Bài giảng môn Lịch sử Lớp 7 - Tiết 27, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên Thế kỉ XIII

Chiến thắng Bạch Đằng

Trước thời cơ ấy, quân ta đã làm gì ?

Vua Trần và Trần Quốc Tuấn quyết định mở cuộc phản công và tiến hành việc bố trí trận mai phục ở sông Bạch Đằng.

Tại sao lại bố trí mai phục tại sông Bạch Đằng ?

Bạch Đằng là một sông lớn do sông Đá Bạc, sông Giá và nhiều sông khác đổ vào. Dòng sông rộng khoảng 1 km (khi thủy triều lên), chảy qua địa phận huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), rồi đổ ra biển.

Trần Quốc Tuấn đã làm gì để chuẩn bị mai phục tại sông Bạch Đằng ?

Trần Quốc Tuấn cho tìm hiểu con nước triều lên xuống hằng ngày và cắm cọc trên sông, bố trí các đạo quân mai phục.

ppt22 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Lịch sử Lớp 7 - Tiết 27, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên Thế kỉ XIII, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
1 
Chào mừng các thầy cô về dự giờ môn Lịch sử 
2 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
? Em hãy cho biết cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai. 
- Tránh thế giặc mạnh lúc chúng mới đến xâm lược. 
- Vừa cản giặc, vừa rút lui dần để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ và thực hiện “vườn không nhà trống” để gây khó khăn về lương thảo cho quân Nguyên. 
- Khi thời cơ đến, quân giặc lâm vào tình thế khó khăn, nhà Trần liền phản công tiêu diệt quân giặc. 
3 
Thứ Sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2011  Tiết 27 
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII) – tiếp theo 
III – CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA 
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287 - 1288) 
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt 
? Hai lần xâm lược Đại Việt đều thất bại, vua Nguyên đã làm gì ? 
Tức giận, quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba để trả thù. 
? Hãy nêu một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba. 
- Đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng tấn công Đại Việt. 
- Hơn 30 vạn quân và nhiều danh tướng do Thoát Hoan làm Tổng chỉ huy, hàng trăm chiến thuyền, một đoàn thuyền lương chở hàng chục vạn thạch lương. 
- Hốt Tất Liệt cũng căn dặn Thoát Hoan: “Không được coi Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường”. 
? Qua lời căn dặn đó, em thấy thái độ của vua Nguyên ra sao ? 
Đang lo lắng, run sợ. 
? Trước nguy cơ bị xâm lược, vua Trần đã làm gì ? 
Khẩn trương chuẩn bị đánh giặc. 
Cuối tháng 12-1287 
Thứ Sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2011  Tiết 27 
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII) – tiếp theo 
III – CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA 
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287 - 1288) 
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt 
? Quân Nguyên tiến vào nước ta như thế nào ? 
Cuối tháng 12 – 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang. 
? Quân Trần đối phó ra sao ? 
Sau nhiều trận đánh chặn, quân Trần rút khỏi Vạn Kiếp về vùng sông Đuống, chặn giặc kéo vào Thăng Long. 
? Giặc đã thực hiện ý đồ ra sao khi vào nước ta ? 
Chiếm đóng Vạn Kiếp và ra sức xây dựng nơi đây thành căn cứ vững chắc để định đánh lâu dài với quân ta. 
? Đạo quân còn lại của quân Nguyên tiến vào nước ta ra sao ? 
Thuyền chiến do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào nước ta, rồi ngược sông Bạch Đằng kéo về Vạn Kiếp để hội quân. 
Thứ Sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2011  Tiết 27 
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII) – tiếp theo 
III – CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA 
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287 - 1288) 
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt 
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ 
? Tại sao Ô Mã Nhi lại không bảo vệ đoàn thuyền lương? 
Ô Mã Nhi cho rằng quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương này nên đã tiến về hội quân ở Vạn Kiếp (chủ quan) 
? Em hãy tường thuật diễn biến trận Vân Đồn ? 
Thứ Sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2011  Tiết 27 
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII) – tiếp theo 
III – CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA 
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287 - 1288) 
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt 
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ 
? Ý nghĩa, tác dụng của chiến thắng Vân Đồn đối với cuộc kháng chiến ? 
- “Chỗ trông cậy của quân Nguyên là lương thảo khí giới, nay đã bị ta bắt được”“nhiều không kể xiết, tù binh cũng rất nhiều” 
(Đại việt sử kí toàn thư) 
- Làm thất bại chủ trương “dựa vào lương thực nhiều để đánh lâu dài với nhà Trần” của quân Nguyên, làm cho quân giặc lâm vào tình thế bị động và gặp rất nhiều khó khăn, tạo thời cơ để quân dân nhà Trần mở cuộc phản công tiêu diệt quân Nguyên. 
Thứ Sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2011  Tiết 27 
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII) – tiếp theo 
III – CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA 
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287 - 1288) 
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt 
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ 
3. Chiến thắng Bạch Đằng 
? Tình thế của quân Nguyên sau thất bại ở trận Vân Đồn ? 
