Bài giảng môn Lịch sử Khối 8 - Tiết 18, Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - Nguyễn thị Hằng

1- Cuộc Duy tân Minh Trị

Hoàn cảnh: - Cuối TK XIX chế độ phong kiến suy yếu -> bị CNTB phương Tây nhòm ngó xâm lược

Tháng 1- 1868 Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cải cách

Nội dung :Cải cách được tiến hành trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, giáo dục, quân sự (SGK).

Mục đích:Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển.

Kết quả: Cuối TK XIX đầu TK XX Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành nước tư bản công nghiệp

2- Nhật Bản tiến sang chủ nghĩa đế quốc

Kinh tế: - Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đặc biệt là công nghiệp (tăng từ 19%-42%)

Nhiều công ty độc quyền xuất hiện (Mitsưi và Mitsubisi). Chi phối kinh tế chính trị Nhật Bản

Nhật Bản bước sang giai đoạn CNĐQ

Chính trị:- Là nước quân chủ lập hiến

Đối nội: Hạn chế quyền tự do, dân chủ.

 Đàn áp nhân dân.

- Đối ngoại: Tiến hành chiến tranh xâm lược

 

ppt13 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 19/03/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Lịch sử Khối 8 - Tiết 18, Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - Nguyễn thị Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 CHÀO MỪNG CÁC THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ 
môn : Lịch Sử 
 Giáo viên : Nguyễn thị Hằng 
Tiết 18 : NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 
1- Cuộc Duy tân Minh Trị 
Lược đồ đế quốc Nhật Bản 
Dựa vào lược đồ hãy xác định vị trí của Nhật Bản ? Em biết gì về quốc gia này ? 
Nhật Bản cuối thế kỷ XIX có điểm gì giống với các nước Châu Á đã học ? 
* Hoàn cảnh : - Cuối TK XIX chế độ phong kiến suy yếu -> bị CNTB phương Tây nhòm ngó xâm lược 
- Tháng 1- 1868 Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cải cách 
Tiết 18 : NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 
1- Cuộc Duy tân Minh Trị 
* Hoàn cảnh : - Cuối TK XIX chế độ phong kiến suy yếu -> bị CNTB phương Tây nhòm ngó xâm lược 
- Tháng 1- 1868 Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cải cách 
 Thiên hoàng Minh Trị 
 (1852-1912) 
Nội Dung :+ Kinh tế : Chính phủ thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ , xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến , tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn , xây dựng cơ sở hạ tầng , đường xá , cầu cống  phục vụ giao thông liên lạc . 
+ Chính trị : Chế độ nông nô được bãi bỏ , đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm chính quyền . 
+ Giáo dục : Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc , chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật trong chương trình , cử học sinh ưu tú đi học ở phương Tây . 
+ Quân sự : Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây , chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh . Công nghiệp đóng tàu , sản xuất vũ khí được chú trọng  
Cuộc cải cách được tiến hành trên những lĩnh vực nào ? Mục đích của cuộc cải cách này là gì ? 
* Nội dung : Cải cách được tiến hành trên các lĩnh vực : Kinh tế , chính trị , giáo dục , quân sự (SGK). 
Mục đích :Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến , mở đường cho CNTB phát triển . 
Em hãy tìm những điểm mới nổi bật trong nội dung của cải cách ? 
Điểm mới : + Kinh tế : Xoá bỏ độc quyền ruộng đất của CĐPK, mở đường cho CNTB phát triển . 
+ Chính trị : Xoá bỏ chế độ nông nô , đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền(đứng đầu là Mut sô hi tô – Minh Trị ). 
+ Giáo dục : Chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật . Cử học sinh đi học ở phương Tây . 
+ Quân sự : Huấn luyện theo kiểu phương Tây . Chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh . 
