Bài giảng Logic học

Chương 1 :LOGIC HỌC LÀ GÌ?

1. Định nghĩa

Thuật ngữ Lôgíc ( Logic: tiếng Anh; Logique: tiếng Pháp) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là Logos: lời nói, tư tưởng, lý tính, quy luật. . .

Ngày nay thuật ngữ Logic được hiểu:

- Tính quy luật trong sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng ( Logic khách quan)

- Tính quy luật trong tư tưởng, trong lập luận( Logic chủ quan)

- Khoa học nghiên cứu về tư duy nhận thức chân lý ( Logic học)

 

ppt316 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Logic học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
, bảo đảm cho luận đề được rút ra một cách tất yếu khách quan nhờ vào các lập luận lôgíc.Không thể chứng minh “Xuân học giỏi” bằng các luận cứ: “Xuân có bố là kĩ sư, mẹ là bác sĩ”; “Xuân có nhiều thơ in báo”.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL**. Các qui tắc đối với luận chứngQui tắc 1 : Luận chứng phải tuân theo các qui tắc, qui luật lôgíc.Kết luận không được rút ra một cách tất yếu từ tiền đề, tức là không chứng minh được luận đề.Ví dụ: “Ông Ba là người tốt, vì người tốt thì hay giúp người nghèo, mà ông Ba hay giúp người nghèo”, thì chứng minh này không có giá trị, vì luận đề “Ông Ba là người tốt” không có mối liên hệ logic với luận cứ (vi phạm quy tắc tam đoạn luận).*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*Qui tắc 2 : Luận chứng phải bảo đảm tính hệ thống.Các luận chứng phải được sắp xếp, tổ chức chặt chẽ, bảo đảm cho phép chứng minh có sức thuyết phục cao.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*Qui tắc 3 : Luận chứng phải bảo đảm tính nhất quán – phi mâu thuẫn.Nếu trong phép chứng minh có chứa những luận cứ mâu thuẫn với nhau trực tiếp hoặc gián tiếp, thì phép chứng minh ấy chứa mâu thuẫn lôgíc, không thuyết phục.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL**. Phân loại chứng minh.- Chứng minh trực tiếp.Chứng minh trực tiếp là chứng minh trong đó tính chân thực của các luận cứ trực tiếp dẫn tới tính chân thực của luận đề.Ví dụ :	Từ các luận cứ : - Tứ giác ABCD là một hình thoi.	- Hai đường chéo của nó : AC = BD. Ta khẳng định (chứng minh) được rằng tứ giác ABCD là hình vuông.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*- Chứng minh gián tiếp.Chứng minh gián tiếp là chứng minh trong đó tính chân thực của luận đề rút ra từ tính không chân thực của phản luận đề.Có 2 loại chứng minh gián tiếp là : Chứng minh phản chứng và chứng minh loại trừ (lựa chọn).*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*+ Chứng minh phản chứng :Chứng minh phản chứng là kiểu chứng minh trong đó ta xác lập tính không chân thực của phản đề và theo luật bài trung, ta rút ra tính chân thực của luận đề.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*+ Chứng minh loại trừ :Chứng minh loại trừ là kiểu chứng minh gián tiếp trong đó tính chân thực của luận đề được rút ra bằng cách xác lập tính không chân thực của tất cả các thành phần trong phán đoán lựa chọn.Sơ đồ của chứng minh loại trừ :P  Q  R  S Q   R   S 	P*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*4.2. Bác bỏ*. Định nghĩaBác bỏ là thao tác lôgíc dựa vào các luận cứ chân thực và các qui tắc, qui luật lôgíc để vạch ra tính chất giả dối của một luận đề nào đó.Bác bỏ là một kiểu chứng minh, nhưng không phải chứng minh cho tính đúng đắn, chân thực của luận đề mà chứng minh tính giả dối, sai lầm của luận đề.