Bài giảng môn Lý luận dạy học

 Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LÝ LUẬN DẠY HỌC

1. Khái niệm về lý luận dạy học9

Lý luận dạy học là một bộ phận của giáo dục. Đối tượng của lý luận dạy học là quá trình dạy học.Lý luận dạy học nghiên cứu quá trình truyền thụ và lĩnh hội kiến thức nói chung, đặc biệt là khung cảnh nhà trường.

- Mô tả và giải thích những hiện tượng liên quan đến mối liên hệ giữa việc dạy và việc học của học viên.

Sách lý luận dạy học cho rằng đối tượng của lý luận dạy học là quá trình giáo dục trí tuệ (trí dục) và hoạt động dạy học (gọi tắt là quá trình dạy học). Tuy nhiên lại có đoạn văn khác “ Trí dục là mục đích là kết quả của dạy học, còn dạy học là phương thức là con đường chính yếu để đạt tới trí dục”. Như vậy trí dục được hiểiu là quá trình giáo dục trí tuệ và lại được hiểu là kết quả của một quá trình là trí tuệ vì “ Trí dục ( rộng ) là sự nắm vững quy luật khách quan của thế giới ( tự nhiên xã hội , tư duy con người), trên cơ sở đó mà có một bức tranh chân thật về thế giới và có được những định hướng trong hoạt động sống của con người “. Vấn đề này thật không rõ ràng. Mặt khác trong phần phân tích đầu tiên thì đối tượng nghiên cứu lý luận dạy học bao gồm cả “Nội dung trí dục( trả lời câu hỏi dạy cái gì)” chúng tôi cho rằng “nội dung trí dục” này là đối tượng của lý luận dạy học bộ môn. Vì các lý do trên chúng tôi chọn định nghĩa đơn giản của môn didactic về đối tượng của lý luận dạy học.

 

