Bài giảng Lịch sử, truyền thống của quân đội và công an nhân dân
1. Mục tiêu
- Giúp cho học sinh hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam;
- Từ truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang, rút ra những nét cơ bản của nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn;
- Tự hào với truyền thống vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam, từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và trách nhiệm trong học tập cũng như sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an.
2. Cấu trúc nội dung và phân bố thời gian
a) Nội dung: gồm 2 phần
- Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam
- Lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam
b) Nội dung trọng tâm: Truyền thống của quân đội và công an, trách nhiệm của thanh niên sẵn sàng tham gia vào quân đội, công an.
45, Hội nghị quân sự Bắc kỳ của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành Vệ quốc đoàn Quân đội quốc gia Việt Nam Việt Nam giải phóng quân Quân đội nhân dân Việt Nam Tổ chức ra quân đội công nông Tự vệ công nông S S Đ S §éi ViÖt Nam tuyªn truyÒn gi¶i phãng qu©n ®îc thµnh lËp ngµy 22- 12- 1944 t¹i x· Hoµng HoaTh¸m, huyÖn Nguyªn B×nh, tØnh Cao B»ng ← Cuéc t¸c chiÕn chiÕn lîc ®«ng xu©n 1953 - 1954 ← ← Đội VN TTGPQ 22-12-1944 có 34 chiến sĩ, chia thành 3 tiểu đội. Chống Pháp 1945-1954 Chiến dịch Việt Bắc–Thu Đông 1947, ta có 2 Tiểu đoàn của Bộ và 8 trung đoàn địa phương Chiến dịch Biên giới, ta có 1 Đại đoàn 308 (Quân tiên phong) và 2 trung đoàn 174, 209. Chiến dịch ĐBP ta có 5 Đại đoàn quân chủ lực Kháng chiến chống Mỹ 1954-1975 Trận Bình Giã ta có 2 Trung đoàn tham gia, thực hiện đánh điểm, diệt viện. Trận Plây-me trong chiến tranh cục bộ ta có 1 Sư đoàn tham gia, tiêu diệt gọn 1 Tiểu đoàn địch. Ta buộc địch phải đánh gần với ta. Chiến dịch Tây nguyên ta có 5 Sư đoàn tham gia. Chiến dịch HCM ta có 5 Quân đoàn và tương đương: Bđoàn QThắng (QĐ1), Bđoàn Hương Giang (QĐ2), Qđoàn Tây Nguyên (QĐ4), Qđoàn CLong (QĐ4), Đoàn 232 (tương đương QĐ). ← ← ← II.1.a) Thời kỳ hình thành Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, yêu cầu bảo vệ chính quyền cách mạng được đặc biệt coi trọng. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Công an được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1945, để cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng. Từ đó, ngày 19 tháng 8 trở thành ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. Ở Bắc Bộ đã thành lập “Sở Liêm phóng” và “Sở Cảnh sát”. Các tỉnh đều thành lập “Ty Liêm phóng” và “Ty Cảnh sát”. Các tổ chức tiền thân của lực lượng công an nhân dân cùng nhân dân tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đồng thời bảo vệ thành công Quốc khánh đầu tiên của nước ta. Giáo viên có thể nêu câu hỏi: Câu 1. Hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống Ngày 28/02/1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra quyết định sát nhập bộ phận ............................... vào Nha Công an Tình báo Quân đội Ty Công an Sở Liêm phóng Ty Cảnh sát Câu 2. Lực lượng công an nhân dân được thành lập vào ngày nào: Ngày 19 tháng 8 năm 1945 Ngày 09 tháng 9 năm 1945 Ngày 20 tháng 12 năm 1946 Ngày 25 tháng 12 năm 1946 ← Tình báo Quân đội Đ S S S II.1.b) Thời kỳ xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống TD Pháp và ĐQ Mỹ 45-75 Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) Giáo viên làm rõ lần lượt các nội dung nhưng rất khái quát Đầu năm 1947, Nha Công an Trung ương được chấn chỉnh về tổ chức gồm: Văn phòng, Ty Điệp báo, Ty Chính trị, bộ phận An toàn quân khu. Tháng 6 năm 1949, Nha Công an Trung ương tổ chức hội nghị Điều tra toàn quốc. Ngày 15 tháng 1 năm 1950, Hội nghị Công an toàn quốc xác định Công an nhân dân Việt Nam có 3 tính chất: “dân tộc, dân chủ, khoa học”. Ngày 28 tháng 2 năm 1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra quyết định sáp nhập bộ phận Tình báo Quân đội vào Nha Công an”. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Ban Công an tiền phương nằm trong Hội đồng cung cấp mặt trận. Nhiệm vụ của Ban là bảo vệ các lực lượng tham gia chiến dịch, bảo vệ dân công, bảo vệ giao thông vận tải, bảo vệ kho tàng và đường hành quân của bộ đội, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời kỳ này đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm như tấm gương hy sinh của Võ Thị Sáu, đội viên công an xung phong Đất Đỏ thuộc tỉnh Bà Rịa; trong phong trào phá tề, trừ gian có: Trần Việt Hùng đội trưởng trừ gian của công an Hải Dương. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ( 1954 – 1975) Giáo viên khái quát qua các giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1954-1960, CAND Việt Nam góp phần ổn định an ninh, phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giữ gìn và phát triển lực lượng ở miền Nam. Giai đoạn 1961 - 1965, CAND tăng cường xây dựng lực lượng, đẩy mạnh đấu tranh chống phản cách mạng và tội phạm khác, bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, góp phần đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Giai đoạn 1965-1968, CAND Việt Nam giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất và làm thất bại “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Giai đoạn 1969 - 1973, CAND Việt Nam giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ 2 trên miền Bắc và làm phá sản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam. Giai đoạn 1973 - 1975, CAND Việt Nam cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, lực lượng Công an đã phối hợp chiến đấu cùng Quân đội và nhân dân lập nhiều chiến công. Ban An ninh Trung ương Cục và Đặc khu Sài Gòn - Gia Định điều động nhiều cán bộ, chiến sĩ phối hợp với lực lượng quân sự và quần chúng tiến công và nổi dậy chiếm lĩnh các mục tiêu trọng yếu như: Dinh Độc Lập, Tổng Nha cảnh sát Nguỵ, Bộ Tổng Tham mưu Ngụy, Đài Phát thanh… Các chiến sĩ công an tham gia tích cực mở đường, kết hợp tiến công từ bên ngoài vào với sự nổi dậy từ bên trong, góp phần đập tan mọi sự phản kháng của bọn phản cách mạng, ngăn chặn và bắt giữ những đối tượng chạy trốn. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã có hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ tham gia, góp phần tích cực giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. ← II.1.c) Thời kỳ đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH từ 1975 đến nay Giáo viên giới thiệu 2 ý Đất nước hoà bình, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, trên trận tuyến mới, Công an nhân dân Việt Nam đã đổi mới tổ chức và hoạt động, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Trên 60 năm xây dựng và trưởng thành, Công an nhân dân Việt Nam đã được Nhà nước phong tặng đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và những phần thưởng cao quý khác. ← II.2.a) Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng Cũng như Quân đội nhân dân, Công an nhân dân chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng và trở thành công cụ bạo lực sắc bén của nhà nước trong việc chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, trung thành với mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kỳ. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Công an nhân dân theo nguyên tắc “tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt”. Tổ chức Đảng trong lực lượng Công an theo hệ thống dọc từ Trung ương đến cơ sở. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã xả thân vì sự nghiệp cách mạng, hy sinh quên mình và khi hoà bình lập lại, “máu vẫn đổ” trên đường phố, vùng xa xôi khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Truyền thống trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng trở thành niềm tự hào trong lực lượng Công an và trong lòng dân tộc. ← II.2.b) Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu Công an nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu đã lập bao chiến công hiển hách trong lịch sử xây dựng và chiến đấu của mình. Những chiến công bắt gián điệp, biệt kích đột nhập từ ngoài vào; những vụ khám phá phần tử phản động ở trong nước; những cuộc chiến đấu cam go, quyết liệt với kẻ cầm đầu gây rối trật tự, an ninh xã hội, được quần chúng nhân dân chỉ bảo, giúp đỡ, càng gắn bó máu thịt giữa công an và nhân dân. Các đội xây dựng cơ sở, các công an viên bám, nắm địa bàn, thực hiện cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân lấy sự bình yên cuộc sống làm mục tiêu phục vụ và lấy sự gắn bó phối hợp cùng nhân dân là điều kiện hoàn thành nhiệm vụ đã viết lên nét đẹp truyền thống “ vì nhân dân phục vụ, dựa nhân dân mà chiến đấu” của Công an nhân dân Việt Nam. ← II.2.c) Độc lập, tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học – công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ của Đảng, Công an nhân dân Việt Nam trong lịch sử của mình đã phát huy đầy đủ các nhân tố nội lực làm lên sức mạnh giành thắng lợi. Với tinh thần “người Việt Nam phải tự giải phóng lấy mình, tự cứu mình trước khi chờ cứu”, Công an nhân dân đã tích cực, chủ động khám phá nhiều vụ án, chủ động bám nắm địa bàn, chủ động phát hiện những dấu tích tội phạm…Phương tiện trong tay lực lượng Công an mặc dù chưa phải là hiện đại, thậm chí rất thô sơ nhưng đã biết tận dụng, vận dụng và sáng tạo trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất. ← II.2.d) Tận tuỵ trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu Kẻ thù chống phá cách mạng thường sử dụng trăm phương ngàn kế với những âm mưu thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt. Muốn đánh thắng chúng, các lực lượng công an phải luôn tận tụy với công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, kiên quyết và khôn khéo. Tận tuỵ trong công việc giúp Công an điều tra, xét hỏi, nắm bằng chứng được chính xác và chuẩn bị các cơ sở đúng đắn để bắt đúng kẻ phạm tội. ← II.2.e) Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng, thuỷ chung, nghĩa tình Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cộng sản quốc tế, bởi vậy mục tiêu chiến đấu của lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng Công an nói riêng phải góp phần hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả. Hợp tác quốc tế trong sáng, thuỷ chung, nghĩa tình là những phẩm chất không thể thiếu giúp Công an nhân dân Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ. Thể hiện tập trung nhất về sự hợp tác quốc tế là sự phối hợp công tác của công an 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cămpuchia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, và đế quốc Mỹ. Hiện nay lực lượng Interpol Việt Nam đã phối hợp với lực lượng Interpol quốc tế để điều tra, truy bắt những tên tội phạm quốc tế và những vụ án ma tuý lớn…càng tô thắm thêm truyền thống về quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng, thuỷ chung, nghĩa tình của Công an nhân dân Việt Nam. ←
File đính kèm:
- LS TRUYEN THONG QD-CA.ppt