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL**. Các kiểu (hình thức) bác bỏ Nếu như chứng minh có 3 bộ phận : Luận đề, luận cứ và luận chứng thì bác bỏ cũng có 3 hình thức : Bác bỏ luận đề, bác bỏ luận cứ và bác bỏ luận chứng.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*- Bác bỏ luận đề	Bác bỏ luận đề có hai cách :Cách 1 :	 Bác bỏ luận đề thông qua việc vạch ra tính giả dối của hệ quả rút ra từ luận đề.Cách 2 : Bác bỏ luận đề thông qua chứng minh phản luận đề.Muốn bác bỏ luận đề, ta chỉ cần chứng minh cho tính đúng đắn của phản luận đề, do đó theo luật mâu thuẫn, luận đề phải sai.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*- Bác bỏ luận cứBác bỏ luận cứ là chỉ ra tính không chân thực, không đầy đủ của luận cứ, luận cứ không chân thực không đầy đủ thì luận đề không thể đứng vững, luận đề cũng bị bác bỏ.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*- Bác bỏ luận chứngBác bỏ luận chứng là vạch ra những sai lầm, vi phạm các qui tắc, qui luật lôgíc trong quá trình chứng minh.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*5. Ngụy biện*. Định nghĩaNgụy biện là lối lập luận quanh co, vi phạm luật lôgíc nhằm làm cho người khác hiểu sai sự thật.Những người ngụy biện thường dùng mọi thủ thuật để đánh lừa người khác bằng cách dựa vào những chỗ giống nhau bề ngoài để đánh tráo khái niệm, đánh tráo đối tượng, đánh tráo tư tưởng v.vĐối với nhà ngụy biện thì mục đích của họ không phải là vạch ra chân lý, mà là che giấu sự thật. Họ luôn luôn muốn thay thế sự chứng minh đúng đắn bằng lòng tin chất phác của người khác vào lý lẽ giả dối của họ.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL**. Các hình thức ngụy biện- Ngụy biện đối với luận đềTrường hợp thường gặp nhất trong hình thức ngụy biện đối với luận đề là tự ý thay đổi luận đề (đánh tráo luận đề) trong quá trình trao đổi, lập luận.Ví dụ : Một người tự kiểm điểm về những sai phạm của mình, nhưng suốt từ đầu đến cuối của bản tự kiểm điểm, anh ta chỉ trình bày hoàn cảnh khách quan và những khó khăn mọi mặt của bản thân, của gia đình.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*Định nghĩa saiĐây là kiểu ngụy biện mà trong luận đề có sự đánh tráo khái niệm dựa trên hiện tượng đồng âm dị nghĩa của từ ngữ.Luận đề mơ hồĐây là kiểu ngụy biện mà luận đề có nghĩa không rõ ràng, có thể giải thích theo cách này hoặc cách khác.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*- Ngụy biện đối với luận cứ+ Sử dụng luận cứ không chân thực :Luận cứ do bịa đặt, luận cứ sai sự thật :Kẻ ngụy biện sử dụng những luận cứ hoàn toàn không đúng hoặc chỉ đúng một phần của sự thật.Ví dụ :	Để qua mắt cơ quan thanh tra, một cơ sở kinh doanh nọ đã đưa ra những hóa đơn, chứng từ không hoàn toàn đúng với sự thật.Để qua mặt cơ quan điều tra, tên tội phạm dựng hiện trường giả nhằm chứng minh là mình vô tội*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*+ Sử dụng những luận cứ chưa được chứng minh :°Sử dụng dư luận, tin đồn làm luận cứ :Kẻ ngụy biện căn cứ vào dư luận, vào tin đồn để biện hộ, để qui kết. Đây là lối ngụy biện ta thường thấy khi lý lẽ không đủ sức thuyết phục, kẻ ngụy biện tìm cách lấy dư luận để làm luận cứ. °Dùng ý kiến của số đông (đa số) để làm luận cứ : Sự thật không phải bao giờ cũng thuộc về số đông. Kẻ ngụy biện lại lấy ý kiến của đa số để thay thế cho sự thật.