doc33 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Lý luận dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
à việc đưa ra những biện pháp cụ thể để giúp học viên khắc phục những thiếu sót, phát huy những mặt mạnh và đạt kết quả tốt. Giáo viên cũng sẽ đưa ra các quyết định với cách giảng dạy của mình.
4.3 Một số mẫu đánh giá theo tiêu chí
4.3.1 Đánh giá bài viết ( Niềm vui dạy học, trang 199)
Cần phải đưa ra tiêu chí để đánh giá bài viết, chẳng hạn
Tập trung vào vấn đề (bài viết có xử lý vấn đề không?)
Chứng cứ (bài viết có bảo vệ quan điểm với các bằng chứng đầy đủ?)
Tính liên kết (các lập luận có gắn với nhau không?)
Phạm vi (có xử lý các khia cạnh quan trọng của vấn đề không?)
Sáng tạo
A = Thực hiện xuất sắc 5 tiêu chí trên
B = Đạt trên mức trung bình ở 4 tiêu chí hay xuất sắc ở một số tiêu chí và khuyết điểm ở một số tiêu chí
C = Đạt mức trung bình hay trên trung bình nhưng có khiếm khuyết nặng
D = Dưới trung bình ở tất cả các tiêu chí
4.3.2 Đánh giá bài viết (Niềm vui dạy học, trang 217)
	Tối đa	Trung bình	Điểm số
1. Bài viết có trọng tâm rõ ràng	4,5	3,5
2. Lập luận tốt	4,5	3,5
3. Công phu, lập luận sâu	6,0	4,5
4. Dùng chính xác các khái niệm
 trong khóa học	6,0	3,5
5. Dùng nguồn tham khảo phù hợp,
 thể hiện sự hiểu biết về tài liệu	4,5	3,5
 và sử dụng nó phù hợp
 6. Văn phạm, văn phong, chính tả	4,5	3,5
	Tổng cộng	30	23
4.3.3 Đánh giá trình bày kỹ thuật và thuyết trình (Cải cách, trang 185)
Chất lượng trình bày	Tối đa	Điểm số
 Nêu bật mục tiêu	1
 Quan sát tốt khán giả	1
 Giọng nói hiệu quả	0,5
 Tư thế tự nhiên	0,5
 Kết thúc tốt	1
Nội dung kỹ thuật
 Nội dung chính xác	1
 Phát biểu đủ ý	1
 Điểm chính được nhấn mạnh	0,5
 Đồ thị và thuyết minh	0,5
 Bình luận các phương án	1
 Mức độ giải quyết vấn đề	1
 Trả lời câu hỏi tốt	1
4.3.4 Xét duyệt đồ án
Tiêu chí	Điểm tối đa
Giao tiếp hiệu quả (viết, nói,
 đồ họa)	1
Quản lý thời gian và nguồn lực	1,5
Khả năng sử dụng
 công nghệ thông tin	1
Xử lý thông tin	2
Thể hiện kỹ năng để 
 giải quyết vấn đề	2
Làm việc và học tập độc lập	1,5
Giao tiếp hiệu quả với
 các cá nhân khác	1
Ví dụ về một biên bản dạy học. 
Giáo viên : Nguyễn Văn Z.
Lớp: 10T3
Môn: XY
7h giáo viên vào lớp, cả lớp đứng lên chào rồi ngồi xuống.
GV: hôm nay chúng ta sẽ học bài UV, nhưng trước hết thầy sẽ kiểm tra bài cũ.
GV: Minh, lên bảng
Minh, ngồi bàn thứ 3 bên phải bước lên bảng
GV(đọc): giải phương trình x3- 3x+ 2= 0
Minh ghi lên góc bên trái bảng
7h05, có một học viên vào lớp
Để thuận tiện cho việc ghi chép, ngoài tiêu chí 4W1H (loại trừ câu hỏi “Why”) chúng ta cần lưu ý các đối tượng quan sát sẽ là:
Giáo viên: tất cả các hoạt động
Học viên: tất cả các hoạt động
Kiến thức: đã được giảng dạy như thế nào
Môi trường: các biến động của môi trường như:
Tiếng loa thông báo
Hoạt động lớp bên cạnh
Bảng chia các phần thế nào, có bị chói không?
Nhiệt độ phòng
Các hoạt động nên ghi thêm mốc thời gian vào đó.
2.2. Các phán đoán lý thuyết.
Sau khi có biên bản buổi học, người quan sát cần phải tiến hành phân tích biên bản đó theo lý luận dạy học. Các vấn đề cần phải phán đoán là:
Hợp đồng dạy học: có tình huống nào thể hiện hợp đồng dạy học không?
Thể chế: có ràng buộc nào về kiến thức, thể chế đó cần có tầm mức do giáo viên (quận, thành phố) quy định?
 Quan sát lớp học
Quan sát lớp học
Quan sát lớp học là việc theo dõi các diễn biến xảy ra trong lớp học để phán đoán các yếu tố dạy học.
