Bài giảng Luyện tập thể dục thể thao và sử dụng các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức khoẻ

 I. Mục tiêu:

Các em học sinh cần nhận thức được một số phương pháp tập luyện thể dục thể thao (TDTT) để rèn luyện sức khoẻ. Cụ thể như sau:

-Học sinh cần biết một số hình thức, phương pháp cơ bản để tự tập luyện TDTT và sử dụng không khí, nước, ánh sáng để rèn luyện sức khoẻ.

-Vận dụng những hiểu biết trên để rèn luyện sức khoẻ cho bản thân.

 

ppt33 trang | Chia sẻ: nguyenoanh | Lượt xem: 3880 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luyện tập thể dục thể thao và sử dụng các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức khoẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO VÀ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ THIÊN NHIÊN ĐỂ RÈN LUYỆN SỨC KHOẺ I. Mục tiêu: Các em học sinh cần nhận thức được một số phương pháp tập luyện thể dục thể thao (TDTT) để rèn luyện sức khoẻ. Cụ thể như sau: -Học sinh cần biết một số hình thức, phương pháp cơ bản để tự tập luyện TDTT và sử dụng không khí, nước, ánh sáng để rèn luyện sức khoẻ. -Vận dụng những hiểu biết trên để rèn luyện sức khoẻ cho bản thân. 	 II. Nội dung: Trong cuộc sống xã hội, con người luôn coi sức khoẻ là tài sản quý giá nhất trong các tài sản của con người, trong giáo dục quốc dân của Nhà nước XHCN-VN ta luôn coi trọng công tác Giáo dục thể chất cho các em học sinh ở mọi cấp học. Một học sinh có sức khoẻ tốt thì mới có đủ điều kiện tốt nhất để tiếp thu bài giảng một cách đầy đủ, chi tiết và phát huy tính năng động và sáng tạo. Muốn có sức khoẻ tốt học sinh cần phải có kiến thức chung trong việc gìn giữ sức khoẻ và thường xuyên tập luyện TDTT một cách khoa học, vì thế học sinh cần biết một số hình thức Tập luyện TDTT như sau: 1.Tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập thể chất là phương tiện chuyên môn của GDTC, các bài tập này rất phong phú và đa dạng, đối với học sinh THPH các bài tập sau đây là phổ biến và đa dạng nhất: a.Thể dục vệ sinh: 	Thể dục vệ sinh có nhiều nội dung và hình thức tập khác nhau. Bài tập thể dục vệ sinh bao gầp 2 thời điểm: tập Thể dục buổi sáng và Thể dục buổi tối. *Thể dục buổi sáng: Mục đích thực hiện bài tập thể dục buổi sáng có tác dụng làm cho cơ thể nhanh chóng chuyển từ trạng thái ức chế sang trạng thái hưng phấn, khắc phục hiện tượng ngáy ngủ nhằm đưa cơ thể sớm thích ứng với yêu cầu một ngày mới bước vào học tập và lao động. Thời gian tập luyện ngắn, bài tập đơn giản ít dùng sức, địa điểm tập ở mọi nơi… Mỗi buổi tập từ 10 – 15phút. Khi tập cần chú ý một số yêu cầu sau: 	 +Duy trì tập thường xuyên. 	 +Tập đúng kỹ thuật và bảo đảm lượng vận động. +Định kỳ thay đổi bài tập. +Tập vào thời điểm hợp lý và thoáng khí. *Thể dục buổi tối: Mục đích của bài tập là nhằm làm giảm những căng thẳng, mệt mỏi trong ngày, thường tập trước lúc đi ngủ. Khi tập cần chú ý một số yêu cầu sau: +Trước lúc đi ngủ 20 – 30ph, tập từ 5 – 7 ph. +Động tác chậm, nhẹ nhàng, thoải mái (không dùng sức mạnh). +Sau khi tập là làm vệ sinh cá nhân và đi ngủ. b.Thể dục chống mệt mỏi: (giữa buổi học). Cơ thể con người khi hoạt động kéo dài sẽ dẫn đến mệt mỏi, vì vậy cần phải nghỉ ngơi. Việc thực hiện bài tập nghỉ ngơi có khoa học sẽ giúp cơ thể trở lại cân bằng và chuẩn bị tốt cho các hoạt động tiếp theo. Có 2 cách nghỉ: nghỉ ngơi tích cực và nghỉ ngơi thụ động. -Nghỉ ngơi thụ động: là ngồi nói chuyện qua lại, thư giản bằng phương tiện khác với hoạt động trước đó…Tóm lại là cơ thể không vận động. -Nghỉ ngơi tích cực: Thường có hiệu quả hơn. Phương tiện là dùng các động tác Thể dục chống mệt mỏi là hình thức nghỉ tích cực, nó có tác dụng làm cho cơ thể mau hồi phục sức khoẻ để tiếp tục làm việc. Nội dung là tập các động tác mà trước đó cơ thể ít hoặc không tham gia vận động trong một thời gian dài. Học sinh THPT nên tập các động tác vươn thở, ưỡn và gập thân với biên độ lớn, tập các động tác ngược chiều với các hoạt động trước đó. Bài tập khoảng từ 5 – 6 động tác trong vòng 3 – 5 ph. Thời gian tập nên bắt đầu trước khi xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi ban đầu. Sau 2 tiết học nên tiến hành tập luyện một lần. 	Khi tập cần chú ý một số yêu cầu sau: +Bài tập phải có nhịp điệu nhanh, mạnh và biên độ rộng. +Tập nơi thoáng khí. c.Các bài tập của chương trình học: Đây là nội dung quy định, bắt buộc học sinh hoc theo chương trình chính môn thể dục của Bộ GD-ĐT. Khi tập học sinh cần lưu ý một số yêu cầu sau: +Thực hiện đúng bài tập của Thầy cô đưa ra. +Tập các bài tập phát triển thể lực, nhất là sức bền. +Tiến hành thường xuyên và đều đặn. +Khởi động trước khi tập luyện. +Sau khi tập phải thả lỏng. c.Các bài tập của chương trình thể dục: Đây là hệ thống các bài tập được học trong chương trình môn học thể dục theo từng lứa tuổi, khối lớp trong nhà trường như: bài tập thể dục nhịp điệu, các bài tập chạy ngắn, chạy tiếp sức, chạy bền, đá cầu, cầu lông, các môn thể thao tự chọn… Khi tập cần chú ý một số yêu cầu sau: -Tập những bài tập do giáo viên đưa ra. -Tập các bài tập phát triển thể lực, nhất là các bài tập phát triển sức mạnh và sức bền. -Tiến hành thường xuyên, đều đặn. -Trước khi tập luyện cần khởi động kỹ. -Sau khi tập luyện cần thả lỏng để hồi phục tích cực. 	 	 	 	 	 	 	 	 d.Phương pháp tập luyện TDTT: Muốn đạt kết quả tốt trong việc giữ gìn và rèn luyện thể lực, học sinh cần phải có thói quen tự tập, tự rèn luyện và nâng cao thể lực của mình. Muốn có thói quen tập luyện TDTT học sinh cần chú ý một số yêu cầu sau: +Tập luyện theo kế hoạch cá nhân gồm: tập thể dục buổi sáng, thể dục tối, dạo chơi… +Tập theo kế hoạch tập thể: là tham gia hoạt động theo lịch của Câu lạc bộ, của trường, của Giáo viên đưa ra… các hoạt động này có sự giám sát của nhóm trưởng, của giáo viên. 2.Sử dụng các yếu tố thiên nhiên