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*+ Luận cứ dựa vào quyền lựcĐây là kiểu ngụy biện trong đó bạo lực, uy quyền chính trị và tôn giáo được dùng làm luậncứ để suy ra luận đề.+ Sử dụng ý kiến, lời nói của người có uy tín để làm luận cứ: Ý kiến, lời nói của người có uy tín không phải bao giờ cũng chân thật, đúng đắn. *LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*- Ngụy biện đối với luận chứngLà thủ thuật vi phạm các qui tắc, qui luật lôgíc một cách tinh vi trong quá trình lập luận. Tính chân thực của kết luận không phải được rút ra một cách tất yếu từ các lập luận và từ các luận cứ (tiền đề) chân thực của nó. *LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*+ Đánh tráo khái niệm :Nhà ngụy biện đánh tráo khái niệm bằng cách lợi dụng ngôn ngữ, lợi dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để đánh tráo nghĩa của từ; lợi dụng hiện tượng chuyển loại từ trong ngôn ngữ để tráo từ loại của từ v.v+ Lập luận “ngoài luận đề”Đây là kiểu ngụy biện mà trong đó cố ý chứng minh những điều nằm ngoài luận đề, chứ không chứng minh chính luận đề.“Anh chị nó đều là những người học giỏi: anh nó là tiến sĩ, chị nó là bác sĩ nổi tiếng...Vậy thì, nó cũng phải học giỏi”.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*Lập luận không chỉ ra đúng hay saiĐây là kiểu ngụy biện trong đó thay vì chỉ ra giữa hai phán đoán mâu thuẫn nhau, phải có một phán đoán chân thật, một phán đoán giả dối, thì lại không tỏ rõ thái độ khẳng định hay phủ định với từng phán đoán, mà lại diễn đạt lấp lửng để trốn tránh.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*Đồng nhất toàn thể với thành phần, và ngược lạiĐây là kiểu ngụy biện mà trong đó cố tình không phân biệt cái riêng với cái chung. Bởi vì, không phải từ cái đúng (hoặc sai) với một bộ phận đối tượng nào đó thì cũng có thể suy ra cái đúng (hoặc sai) tương ứng với toàn thể đối tượng thuộc lớp đó, và ngược lại.Không phải vì “phụ nữ thường yếu đuối” mà cô B, cô C cụ thể nào đó cũng yếu đuối.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*Lập luận vòng quanhĐây là kiểu ngụy biện mà trong đó kết luận được rút ra từ tiền đề, nhưng tiền đề thì lại được suy ra từ chính kết luận.Ví dụ:“Anh ta quả thật là người tốt, vì ai tốt cũng đều phải như anh ta”!*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*Lập luận nhân – quả saiĐây là kiểu ngụy biện do “khái quát hóa vội vàng”: giữa sự việc trước với sự việc sau không hề có quan hệ logic nào cả.Ví dụ:Thấy một người bị xe quẹt té trên đường, chết ngay sau đó, ta dễ dàng cho rằng người đó vì bị xe đụng ngã mà chết. Nhưng có thể nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của người đó không phải do tai nạn giao thông, mà do một cơn bệnh đột phát khiến người đó tử vong nên ngã vào xe.*LOGIC HOC - GV.TRAN TAN DAT DHBL*Vi phạm các qui tắc của tam đoạn luận :Ví dụ :	“Vợ tôi là một phụ nữ xinh đẹp, hoa hậu thế giới cũng là một phụ nữ xinh đẹp. Vậy hoa hậu thế giới chính là vợ tôi”.Ngụy biện trên đây đã vi phạm qui tắc : thuật ngữ giữa “phụ nữ xinh đẹp” có ngoại diên không đầy đủ trong cả hai tiền đề.

File đính kèm:

  • pptBaigiangLogicHinhthuc.ppt
Bài giảng liên quan