Bài giảng Môi trường trong xây dựng

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG

 Theo cách hiểu thông thường, môi trường có thể được định nghĩa như sau: “Môi trường là tập hợp các vật thể, hoàn cảnh và ảnh hưởng bao quanh một đối tượng nào đó”

Định nghĩa này cho thấy, khi nói đến môi trường, ta phải đứng trên một đối tượng nhất định và đối tượng này chịu tác động của các thành phần môi trường bao quanh nó. Đối tượng này không nhất thiết là con người mà nó có thể là bất cứ một vật thể, hoàn cảnh, hiện tượng nào tồn tại trong khoảng không gian có chứa đựng các yếu tố tác động tới sự tồn tại và phát triển của nó.

 

doc84 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môi trường trong xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
oạt như lán trại, nước sạch, ăn, ở. Công nhân thi công cần được trang bị bảo hộ đầy đủ
7.4. Đánh giá tác động môi trường các dự án và hoạt động xây dựng cơ bản
7.4.1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường
	Theo Luật BVMT Việt Nam năm 2005 thì "Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó''. Như vậy đối với một dự án đầu tư xây dựng, ĐTM là quá trình nghiên cứu để nhìn trước những ảnh hưởng và hậu quả mà nó mang lại đối với môi trường để từ đấy đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và vận hành dự án một cách bền vững.
	Dự án phải lập báo cáo ĐTM chiến lược là các dự án: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng; quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng; quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.
	Dự án phải lập báo cáo ĐTM là các dự án: công trình quan trọng quốc gia; dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ; dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề; dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung; dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn; dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.
	Các đơn vị, cá nhân là chủ đầu tư các dự án thuộc các lĩnh vực nêu trên đều phải lập báo cáo ĐTM chiến lược hoặc báo cáo ĐTM cho dự án (có thể thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo ĐTM). Báo cáo ĐTM chiến lược là một nội dung của dự án và phải các báo cáo này phải lập đồng thời với quá trình lập dự án; báo cáo ĐTM cũng phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi.
	Mục đích của ĐTM: ĐTM là công cụ quản lý giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền:
	- Xác định tính khả thi của dự án phát triển kinh tế xã hội;
	- Giảm tối thiểu những hậu quả có hại của dự án;
	- Nâng cao lợi ích và khả năng khai thác của dự án.
ĐTM được xem giống như một luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc như một nghiên cứu khả thi về lĩnh vực môi trường trong dự án. Những đánh giá này sẽ làm cơ sở khoa học, căn cứ để thiết kế xây dựng các công trình vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội vừa đảm bảo môi trường.
	ĐTM tập trung vào các vấn đề hoặc những hạn chế của tài nguyên thiên nhiên có thể ảnh hưởng tới tính khả thi của dự án, cùng những tác động có lợi và bất lợi đối với con người, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trên cơ sở dự kiến những tác động, đề ra các biện pháp phòng tránh, khắc phục hoặc hạn chế những hậu quả và tác động xấu, phù hợp với những quy định của pháp luật về môi trường. Kết quả của việc nghiên cứu ĐTM sẽ được trình bày trong một báo cáo gọi là Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Báo cáo này được một cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Chỉ sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt thì dự án đầu tư mới được phép triển khai.
	Do khó khăn trong việc nghiên cứu ĐTM, không phải tất cả các dự án đầu tư đều phải lập báo cáo ĐTM. Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ tài nguyên môi trường hướng dẫn hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư. Trong Thông tư này đã phân cấp các loại dự án phải lập báo cáo ĐTM và cấp thẩm định nó. Các dự án nhỏ cần đăng ký đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
	Trong quá trình triển khai dự án như: thiết kế kỹ thuật, thi công lắp đặt, vận hành thử, đưa công trình vào hoạt động,...các cơ quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát và thực hiện các cam kết trong báo cáo ĐTM. Khi việc thực hiện không đúng hoặc những biện pháp phòng ngừa, hạn chế hậu quả tới môi trường không đạt được như những yêu cầu đề ra thì cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về môi trường có thể yêu cầu các chủ dự án sửa chữa bổ sung, và trong trường hợp không đạt yêu cầu, gây hậu quả xấu tới môi trường và con người thì dự án có thể bị đình chỉ hoạt động.
7.4.2. Nội dung và phương pháp lập báo cáo ĐTM các dự án đầu tư xây dựng
a, Các mục tiêu chính của báo cáo ĐTM cho một dự án đầu tư xây dựng như sau:
 - Phân tích một cách có căn cứ khoa học và dự báo những tác động có lợi và có hại, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài của dự án tới môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội.
 - Xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi nhằm tìm ra những phương án tối ưu và hạn chế các tác động có hại, vừa phát huy các lợi ích cao nhất của dự án.
	Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng thiết lập các cơ sở khoa học trong việc nghiên cứu môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó đánh giá các tác động tích cực cũng như tiêu cực có thể xảy ra, từ đó có thể đưa ra các biện pháp nhằm giảm nhẹ các tác động tiêu cực đó.
b, Nội dung của bản báo cáo ĐTM cho dự án phát triển kinh tế xã hội 	
	Bao gồm các nội dung sau:
	- Mô tả dự án;
	- Xem xét các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực dự án;
	- Xác định các vấn đề môi trường tiềm tàng của dự án;
	- Đánh giá các tác động chính của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng dự án và dự báo xu thế biến đổi của chúng;
	- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án và bảo vệ mô trường khu vực hoạt động của dự án.
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Dự án phát triển
Các hoạt động để thực hiện sự án
Các biến đổi môi trường do các hoạt động dự án gây lên
Các tác động của biến đổi thiên nhiên, môi trường
Các biện pháp phòng tránh, khắc phục và xử lý
	* Quá trình phân tích ĐTM: là một quá trình liên tục, quan hệ chặt chẽ với chu kỳ dự án. Các số liệu, kết quả về ĐTM có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định thực hiện dự án. Quá trình phân tích để xác định các tác động của môi trường được tiến hành theo trình tự sau:
c, Các phương pháp sử dụng để lập Báo cáo ĐTM cho các dự án phát triển
- Phương pháp thống kê: nhằm thu thập và xử lý các số liệu khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, đất, tiếng ồn tại khu vực công trình xây dựng;
- Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương ở nơi thực hiện ĐTM
- Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá tác động trên cơ sở các Quy chuẩn môi trường Việt Nam;
- Phương pháp chập bản đồ môi trường: phương pháp này sử dụng những bản đồ thể hiện những đặc trưng môi trường trong khu vực nghiên cứu vẽ trên giấy trong suốt. Mỗi bản đồ diễn tả những khu vực địa lý với những đặc trưng môi trường đã xác định được qua tài liệu điều tra cơ bản. Thuộc tính của những đặc trưng môi trường được biểu thị bằng cấp độ màu (màu sắc đậm nhạt khác nhau).
- Phương pháp ma trận môi trường: phương pháp phối hợp liệt kê các hành động của hoạt động phát triển với liệt kê các nhân tố môi trường có thể bị tác động vào một ma trận. Hoạt động liệt kê trên trục hoành, nhân tố bị tác động (thành phần môi trường) liệt kê trên trục tung hoặc ngược lại. Cách này cho phép xem xét quan hệ nhân - quả của những tác động khác nhau một cách đồng thời. Thông thường việc xem xét chung dựa trên sự đánh giá định lượng của các tác động riêng lẻ đối với từng nhân tố. Phương pháp này có hai loại:
+ Ma trận đơn giản: Trục hoành ghi các nhân tố môi trường, trục tung ghi các hoạt động của dự án. Hành động nào có tác động đến môi trường thì được đánh giá ở các mức độ tích cực, tiêu cực, rất tiêu cực hoặc không rõ.
Xét ví dụ sau: Lập một ma trận đơn giản mô tả các tác động đến môi trường của một dự án xây dựng trạm xử lý nước thải
Bảng7.1. Tác động của các hoạt động từ Dự án xây dựng trạm xử lý nước thải đến môi trường khu vực
Các hoạt động của dự án
Các thành phần môi trường
Đất đai, đê điều
Nước mặt
Nước ngầm
Không khí
Tiếng ồn
Chất thải rắn
Khu du lịch
Di tích lịch sử
Đa dạng sinh học
Đời sống sức khỏe
I. Giai đoạn thi công
--
1.1. Mạng lưới thoát nước
-
0
-
-
-
1.2. Trạm bơm nước thải
-
-
0
-
-
-
1.3. Trạm xử lý nước thải
-
1.4. Hồ điều hòa
1.5. Trạm bơm tiêu và kênh dẫn xả nước thải ra sông
--
-
II. Giai đoạn vận hành
+
2.1. Mạng lưới thoát nước
+
+
+
+
2.2. Trạm bơm nước thải
+
+
2.3. Trạm xử lý nước thải
+
+
2.4. Hồ điều hòa
+
2.5. Trạm bơm tiêu và kênh dẫn xả nước thải ra sông
-
-
Ghi chú:
Tác động tích cực: Đánh dấu +
Tác động tiêu cực yếu: Đánh dấu *
Tác động tiêu cực trung bình: Đánh dấu **
Tác động tiêu cực mạnh: Đánh dấu ***
	Đối với dự án này các tác động tiêu cực chủ yếu xảy ra trong thời gian ngắn, các tác động tích cực xảy ra khi vận hành trạm xử lý nước.
+ Ma trận định lượng: trên các ô của ma trận không chỉ ghi có hay không có tác động mà phải ghi mức độ và tầm quan trọng của tác động. Tầm quan trọng của các nhân tố môi trường đối với từng hoạt động phát triển được xác định bằng cách lấy ý kiến các chuyên gia dựa theo ma trận tương tác giữa các nhân tố môi trường với nhau.
Phương pháp mô hình hóa: Dựa trên các yếu tố đầu vào là các quan hệ định lượng
- Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích. Phương pháp này sử dụng các kết quả phân tích, đánh giá tác động môi trường mà các phương pháp giới thiệu trên đem lại, từ đó đi sâu về mặt kinh tế, tiến thêm một bước so sánh những lợi ích mà việc thực hiện hoạt động sẽ gây ra. Lợi ích chi phí ở đây hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí lợi ích về môi trường, vì vậy được gọi là chi phí - lợi ích mở rộng. 

File đính kèm:

  • docBai giang moi truong trong xay dung.doc
Bài giảng liên quan