và vệ sinh môi trường để rèn luyện sức khoẻ: a.Rèn luyện sức khoẻ bằng không khí: (tắm không khí) đây là phương pháp đơn giản, HS nào cũng có thể làm được, không đòi hỏi cơ sở vật chất. Thường xuyên sử dụng phương pháp này sẽ làm cho cơ thể dẽ dàng thích ứng với sự thay đổi thời tiết, cơ thể có đề khángcao, tránh được một số bệnh tật. Khi tập luyện cần chú ý: 	+Tập ở những nơi không khí trong lành, thoáng mát, không chói nắng, không có “gió lùa”. 	+Nên mặc áo quần mỏng. 	+Thời gian tập lúc đấu tập từ 10 – 15ph, sau đó tăng dần …60ph. 	+Trong khi tập cần kết hợp tập luyện một số môn như đá cầu, đi bộ… 	+Khi tập nếu có hiện tượng như :nổi gai ốc”, rét run người… thì nên dừng và khám sức khoẻ. b. Rèn luyện sức khoẻ bằng nước: Nước là tài sản quý của thiên nhiên, rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Nước còn có tác dụng giữ vệ sinh cho cơ thể và là một tác nhân để rèn luyện cơ thể. Rèn luyện bằng nước bao gồm: chà xát cơ thể bằng khăn ướt, tắm nước. Quy trình tắm: từ chân, đến tay, đến ngực, đến đầu. Cần lau khô sau khi tắm. Khi rèn luyện cần chú ý:	 	+ Dội nước và tắm là tốt. Thường dùng phương pháp này từ 1 – 3 phút cho mỗi lần, thực hiện nơi kín gió. 	+Rèn luyện với nước lạnh thì rất tốt, nên tiến hành vào sáng sớm sau khi tập TD sáng. Không được tắm nước lạnh ngay sau khi vận động căng thẳng. 	+Khi bơi, nếu vận dụng phương pháp này thì chú ý nguyên tắc vừa sức. c.Rèn luyện sức khoẻ bằng ánh sáng:Aùnh nắng mặt trời là tài nguyên vô giá và cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống con người và sinh vật. Người ta tắm nắng để chữa bệnh. Khi sử dụng cần chú ý: 	+Nên nằm. 	+Tiến hành khi mặt trời chiếu không gắt. 	+Lúc mới tập từ 5 – 10 ph, sau đó tăng dần 35-40ph. Khi tắm cần cho cơ thể có nhiều bộ phận tiếp xúc với nắng (luôn đổi tư thế). 	+Không nên lạm dụng tắm nắng quá lâu, nắng quá gắt vì có thể gây hại cho sức khoẻ. 3.Vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập luyện và vệ sinh môi trường. a.Vệ sinh cá nhân: trang phục gọn gàng, sạch se, phù hợp thuần phong mỹ tục, đúng quy định của nhà trường. Khi tập luyện TDTT cần có giày và mặc áo quần thun. b.Vệ sinh tập luyện: + Cần tránh tập tiết 5 buổi sáng và tiết 1 buổi chiều. +sắp xếp các môn học, các nội dung học phải có cơ sở khoa học, lúc cho HS nghỉ ngơi phải thoáng mát… +Nơi tập phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, tránh gần cống rãnh, nơi thoát nước… c.Vệ sinh môi trường: thường xuyên lao động vệ sinh nơi tập luyện, vệ sinh trường lớp. Bảo đảm lớp hoc sạch đẹp, hợp vệ sinh. 	Câu hỏi gợi ý: 1.Nêu phương pháp sử dụng các bài tập thể chất. 2.Nêu phương pháp rèn luyện sức khoẻ bằng không khí. 3.Nêu phương pháp rèn luyện sức khoẻ bằng nước 4.Nêu phương pháp rèn luyện sức khoẻ bằng ánh nắng mặt trời 5.Lập kế hoạch tập luyện cá nhân 	 	 	 	 	 	 - 

File đính kèm:

  • pptnhatdong gadt10.ppt
Bài giảng liên quan