp, giai đoạn sau còn 4 đội (đấu thủ) đấu vòng tròn… Chú ý: Tổ chức theo điều lệ giải quy định. sơ đồ thi đấu hai lần thua cho 8 đấu thủ: MẪU BIÊN BẢN TRỌNG TÀI THI ĐẤU UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO Giải Loại Sân ngày Bắt đầu Chấm dứt Trọng tài chính Trọng tài giao cầu VĐV thắng Tỷ số Chữ ký của trọng tài chính C. CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI ĐẤU Ñeå ñaûm baûo toå chöùc moät giaûi ñaáu caàn caên cöù vaøo quy moâ vaø tính chaát cuûa giaûi ñeå coù söï chuaån bò cho phuø hôïp. Thoâng thöôøng toå chöùc moät giaûi thi ñaáu caàu loâng bao goàm : coâng taùc chuaån bò, tieán haønh thi ñaáu vaø toång keát ruùt kinh nghieäm a. Coâng taùc chuaån bò : Coâng taùc chuaån bò cho moät giaûi thi ñaáu caàu loâng laø raát quan troïng coù theå chia thaønh 2 giai ñoaïn goàm : * Giai ñoaïn 1 : Tröôùc khi thaønh laäp Ban toå chöùc giaûi caàn giaûi quyeát moät soá coâng vieäc sau : + Laäp keá hoaïch toå chöùc giaûi : Khi laäp keá hoaïch caàn caên cöù vaøo caùc cô sôû sau: - Chủ trương của cấp lãnh đạo tổ chức giải - Mục đích, ý nghĩa của giải. - Lực lượng, đối tượng tham dự giải. - Thời gian tổ chức giải. - Cơ sở vật chất phục vụ cho giải (Kinh phí, sân bãi dụng cụ, nơi đón tiếp các đoàn về tham gia, cơ cấu giải thưởng ….) + Dự kiến thành lập ban tổ chức giải bao gồm thành phần Ban tổ chức, phân công nhiệm vụ các thành viên. Sau khi đã lập xong kế hoạch và dự kiến thành lập Ban tổ chức giải cần gửi báo cáo lãnh đạo các cấp phê duyệt và tuyên bố tổ chức giải. * Giai đoạn 2 : - Từ khi thành lập Ban tổ chức giải đến khi khai mạc giải bao gồm : + Soạn thảo điều lệ giải và gửi ngay cho các đơn vị tham gia thi đấu. + Thành lập các tiểu ban của giải và phân công nhiệm vụ cụ thể : Tiểu ban tuyên truyền + bảo vệ, tiểu ban thi đấu và tiểu ban vật chất . + Tổ chức thông tin tuyên truyền về giải bằng nhiều hình thức khác nhau trong điều kiện cho phép như : Họp báo, tuyên truyền phát thanh, truyền hình, Báo chí, Quảng cáo, Bằng Pano, áp phích, biểu ngữ … + Chuẩn bị cơ sở vật chất cho giải như : Sân bãi dụng cụ sân, lưới, cầu, ánh sáng ….) biên bản thi đấu, huy chương, giải thưởng . + Chuẩn bị đón tiếp các đoàn về dự giải, lo chỗ ăn, nghỉ, phương tiện đi lại sao cho thuận tiện cho các thành viên Ban tổ chức giải và các HLV,VĐV thi đấu. + Tập huấn trọng tài : Thông qua các quy định của điều lệ giải. Thống nhất về luật và những điểm luật chưa nêu rõ ràng, phân công các tổ trọng tài (Trọng tài chính, trọng tài biên, … cho các tổ) + Họp lãnh đội thông qua danh sách đăng ký thi đấu lần cuối. Đồng thời phổ biến thống nhất các quy định của giải với các đoàn, kể cả luật lệ áp dụng 1 số điểm chưa rõ . Sau đó tiến hành bốc thăm và xếp lịch thi đấu cụ thể của giải. + Mời khách đến dự khai mạc và theo dõi thi đấu. + Kiểm tra lần cuối toàn bộ công tác chuẩn bị trước khi tiến hành khai mạc. b. Tiến hành thi đấu : - Trong quá trình thi đấu các thành viên Ban tổ chức giải, các tiểu ban sẽ thực hiện công việc đã phân công. Nếu có vấn đề gì ở từng bộ phận thì người phụ trách bộ phận đó chịu trách nhiệm giải quyết, các trường hợp không giải quyết được phải báo cho cấp trên để giải quyết kịp thời. c. Sau khi thi đấu : Từng bộ phận cần họp riêng để tổng kết rút kinh