Bài giảng Lớp bồi dưỡng cộng tác viên thanh tra giáo dục - Khóa 19 - Lớp B - Chuyên đề: Quản lí nhà nước về giáo dục cơ sở pháp lý về thanh tra giáo dục - Trần Quốc Bảo
TỔNG QUAN CHUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÍ
1. Hoạt động quản lí và nhà quản lí
2. Quản lí Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục
B. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THANH TRA GIÁO DỤC
Nghiên cứu các văn bản có liên quan đến công tác thanh tra giáo dục
1. Luật giáo dục
2. Luật thanh tra
3. Nghị định số 41 của chính phủ
4. Luật khiếu nại, tố cáo
5. Nghị địinh số 85 của chính phủ
6. Điều lệ các nhà trường
tập “Các văn bản pháp luật làm cơ sở cho cơng tác thanh tra giáo dục” (Tài liệu in riêng)95Nhà trường là gì ? Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội thực hiện chức năng tái tạo và phát triển xã hội, theo nghĩa hình thành và phát triển nhân cách mỗi thành viên của xã hội, hướng tới sự duy trì và phát triển xã hội. Thiết chế chuyên biệt này hoạt động trong tính qui định của xã hội và theo các dấu hiệu đã qui định ở trên 96* NHÀ TRƯỜNG LÀ MỘT HỆ THỐNG XÃ HỘI Theo quan diểm hệ thống, nhà trường là một hệ thống xã hội với các thành tố: - Thầy - Trò - Thành tố con người - Cán bộ QL - CB,VC &NV - Cơ sở vật chất - Thành tố vật chất - TBGD - Thư viện với - SGK, tài liệu 97 -Thành tố quá trình Quá trình cơ bản, phản ánh bản chất của nhà trường là quá trình sư phạm Mục tiêu Nội dungQuá trình sư phạm: Phương pháp, P/t Hình thức tổ chức Đánh giá kết quả 98-Thành tố tinh thầnLà toàn bộ tri thức, kỹ năng và thái độ mà xã hội đã tích lũy, được tái tạo và phát triển trong nhà trường thông qua hoạt động dạy học – giáo dụcLà hệ tư tưởng chỉ đạo, là quan điểm đường lối phát triển giáo dục, thể hiện ở đường lối chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước taLà tinh thần nghề nghiệp, lương tâm nhà giáo99 N P GV HS PT – ĐK QLCấu trúc một nhà trường là một tổ chức SP M100 QUẢN LÍ NHÀ TRƯỜNG KHÁI NIỆM QUẢN LÍ NHÀ TRƯỜNG- Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể QLNT làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước- Quản lý nhà trường bao gồm hai loại tác động: +Tác động của những chủ thể quản lí bên trên và bên ngoài nhà trường +Tác động của chủ thể quản lí bên trong nhà trường101+ Quản lí nhà trường là những tác động quản lí của các cơ quan quản lí giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, giáo dục, học tập của nhà trường. + Quản lí nhà trường cũng bao gồm những chỉ dẫn, quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp tới nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức Hội đồng nhân dân, nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường, và hỗ trợ tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó102+ Quản lí nhà trường do chủ thể quản lí bên trong nhà trường (Hiệu trưởng) bao gồm các hoạt động: Quản lí giáo viên Quản lí học sinh Quản lí quá trình dạy học – giáo dục Quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học Quản lí tài chính trường học Quản lí lớp học như nhiệm vụ của giáo viên, Quản lí quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng103* CHỦ THỂ, KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ TRỪONG- Chủ thể QLNT: Hiệu trưởng, PHT- Đối tượng QLNT: đội ngũ GV, HS, CB,VC&NV cùng với hoạt động giảng dạy – giáo dục của GV, hoạt động học tập rèn luyện của HS, các hoạt động nghề nghiệp khác, cùng các phương tiện và điều kiện để thực hiện các hoạt động đó- Khách thể trong QLNT: là trạng thái của nhà trường ở một thời điểm nhất định104QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN TRONG NHÀ TRƯỜNG* QLHCNN TRONG NHÀ TRƯỜNG- QLHCNN trong nhà trường là quản lí của người Hiệu trưởng thông qua việc áp dụng pháp luật, pháp qui để tác động tới đối tượng quản lí, nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường- Pháp luật, pháp qui thực hiện trong nhà trường được cụ thể hóa dưới dạng nội qui, các qui định về nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh, các bộ phận trong nhà trường, qui chế chuyên môn- Thực hiện QLHCNN trong nhà trường đòi hỏi người Hiệu trưởng với tư cách là người hành pháp phải nắm vững pháp luật, hệ thống văn bản pháp qui để vận dụng vào quản lí nhà trường.105 QUẢN LÍ CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG NỘI DUNG QUẢN LÍ CHUYÊN MÔNQuản lí chuyên môn nhà trường là quá trình quản lí giáo dục đặt ra cho nhà trường sao cho 4 nhân tố then chốt: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, kết quả giáo dục vận động tương tác thống nhất với nhau* Mục tiêu giáo dục - Mục