Chúng ta có hai loại quan sát lớp học. Loại thứ nhất là quan sát trong giờ học, bao gồm các tác động qua lại giữa học viên/ giáo viên/ tri thức. Loại thứ hai bao gồm những quan sát ngoài giờ học, gồm trao đổi, bảng câu hỏi, các tài liệu như bài kiểm tra, sách giáo khoa, giáo trình
Quan sát lớp học cũng có thể chia làm hai loại dựa theo tính chất quan sát. Loại thứ nhất là quan sát một đồ án dạy học. Môi trường dạy học được thiết kế để thực hiện một đồ án dạy học nào đó. Loại thứ hai là quan sát một lớp học bình thường. Đối với trường hợp này, trong lớp học sẽ có nhiều tình huống có vẻ như ngẫu nhiên. Người quan sát sẽ suy đoán ra các yếu tố dạy học đằng sau các tình huống đó.
 Quan sát lớp học tạo một mối liên hệ giữa thực tiễn dạy học và lý luận dạy học. Lý luận dạy học giúp thiết kế các hoạt động trong lớp học và các hoạt động trong lớp học giúp bổ sung điều chỉnh lý luận dạy học.
Quan sát trong giờ học
Biên bản buổi học
Quan sát trong lớp học yêu cầu dữ liệu về buổi học. Dữ liệu đó là biên bản của buổi học hay các băng ghi âm, ghi hình. Biên bản buổi học cần ghi lại đầy đủ các diễn biến của lớp học bao gồm:
Lời giảng của giáo viên.
Ý kiến của học viên.
Các hành vi của giáo viên, học viên trong lớp học.
Kiến thức được giảng dạy.
Các biến động của môi trường học tập.
Các diễn biến này nên ghi theo thứ tự thời gian, trong khi ghi chép nên chú ý các chi tiết theo tiêu chí 5W1H (what, where, when, who, why, how). Tuy nhiên ta nên tránh hỏi “Tại sao” vào lúc đó.
Học viên và các kiến thức chuẩn bị cho buổi học.
Phương pháp giảng dạy loại nào?
Sự chuyển hóa sư phạm các kiến thức ra sao?
Có các tình huống, tình huống ủy nhiệm không?
Nếu có tình huống thì biến dạng học là gì?
Có các quy tắc hành động, định hướng hành động, quan niệm nào không?
Nhận xét về các phán đoán.
3. Quan sát ngoài giờ học:
Quan sát ngoài giờ học có thể là có chủ ý, cũng có thể là không có chủ ý. Tuy nhiên, quan sát ngoài giờ học nên thực hiện như là bổ sung cho quan sát trong giờ học, kiểm tra lại các phán đoán từ biên bản dạy học. 
3.1. Sách giáo khoa, giáo trình, tóm tắt lý thuyết
Sau buổi học, ngoài quan sát phân tích biên bản và đưa ra một số phán đoán. Các phán đoán đó cần được kiểm chứng. Một trong những tài liệu có thể dùng để kiểm chứng là sách giáo khoa, giáo trình, các tài liệu viết của học viên, các bài kiểm tra Dựa vào các tài liệu này ta sẽ đối chiếu xem phán đoán của mình
Có sai khác so với thực tế không?
Có cần bổ sung gì không?
Có cần bớt đi gì không?
3.2. Phỏng vấn (những yếu tố, trang 405)
Phỏng vấn có thể nhanh chóng đem lại kiểm chứng cho các phán đoán. Có thể thực hiện với giáo viên, học viện, phụ huynh, cán bộ quản lý Một phỏng vấn có thể
Chặt chẽ, theo một chủ đề xác định.
Ít chặt chẽ hơn, chỉ có sự hướng dẫn chủ đề lúc bắt đầu phỏng vấn sau đó phỏng vấn tiến triển tự do theo logic của chủ đề.
3.3. Bộ câu hỏi điều tra
Người quan sát đưa ra một dãy câu hỏi để thu thập ý kiến của giáo viên, học viên
3.3.1. Cách xây dựng bộ câu hỏi
- Xác định mục đích điều tra: những phán đoán trong quan sát giờ học.
- Xác định nhóm điều tra và đặc trưng của nhóm.
- Xác định các mẫu trong nhóm điều tra.
- Xác định nhóm các câu hỏi.
3.3.2. Các loại câu hỏi
- Câu hỏi mở hay câu hỏi tạo ra sản phẩm: ngoài trả lời phải theo cách của mình, có thể có nhiều hướng trả lời.