- Lâm vào tình thế bị động và gặp rất nhiều khó khăn. 
Thứ Sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2011  Tiết 27 
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII) – tiếp theo 
III – CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA 
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287 - 1288) 
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt 
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ 
3. Chiến thắng Bạch Đằng 
? Tình hình Thăng Long lúc này ra sao ? 
- Trống vắng vì nhân dân kinh thành đã thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” của triều đình. 
? Chiếm được Thăng Long “trống vắng”, Thoát Hoan đã làm gì ? 
- Thoát Hoan cho quân tiến đánh các căn cứ của quân Trần và sai Ô Mã Nhi đem quân đuổi bắt hai vua Trần (thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông), nhưng thất bại. Hắn điên cuồng cho quân lính tàn sát dân chúng, đốt phá, cướp bóc và quật lăng mộ cua Trần Thái Tông ở phủ Long Hưng (Thái Bình). 
? Nhân dân ta đã chống trả ra sao ? 
- Quân dân ta tấn công chiếm lại nhiều nơi xung yếu, đẩy chúng vào thế bị động, cạn kiệt lương thực. 
? Lúc đó tình hình quân Nguyên ra sao ? Thoát Hoan đã làm gì ? 
- Có nguy cơ bị cô lập, binh lính hoang mang, tuyệt vọng. Thoát Hoan quyết định rút quân lên Vạn Kiếp, từ đó rút về nước bằng hai đường thủy, bộ. 
Thứ Sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2011  Tiết 27 
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII) – tiếp theo 
III – CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA 
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287 - 1288) 
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt 
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ 
3. Chiến thắng Bạch Đằng 
? Trước thời cơ ấy, quân ta đã làm gì ? 
- Vua Trần và Trần Quốc Tuấn quyết định mở cuộc phản công và tiến hành việc bố trí trận mai phục ở sông Bạch Đằng. 
? Tại sao lại bố trí mai phục tại sông Bạch Đằng ? 
- Bạch Đằng là một sông lớn do sông Đá Bạc, sông Giá và nhiều sông khác đổ vào. Dòng sông rộng khoảng 1 km (khi thủy triều lên), chảy qua địa phận huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), rồi đổ ra biển. 
? Trần Quốc Tuấn đã làm gì để chuẩn bị mai phục tại sông Bạch Đằng ? 
- Trần Quốc Tuấn cho tìm hiểu con nước triều lên xuống hằng ngày và cắm cọc trên sông, bố trí các đạo quân mai phục. 
? Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận 
Bạch Đằng tháng 4-1288. 
Thứ Sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2011  Tiết 27 
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII) – tiếp theo 
III – CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA 
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287 - 1288) 
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt 
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ 
3. Chiến thắng Bạch Đằng 
? Em hãy nêu ý nghĩa của chiến tắng Bạch Đằng năm 1288. 
- Việc bố trí trận địa bãi cọc ngầm thể hiện mưu lược đặc sắc của nhà Trần lá hét sức tài tình, biết lợi dụng địa hình, địa vật hiểm yếu, bố trí trận địa bãi cọc và phục kích, kết hợp với quy luật lên xuống của thủy triều để tiêu diệt địch. 
- Tiêu diệt được ý dồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên. Sau lần thất bại này, quân Nguyên phải từ bỏ tham vọng thôn tính Đại Việt. 
19 
? Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gi giống và khác so với lần thứ hai ? 
GIỐNG 
- Vừa cản giặc, vừa rút lui dần để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ và thực hiện “vườn không nhà trống” để gây khó khăn về lương thảo cho quân Nguyên. 
THẢO LUẬN NHÓM 
KHÁC 
- Tập trung tiêu diệt đoàn thuyên lương để dồn chúng vào thế bị động khó khăn 
- Chủ động bố trí trận địa bãi cọc Bạch Đằng để tiêu diệt đoàn thuyền chiến của giặc. 
- Tránh thế giặc mạnh lúc chúng mới đến xâm lược. 
CỦNG CỐ 
Câu 2: Khi giặc tiến vào Thăng Long, ta thực hiện kế sách gì để giam chân chúng và gây cho chúng rất nhiều nguy khốn ? 
 a. “ Vườn không nhà trống ”. 
 b. “ Dương đông kích tây ”. 
 c. “ Khoan thư sức dân , để làm kế sâu rễ bền gốc ”. 
 d. Tất cả các ý trên đều sai . 
Câu 3: Ai là người trực tiếp lãnh đạo quân dân nhà Trần đánh bại quân Nguyên trong trận chiến Bạch Đằng lịch sử ( tháng 4 – năm 1288 ) ? 
 a. Trần Nhật Duật b. Trần Quang Khải 
 c. Trần Khánh Dư d. Trần Quốc Tuấn 
a 
d 
CỦNG CỐ 
 B./ Hãy điền vào chỗ trống bằng các từ hoặc cụm từ ( cho ẵn ) thích hợp : 
Các từ hoặc cụm từ : 
1/Vạn Kiếp;2/ Ô Mã Nhi ; 3/ Thoát Hoan;4/ truy kích và tiêu diệt;5/ trận địa bãi cọc ; 6/ Tháng 4 – 1288; 7/Bạch Đằng ; 8/ ác liệt . 
 “  đoàn thuyền của . đã lọt vào  trên sông .do quân ta bố trí từ trước , cuộc chiến đấu diễn ra ...., Ô Mã Nhi bị bắt sống . Trên bộ .. dẫn quân từ  theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc , liên tiếp bị quân ta .. ..”. 
Tháng 4 – 1288 
Ô Mã Nhi 
trận địa bãi cọc 
Bạch Đằng 
ác liệt 
Thoát Hoan 
Vạn Kiếp 
truy kích và tiêu diệt 
DẶN DÒ 
 Học thuộc bài cũ chuẩn bị bài mới trước ở nhà . 
 Phần IV./ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chốn quân xâm lược Mông – Nguyên . 
 Sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan đến Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn . 
- Hoàn thành câu hỏi bài tập 2 trang 65 – SGK ở nhà . 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_lich_su_lop_7_tiet_27_bai_14_ba_lan_khang_chie.ppt
Bài giảng liên quan