Bài giảng Mĩ thuật 8 Bài 5 Một số công trình tiểu biểu thời Lê

_ Thời Lê có 3 loại hình nghệ thuật là :

 + Kiến trúc

 + Điêu khắc ,chạm khắc và trang trí

 + Nghệ thuật Gốm

 

ppt12 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mĩ thuật 8 Bài 5 Một số công trình tiểu biểu thời Lê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 5: Thường Thức Mĩ ThuậtBài 5 :Một số công trình tiểu biểu thời LêI/Tìm hiểu một số công trình kiến trúc thời Lê:_ Thời Lê có những loại hình nghệ thuật nào?_ Thời Lê có 3 loại hình nghệ thuật là : + Kiến trúc + Điêu khắc ,chạm khắc và trang trí + Nghệ thuật Gốm? Loại hình nào phát triển nhất?+ Nghệ thuật kiến trúc phát triển mạnh nhất*_Kiến trúc chùa Keo:_ Chùa Keo ở đâu? Em biết gì về Chùa Keo?+ Chùa Keo (tên chữ là Thần Quang Tự) hiện ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là công trình kiến trúc có quy mô lớn, gắn với các nhà sư Dương Không Lộ, Từ Đạo Hạnh thời Lý+ Chùa được xây từ thời Lý năm 1061 bên cạnh biển đến năm1611 bị lụt nên di về vị trí ngày nay. Năm 1630 chùađược xây dựng lại và trung tu lớn vào các năm 1689, 1707 và 1957._Chùa được kiến trúc như thế nào?+Theo địa bạ và văn bia chùa tổng diện tích rộng 28 mẫu với 21 công trình(58000m2). Hiện còn 17 công trình và 128 gian.+Bắt đầu từ Tam quan Chùa được xây dựng theo thứ tự nối tiếp nhau trên đường trục cuối cùng là gác chuông. Xung quanh có tường bao bọc.?* Về nghệ thuật: Từ tam quan đến gác chuông luôn thay đổi độ cao tạo ra nhịp điệu của mái.* Gác chuông Chùa Keo điển hình cho nghệ thuật kiến trúc gỗ cao tầng(4 tầng, cao 12m), ba tầng mái trên theo lối chồng diêm, dưới mái có 84 cửa dàn thành 3 tầng, 28 cụm lớn tạo thành những dàn cánh tay đỡ mái . Gác chuông Chùa Keo xứng đáng là công trình kiến trúc nổi tiếng của nghệ thuật cổ Việt Nam. II-Tìm hiểu các tác phẩm điêu khắc:a/ Điêu khắc: Tác phẩm phật bà nghìn mắt nghìn tay_ Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay được thờ ở Chùa nào?+ Tượng còn có tên gọi khác là “Quan Âm thiên thủ thên nhỡn” hiện thờ ở Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh_ Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay được tạc năm nào ?+ Năm 1656 là tượng đẹp nhất trong các tượng Quan Âm cổ ở Việt Nam có tên người tạc là tiên sinh họ Trương_ Tượng được tạc bằng chất liệu gì ?+ Pho tượng được tạc bằng gỗ phủ sơn, tĩnh toạ trên toà sen?Tượng gồm 2 phần, phần Tượng và Bệ tượng cao tới 3,70m với 42 cánh tay lớn, 952 cánh tay nhỏ (“nghìn mắt nghìn tay” là cách nói ước lệ của dân gian).Nghệ thuật thể hiện đạt tới sự hoàn hảo, đã tạo ra hình thức phức tạp nhiều đầu, nhiều tay mà vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên, cân đối và thuận mắt.Các cánh tay lớn, một đôi đặt trước bụng, một đôi chắp trước ngực, còn 38 tay kia đưa lên như toà sen đang nở. Phía trên đầu tượng lắp 11 đầu mặt người chia thành 4 tầng, trên cùng là tượng A Di Đà nhỏ. Vòng ngoài là những cánh tay nhỏ, trong mỗi lòng tay có một con mắt tạo thành vòng hào quang toả sáng.b/ Chạm khắc trang trí:*/ Hình tượng rồng:_ Rồng tượng trưng cho điều gì ?+ Quyền lực của Vua Chúa_ So với rồng thời Lý, thời Trần rồng thời Lê có đặc điểm gì ?+ Rồng thời Lý có dáng hiền hoà, mềm mại, luôn có hình chữ s, khúc uốn nhịp nhàng theo kiểu thắt túi từ to đến nhỏ. Rồng thời Trần cấu tạo mập hơn, khúc uốn nhịp nhàng theo điệu thắt túi nhưng doãng hơn so với rồng thời Lý. Rồng thời Lê có bố cục chặt chẽ hình mẫu trọn vẹn linh hoạt về đường nét.?Một số hình rồng thời Lê:Chân thành cảm ơnquí thầy cô và các em!

File đính kèm:

  • pptBai 5 My thuat thoi Le.ppt