- Câu hỏi đóng: khả năng lựa chọn câu trả lời bị giảm đi.
4. Phân tích tiên nghiệm và phân tích hậu nghiệm
4.1. Phân tích tiên nghiệm
Phân tích tiên nghiệm một tình huống là thiết kế mô hình dự kiến về thực tế dạy học. Khi giáo viên dự kiến giảng dạy thường phải phân tích tiên nghiệm
Phân tích tiên nghiệm có thể là việc kiểm tra một phán đoán đã có từ sự quan sát lớp học một cách cụ thể. Phân tích tiên nghiệm cho phép thiết kế một mô hình dạy học để đem áp dụng vào trong thực tế giảng dạy.
4.2. Phân tích hậu nghiệm
Phân tích hậu nghiệm là dựa vào các kết quả quan sát thực tế để xây dựng các mô hình. Khi giáo viên rút kinh nghiệm giảng dạy thường phải phân tích hậu nghiệm.
Việc phân chia phân tích hậu nghiệm và hậu nghiệm chỉ là tương đối. Khi quan sát trong giờ học và sẽ có một số dữ liệu. Việc đem dữ liệu đó phân tích để phán đoán các mô hình về quan niệm của học viên, biến dạy học, tình huống Đó là phân tích hậu nghiệm. Sau đó đem các mô hình này đề thiết kế các hoạt động trong lớp học thì lại là giai đoạn phân tích tiên nghiệm. Như vậy ta chỉ có thể nói các phân tích
Tiên nghiệm: Mô hình Thực tế
Hậu nghiệm: Thực tế Mô hình
Trong thực tiễn dạy học thì hai quá trình phân tích này luôn tồn tại.
4.3. Sự phân đôi tình huống
Sự phân đôi tình huống là trạng thái phân vân khi đối chiếu thực tế với mô hình. Quan sát sự phân đôi tình huống đem lại sự phù hợp giữa mô hình và thực tế. Sự phân đôi tình huống diễn ra trong các trường hợp sau:
Phân tích tiên nghiệm: điều dự kiến trong giảng dạy đã không xảy ra trong thực tế. Học viên có phản ứng khác với thiết kế mong chờ.
Phân tích hậu nghiệm: điều xảy ra không nằm trong dự kiến sắp tới. Người quan sát không phân tích đầy đủ thực tế.
Quan sát lớp học
Quan sát lớp học
Quan sát lớp học là việc theo dõi các diễn biến xảy ra trong lớp học để phán đoán các yếu tố dạy học.
Chúng ta có hai loại quan sát lớp học. Loại thứ nhất là quan sát trong giờ học, bao gồm các tác động qua lại giữa học viên/ giáo viên/ tri thức. Loại thứ hai bao gồm những quan sát ngoài giờ học, gồm trao đổi, bảng câu hỏi, các tài liệu như bài kiểm tra, sách giáo khoa, giáo trình
Quan sát lớp học cũng có thể chia làm hai loại dựa theo tính chất quan sát. Loại thứ nhất là quan sát một đồ án dạy học. Môi trường dạy học được thiết kế để thực hiện một đồ án dạy học nào đó. Loại thứ hai là quan sát một lớp học bình thường. Đối với trường hợp này, trong lớp học sẽ có nhiều tình huống có vẻ như ngẫu nhiên. Người quan sát sẽ suy đoán ra các yếu tố dạy học đằng sau các tình huống đó.
 Quan sát lớp học tạo một mối liên hệ giữa thực tiễn dạy học và lý luận dạy học. Lý luận dạy học giúp thiết kế các hoạt động trong lớp học và các hoạt động trong lớp học giúp bổ sung điều chỉnh lý luận dạy học.
Quan sát trong giờ học
Biên bản buổi học
Quan sát trong lớp học yêu cầu dữ liệu về buổi học. Dữ liệu đó là biên bản của buổi học hay các băng ghi âm, ghi hình. Biên bản buổi học cần ghi lại đầy đủ các diễn biến của lớp học bao gồm:
Lời giảng của giáo viên.
Ý kiến của học viên.
Các hành vi của giáo viên, học viên trong lớp học.
Kiến thức được giảng dạy.
Các biến động của môi trường học tập.
Các diễn biến này nên ghi theo thứ tự thời gian, trong khi ghi chép nên chú ý các chi tiết theo tiêu chí 5W1H (what, where, when, who, why, how). Tuy nhiên ta nên tránh hỏi “Tại sao” vào lúc đó.

File đính kèm:

  • doclyluandayhoc.doc