Em hiểu thế nào là cải cách , Duy tân ? 
Là đổi mới cho tiến bộ hơn 
Tiết 18 : NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 
1- Cuộc Duy tân Minh Trị 
* Hoàn cảnh : - Cuối TK XIX chế độ phong kiến suy yếu -> bị CNTB phương Tây nhòm ngó xâm lược 
- Tháng 1- 1868 Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cải cách 
* Nội dung : Cải cách được tiến hành trên các lĩnh vực : Kinh tế , chính trị , giáo dục , quân sự (SGK). 
Mục đích :Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến , mở đường cho CNTB phát triển . 
Kết quả mà cuộc Duy Tân Minh Trị đạt được là gì ? 
* Kết quả : Cuối TK XIX đầu TK XX Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa , phát triển thành nước tư bản công nghiệp 
H48. Khánh thành một đoàn tàu ở Nhật Bản 
So sánh Nhật Bản với các nước châu Á trong cùng thời gian ? 
Cuối TK XIX hầu hết các nước châu Á là thuộc địa và phụ thuộc các nước tư bản phương Tây , thì Nhật Bản lại thoát khỏi trở thành thuộc địa , phát triển thành một nước tư bản công nghiệp . 
Nhờ đâu mà Nhật Bản phát triển thành nước tư bản công nghiệp ? 
Thảo luận nhóm : 
Cuộc Duy tân Minh Trị có phải là một cuộc cách mạng tư sản không ? Vì sao ? 
Duy tân Minh Trị được coi là cuộc cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản vì : Chấm dứt CĐPK ( 1868) của Sôgun , thiết lập chính quyền của quý tộc tư sản hoá ( đứng đầu là Thiên hoàng Minh Trị ). phục vụ quyền lợi cho giai cấp tư sản . 
So với cuộc cách mạng tư sản Âu - Mĩ cuộc cách mạng tư sản ở Nhật có điểm gì giống và khác ? 
* Giống : Đều lật đổ CĐPK, mở đường cho CNTB phát triển . 
* Khác : Về hình thức 
Tiết 18 : NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 
1- Cuộc Duy tân Minh Trị 
2- Nhật Bản tiến sang chủ nghĩa đế quốc 
Cuộc Duy Tân đã đem lại sự biến đổi như thế nào trong nền kinh tế Nhật Bản ? 
* Kinh tế : - Nền kinh tế phát triển nhanh chóng , đặc biệt là công nghiệp ( tăng từ 19%-42%) 
Vì sao kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh như vậy ? Sự phát triển nhanh như vậy dẫn đến hiện tượng gì ? 
- Nhiều công ty độc quyền xuất hiện ( Mitsưi và Mitsubisi ). Chi phối kinh tế chính trị Nhật Bản 
Mitsưi : Là một tổ chức độc quyền lớn ra đời vào TK XVIII từ một hãng buôn do tích cực ủng hộ Thiên hoàng mà giành được nhiều đặc quyền , nắm gữi nhiều ngành kinh tế lớn , chi phối đời sống xã hội Nhật Bản . 
Một nhà báo kể lại : Anh có thể đi đến Nhật bằng chiếc tàu thuỷ của Mitsưi , tàu chạy bằng than đá của Mitsưi , cập bến cảng Mitsưi , đọc sách do Mitsưi xuất bản , dưới ánh sáng điện do Mitsưi chế tạo  
=> Nhật Bản bước sang giai đoạn CNĐQ 
Trong quá trình chuyển sang CNĐQ giới cầm quyền Nhật Bản đã thi hành chính sách đối nội , ngoại như thế nào ? 
* Chính trị :- Là nước quân chủ lập hiến 
Đối nội : Hạn chế quyền tự do, dân chủ . 
 Đàn áp nhân dân . 
- Đối ngoại : Tiến hành chiến tranh xâm lược 
Tiết 18 : NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 
1- Cuộc Duy tân Minh Trị 
2- Nhật Bản tiến sang chủ nghĩa đế quốc 
* Kinh tế : - Nền kinh tế phát triển nhanh chóng , đặc biệt là công nghiệp ( tăng từ 19%-42%) 
- Nhiều công ty độc quyền xuất hiện ( Mitsưi và Mitsubisi ). Chi phối kinh tế chính trị Nhật Bản 
=> Nhật Bản bước sang giai đoạn CNĐQ 
* Chính trị :- Là nước quân chủ lập hiến 
 - Đối nội : Hạn chế quyền tự do, dân chủ . 
 Đàn áp nhân dân . 
- Đối ngoại : Tiến hành chiến tranh xâm lược 
Quá trình tiến sang CNĐQ của Nhật có gì giống các nước Anh , Pháp , Đức , Mĩ ? 
- Kinh tế TBCN phát triển -> các công ty độc quyền ra đời , chi phối đời sống kinh tế , chính trị. 
- Tiến hành chiến tranh xâm lược 
Tiết 18 : NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 
1- Cuộc Duy tân Minh Trị 