nghiệm, sau đó làm báo cáo gửi lên Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ căn cứ vào các báo cáo để tổng hợp, đánh giá tổng kết toàn ban và làm báo cáo gửi lên cấp trên . D. SOẠN THẢO ĐIỀU LỆ GIẢI 3.4.1. Soạn thảo điều lệ : a. Tầm quan trọng của điều lệ giải : Con người là chủ thể của mọi hoạt động, mặt khác mỗi hoạt động bất kỳ nào cũng cần phải tuân theo một nguyên tắc, trật tự. Nếu không sẽ không thể đạt được mục đích đã đề ra. Điều lệ tham gia giải rất quan trọng bởi lẽ: Nó là luật pháp của cuộc đấu, là cơ sở để tổ chức thi đấu. Ban tổ chức và mọi người tham gia sẽ dựa vào đó mà tiến hành. Do đó khi không có điều lệ giải chúng ta sẽ không thể tổ chức thi đấu một cách có khoa học, khách quan được, điều lệ giải là mẫu mực của cuộc thi, nó thể hiện tính tập trung dân chủ cao độ. Nó bao gồm những vận động viên với vận động viên, giữa vận động viên với ban tổ chức, giữa các đội với nhau v.v…. Điều lệ sẽ quy định mọi vấn đề có liên quan đến hình thức, nội dung và kết quả của cuộc thi. Do đó, khi soạn thảo điều lệ phải xuất phát từ thực tiễn, từ yêu cầu về chính trị và phù hợp với trình độ chuyên môn. b. Nội dung của điều lệ giải : Như trên đã phân tích về tầm quan trọng của điều lệ. Để đảm bảo đầy đủ các yếu tố của một giải đấu. Khi biên soạn điều lệ giải, chúng ta cần lưu ý phải đảm bảo nêu đầy đủ 7 vấn đề có tính chất nguyên tắc sau đây: Mục đích, ý nghĩa, tính chất của cuộc thi. Cơ quan lãnh đạo cuộc đấu. Điều kiện để tham gia thi đấu, nguyên tắc thủ tục đăng ký thi đấu. Thời gian, địa điểm, trình tự từ khi đăng ký thi đấu đến khi kết thúc giải. Biện pháp và nội dung tiến hành thi đấu : + Số môn thi đấu trong giải + Hình thức thi đấu. + Phương pháp xếp lịch thi đấu. + Nguyên tắc xếp hạng tính điểm. Chế độ áp dụng trong thi đấu : + Bồi dưỡng. + Khen thưởng, kỷ luật. + Phương pháp xác nhận thành tích. Luật lệ áp dụng và những điều kiện cần lưu ý khác. c. Tổ chức học tập điều lệ : Điều lệ biên soạn xong, nên gửi trước cho các cơ sở (tối thiểu là 3 tháng) để các cơ sở tiến hành chuẩn bị và để đảm bảo tối ưu kết quả cuộc thi. Huấn luyện viên và vận động viên các cơ sở phải tiến hành nghiên cứu và học tập điều lệ thấm nhuần và nắm vững thể lệ, nguyên tắc tạo điều kiện tham gia thi đấu tốt. d. Đăng ký danh sách đấu thủ : Mỗi địa phương và cơ sở tham gia giải cần phải gửi danh sách các đấu thủ về ban tổ chức đúng kỳ hạn để ban tổ chức dễ dàng làm việc và thực hiện được khoa học chương trình tổ chức thi đấu. e. Xếp loại đấu thủ :Cần phải sắp xếp cho phù hợp. Có thể phân hạng để đánh giá đúng thực chất trình độ của phong trào. f. Xếp hạng khu vực: Trong các cuộc thi đấu lớn ví dụ như tổ chức giải toàn quốc. Số đấu thủ tham gia đông. Nếu như cứ đưa tất cả số đấu thủ về tham dự thì số vận động viên sẽ tăng lên quá nhiều, tổ chức cồng kềnh và khó khăn hơn. Điều cần thiết là phải tổ chức gọn nhẹ, đánh giá được đúng đắn thực chất trình độ của phong trào. Do đó cần thiết phải chia ra các khu vực để thi đấu tuyển lựa những vận động viên xuất sắc của từng khu vực dồng thời đảm bảo chất lượng và số lượng nhất định ở trong vòng chung kết. Mặt khác tổ chức thi đấu ở các khu vực còn có tác dụng thúc đẩy phong trào địa phương phát triển. Khi phân chia khu vực cần quan