tiêu giáo dục THCS: giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông cơ sơ ûvà những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động- Mục tiêu giáo dục THPT: giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động106* Nội dung giáo dục- Nội dung giáo dục trung học bao gồm nội dung dạy học các môn học trên lớp và nội dung các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp- Quản lí nội dung giáo dục là việc tổ chức điều phối sao cho các môn, các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đào tạo được thục hiện một cách đầy đủ, không bị cắt xén, không bị sai lệch so với mục tiêu giáo dục107* Phương pháp giáo dụcPhương pháp giáo dục phải quán triệt một số nguyên tắc: + Học sinh là chủ thể trong học tập – rèn luyện, phải phát huy tính chủ động, tích cực của từng học sinh, của tập thể học sinh trong quá trình dạy học – giáo dục + Giáo viên là nhân tố quyết định thực hiện kế hoạch đào tạo. Giáo viên chủ động trong việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp phù hợp với đặc điểm từng môn học, từng hoạt động và phù hợp với từng đối tượng học sinh + Đa dạng hóa những hình thức tổ chức dạy học – giáo dục theo xu hướng phát huy tài năng của người dạy, người học + Xây dựng môi trường giáo dục thống nhấtQuản lí phương pháp giáo dục là sự tổ chức điều phối sao cho phương pháp hỗ trợ chặt chẽ nội dung, cùng hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục108* Đánh giá kết quả giáo dục - Đánh giá kết quả giáo dục trung học theo 2 mặt: hạnh kiểm và học lực - Quản lí việc đánh giá là tổ chức thực hiện một cách đầy đủ và có hệ thống việc đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, xét lên lớp và thi tốt nghiệp109*YÊU CẦU QUẢN LÍ CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG Quản lí chuyên môn nhà trường cần thực hiện đồng bộ 4 mặt: - Quản lí chuyên môn đúng qui định của Nhà nước - Tăng cường kết quả chuyên môn - Hỗ trợ kết quả chuyên môn - Cải tiến chuyên môn110VẤN ĐỀCMQuản lí HC về CM TăngcườngCMHỗ trợ CMï Cải tiến CMXâydựng,tổ chức thực hiện CT,KH(số lượng,chất lượng) QCCM, PCGD Quản lí nhân sự, tổ chức nhân lực theo yêu cầu GD-ĐTQuản lí CSVC T.chính, HCPhát hiện, bồi dưỡng GV giỏi,HS giỏiTổ chức giúp đỡ GV,HS khó khănTổ chức giao lưu,BD, tự BDtrao đổi KNGD, học tập Thống nhất tác động giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội Tận dụng nguồn lực cộng đồng, tăng cường tiềm năng ĐT Cải tiến phương pháp dạy học giáo dục Cải tiến hình thức tổ chứcgiáo dục dạy học Cải tiến lề lối làm việc, nề nếp làm việc lao độngKH YÊU CẦU QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG111 Như vậy, trong QL nhà trường hai hình thức: - QLHCNN và QL chuyên môn đan xen vào nhau,muốn QL được chuyên môn phải thông qua QLHCNN, và QLHCNN thể hiện ở QL chuyên môn. - Kiểm tra nội bộ trường học, thanh tra giáo dục là hình thức, phương tiện thể hiện sự thống nhất giữa QLHCNN và QL chuyên môn112*Đối với giáo viên, kiểm tra, thanh tra có tác dụng: -Kiểm tra, kiểm soát lao động sư phạm của giáo viên trên cơ sở pháp qui -Dẫn dắt, hướng dẫn giáo viên hoàn thiện lao động sư phạm*Đối với các cấp QLGD: Thanh tra có vai trò tư vấn cho công tác quản lí, phát hiện cái hay, cái dở trong thực tiễn quản lí cho các cấp quản li113B. CƠ SỞ PHÁP LÍ VỀ THANH TRA GIÁO DỤCKhoản 1 Điều 3, Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 Về tổ chức và hoat động của thanh tra giáo dục, qui định nguyên tắc hoạt động của thanh tra giáo dục: “Hoạt động thanh tra giáo dục phải tuân theo pháp luật”. Vì vậy, nắm vững, ghi nhớ, áp dụng đúng những qui định của luật và hệ thống văn bản pháp qui vào hoạt động thanh tra là một yêu cầu cụ thể rất quan trọng về nghiệp vụ đối với người cộng tác viên thanh tra giáo dục.Dưới đây là những cơ sở pháp lí về thanh tra giáo dục mà người cộng tác viên thanh tra giáo dục cần nắm vững và vận dụng vào thực tiễn thanh tra ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thơng. Chi tiết các Điều xem trong tập “Các văn bản pháp luật làm cơ sở cho cơng tác thanh tra giáo dục” (Tài liệu in riêng)114LUẬT GIÁO DỤC2. LUẬT THANH TRA3. NGHỊ ĐỊNH SỐ 41 CỦA CHÍNH PHỦ4. LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO5. NGHỊ ĐỊINH SỐ 85 CỦA CHÍNH PHỦ6 ĐIỀU LỆ CÁC NHÀ TRƯỜNG115XIN CHÀO VÀ CHÚC SỨC KHỎE ĐẾN TẤT CẢ QUÝ ĐỒNG CHÍĐịa chỉ liên lạc: Th.S TRẦN QUỐC BẢOTrường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo IISố 7 - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quận 1 – TP Hồ Chí MinhĐT : 0913839044 – Email : qbao 1957@ yahoo.com116
File đính kèm:
- Bai 1Thanh traTTra GD Tieu hoc.ppt