2- Nhật Bản tiến sang chủ nghĩa đế quốc 
Lược đố đế quốc Nhật Bản cuối TK XIX đầu TK XX 
Dựa vào lược đồ trình bày sự mở rộng thuộc địa của đế quốc Nhật Bản ? 
1872-1879 
1895 
1905 
1905 
1910 
1914 
Em có nhận xét gì về phạm vi ảnh hưởng của Nhật bản ? 
- Phạm vi ảnh hưởng không ngừng mở rộng -> Nhật trở thành một cường quốc đế quốc ở Viễn Đông . 
Theo em với những chính sách đối nội , ngoại như vậy trong xã hội Nhật Bản tồn tại những mâu thuẫn cơ bản nào ? 
Nhân dân >< Giới cầm quyền 
Lao động Nhật Bản 
=> CNĐQ phong kiến quân phiệt 
Tiết 18 : NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 
1- Cuộc Duy tân Minh Trị 
2- Nhật Bản tiến sang chủ nghĩa đế quốc 
3- Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản 
Vì sao công nhân Nhật Bản nổi dậy đấu tranh ? 
- Do bị áp bức bóc lột -> nhân dân lao động , đặc biệt là công nhân Nhật Bản đã nổi dậy đấu tranh . 
Chính sách áp bức,bóc lột của bọn chủ tư bản Nhật có gì giống và khác bọn chủ tư bản Âu-Mĩ ? 
* Giống :Thời gian lao động dài(12-14h/ngày), điều kiện lao động khắc nghiệt  
* Khác : Tiền lương ở Nhật thấp hơn rất nhiều lần . 
Cuộc đấu tranh của công nhân Nhật có bước tiến gì mới ? 
. 
 Năm 1901 Đảng xã hội Nhật Bản thành lập 
Tiết 18 : NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 
1- Cuộc Duy tân Minh Trị 
2- Nhật Bản tiến sang chủ nghĩa đế quốc 
3- Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản 
- Do bị áp bức bóc lột -> nhân dân lao động , đặc biệt là công nhân Nhật Bản đã nổi dậy đấu tranh . 
 - Năm 1901 Đảng xã hội Nhật Bản thành lập 
Hãy thống kê các phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản theo mẫu sau ? 
Thời gian 
Số lượng 
Lực lượng tham gia 
Mục tiêu 
Hình thức đấu tranh 
Liên tục từ 1901-1917 
 Nhiều ( năm 1917là 398cuộc) 
Các tầng lớp nhân dân 
Chống giai cấp tư sản 
Bãi công , biểu tình ... 
Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản đầu TK XX? 
=> Các phong trào diễn ra liên tục , sôi nổi với nhiều hình thức phong phú ở đầu TK XX 
 Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản có gì giống và khác với phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á? 
* Giống : Các phong trào đấu tranh diễn ra liên tục , sôi nổi . 
* Khác : + Nhật : Chống lại giai cấp tư sản 
 + Đông nam Á: Đấu tranh chống đế quốc thực dân giải phóng dân tộc . 
Qua bài học hãy rút ra nhận xét về tình hình Nhật Bản giữa TK XIX đầu TK XX? 
Nhật Bản là nước phong kiến 
Nhờ cải cách Duy tân 
Trở thành nước tư bản 
Cuộc đấu tranh của nhân dân ngày càng dâng cao 
BÀI TẬP 
 Hãy chọn câu nhận xét đúng về cuộc Duy tân Minh Trị trong các câu dưới đây ? 
a - Là cuộc đấu tranh chống ngoại xâm 
b - Là cuộc cách mạng tư sản kiểu mới 
c - Là cuộc cải cách theo khuynh hướng dân chủ tư sản 
d - Là cuộc nội chiến 
Vì sao Nhật Bản không bị trở thành thuộc địa mà phát triển thành một nước tư bảncông nghiệp vào giữa TK XIX đầu TK XX ? 
Trả lời : Vì Nhật Bản đã tiến hành cuộc cải cách Duy Tân trên nhiều mặt của đời sống xã hội , đưa nước Nhật thoát ra khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu , thành một nước tư bản công nghiệp . 
Hãy chọn một đặc điểm đúng về chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản trong các đặc điểm dưới đây ? 
a- Chủ nghĩa đế quốc thực dân 
b- Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi 
c- Chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến 
d- Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt 
Hướng dẫn về nhà 
 Học bài 
 Sưu tầm tài liệu về đế quốc Nhật Bản giữa TK XIX đầu TK XX 
 Chuẩn bị bài mới 
Xin chân thành cảm ơn 
 thầy , cô và các em 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_lich_su_khoi_8_tiet_18_bai_12_nhat_ban_giua_th.ppt
Bài giảng liên quan