tâm tới vấn đề lãnh thổ và trình độ vận động viên. g. Xếp lịch, rút thăm, chia bảng: Lịch thi đấu căn cứ vào điều lệ giải để sắp xếp. Khi sắp xếp lịch cần quy định trước về thời gian và địa điểm thi đấu của từng trận. Để từ đó các đội, các vận động viên mới có kế hoạch riêng để chuẩn bị cho thi đấu đạt kết quả tốt nhất. 3.5. Thành lập Ban tổ chức giải : Thi đấu ở cấp nào thì do cơ sở TDTT tương ứng ở cấp đó đứng ra tổ chức. Tùy theo quy mô và hình thứ thi đấu mà thành lập ban tổ chức cho phù hợp đối với đại hội lớn thông thường Ban tổ chức được cấu trúc như sau : 3.5.1 Cấu trúc thành phần ban tổ chức giải cầu lông : CƠ CẤU BAN TỔ CHỨC GIẢI 3.5.2 Quyền hạn - chức năng - nhiệm vụ của các bộ phận : 1. Trưởng ban tổ chức : Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung 2. Hai phó trưởng ban : Giúp việc cho trưởng ban - Một phó phụ trách tổ chức và vật chất : chịu trách nhiệm toàn bộ cơ sở vật chất, công tác tuyên truyền, bảo vệ phục vụ cho giải . - Một phó ban phụ trách về chuyên môn: Chịu trách nhiệm Quản lý điều hành mọi công tác chuyên môn phục vụ cho giải. 3. Các tiểu ban chuyên trách : Gồm 3 tiểu ban a/. Tiểu ban chuyên môn : Gồm 3 tổ chuyên trách : + Tổ thư ký : Phụ trách toàn bộ việc xắp xếp lịch, biên bản ghi nhận thành tích, xếp hạng … + Tổ trọng tài : Có nhiệm vụ tổ chức, điều hành, ghi kết quả thi đấu và giải quyết mọi vấn đề chuyên môn trong các trận đấu. + Tổ sân bãi, dụng cụ : Chịu trách nhiệm chuẩn bị mọi cơ sở vật chất để tổ chức thi đấu (Sân, lưới, cọc lưới, thước đo lưới …. Anh sáng1) lau chùi sân đấu sạch sẽ trong suốt quá trình diễn ra giải. b/. Tiểu ban tuyên truyền và bảo vệ : Gồm 2 tổ chuyên trách : + Tổ tuyên truyền : Có nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về giải ngay từ trước, trong và sau khi kết thúc giải, bao gồm các mặt : Quảng cáo, tuyên truyền + Tổ bảo vệ : Có nhiệm vụ bảo vệ công tác trật tự của giải. Bảo vệ an ninh, an toàn cho các đại biểu, khách mời tới dự giải và cho mọi thành viên các đoàn về tham dự giải. c/. Tiểu ban vật chất : Gồm 3 tổ chuyên trách: + Tổ hành chính : - Phụ trách chuẩn bị nghi lễ, đón tiếp khách mời, đại biểu, nước uống cho VĐV trong suốt quá trình diễn ra giải. + Tổ tài chính : Có nhiệm vụ lo chỗ ăn, nghỉ, phương tiện đi lại, phần thưởng….. + Tổ y tế : Có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho toàn thể các đoàn về dự giải . Đề phòng cấp cứu chấn thương tại các khu vực thi đấu. Kiểm tra thức ăn xem có đảm bảo vệ sinh để ngăn ngừa bệnh tật ảnh hưởng đến thành tích của VĐV nói riêng và phong trào nói chung. Trên đây là cơ cấu và sơ đồ Ban tổ chức một đại hội. Khi tiến hành thi đấu, mỗi tổ có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi và thực hiện phần việc riêng của mình. Ban tổ chức sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo chung. Nếu gặp các trường hợp khó giải quyết cần đưa ra từng tổ hoặc từng tiểu ban ban bạc thống nhất quyết định. Khi thấy không thỏa đáng . Nếu tiểu ban không giải quyết được thì báo cáo lên ban tổ chức để xin ya kiến giải quyết.Mỗi tổ có 1 đồng chí tổ trưởng phụ trách, chịu trách nhiệm chính trước ban tổ chức về mọi vấn đề chuyên môn của mình. 

File đính kèm:

  • pptBAI GIANG TOAN TAP CAU LONG.ppt
Bài giảng liên quan