Bài giảng môn Ngữ văn 8 - Bài 12: Tập làm văn Phương pháp thuyết minh

- Văn bản cung cấp tri thức về lịch sử, văn hoá của địa danh nổi tiếng:Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

- Người viết đã tìm hiểu, tích luỹ tri thức

- Phương pháp: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê

ppt35 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 8 - Bài 12: Tập làm văn Phương pháp thuyết minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo và các vị đại biểu đến dự giờ thăm lớpChúc các em học tốt !Kiểm tra bài cũ: Đoạn trích dưới đây là văn bản thuyết minh. Đúng hay Sai ? Tại sao ? Trường THCS Tây Sơn nằm trên phố Trần Nhân Tông, cạnh hồ Thiền Quang và công viên Thống Nhất. Ban đầu trường Tây Sơn là trường tư thục nữ. Sau ngày giải phóng Thủ đô, tháng 11/1954 trường tái giảng trở lại và coi đây là ngày thành lập trường. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường THCS Tây Sơn đã đạt được những thành tích đáng tự hào; hai mươi ba năm liền trường được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố. Từ mái trường Tây Sơn, biết bao thế hệ học trò được đào tạo đã góp phần xây dựng thủ đô, xây dựng đất nước. (Bài làm của học sinh)Đáp án: 	 Đoạn văn trên là đoạn văn thuyết minh. Vì: - Cung cấp cho ta sự hiểu biết về trường THCS Tây Sơn. - Dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. - Tri thức khách quan, xác thực. Bài 12 – Tiết 47Phương pháp thuyết minhI. Tìm hiểu bàiCâu hỏi thảo luận nhóm: a: Ba VB ở tiết 44 (Tại sao lá cây có màu diệp lục, Cây dừa Bình Định, Huế) sử dụng các loại tri thức gì ? Các tri thức ấy có tiêu biểu cho đối tượng cần thuyết minh không ? Tại sao ?b: Làm sao để có các tri thức ấy? Vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ ở đây như thế nào? c: Bằng suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh không? Tại sao? Văn bản cung cấp tri thức về sự vật: khoa học, văn hoá, lịch sử   Tri thức tiêu biểu nổi bật1. Quan sát, học tập tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh. Câu hỏi a: Ba văn bản ở tiết 44 (Tại sao lá cây có màu diệp lục, Cây dừa Bình Định, Huế) sử dụng các loại tri thức gì? Các tri thức ấy có tiêu biểu cho đối tượng thuyết minh không? Tại sao? Có tri thức: phải quan sát, học tập, tích luỹ kiến thức   Vai trò quan trọng. Câu hỏi b: Làm sao để có các tri thức ấy? Vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ ở đây như thế nào? Câu hỏi c: Bằng suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh không? Tưởng tượng suy luận không có tri thức thuyết minh vì không thuyết phục.II. Nội dung bài họcĐể làm bài văn thuyết minh, cần phải có tri thức, muốn có tri thức tốt, người viết phải làm gì??Ghi nhớ 1:Cung cấp tri thức thuyết minhHọc tập Quan sát Tích luỹBài tập nhanh:(BT 1- phần Luyện tập) Chỉ ra những kiến thức mà tác giả bài “Ôn dịch thuốc lá” thể hiện trong bài viết.Trả lời: + Kiến thức khoa học: tác hại của khói thuốc lá với sức khoẻ.+ Kiến thức xã hội: tâm lý lệch lạc của một số người coi hút thuốc là lịch sự.-> Kiến thức: thuyết phục, tiêu biểu.2. Các phương pháp thuyết minhĐể nêu bật đặc điểm bản chất tiêu biểu của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, người ta thường sử dụng các phương pháp thuyết minh nào?(trả lời theo SGK) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.Phương pháp liệt kê.Phương pháp nêu ví dụ, dùng số liệu (con số).Phương pháp so sánh.Phương pháp phân loại, phân tích.?Với từng phương pháp thuyết minh cụ thể, chúng ta cùng tìm hiểu cách làm, tác dụng của phương pháp ấy trong bài văn thuyết minh. (HS làm phiếu học tập theo nhóm, dựa vào các câu hỏi và ví dụ trong SGK)PP thuyết minhCách làmTác dụng 1.2.3.4.5.PhiếuHọc TậpPhương pháp nêu định nghĩa, giải thích.Ví dụ: - Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam.	 	(Huế) - Nông Văn Vân là tù trưởng của dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).	(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)2. Phương pháp liệt kê.Ví dụ: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt,nấu canh, làm nước mắm. 	(Cây dừa Bình Định) Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.	(Thông tin về Ngày trái đất năm 2000)3. Phương pháp nêu ví dụVí dụ:Ngày nay, đi các nước phát triển. đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng, những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đôla, tái phạm phạt 500 đôla)	(Ôn dịch thuốc lá)4. Phương pháp dùng số liệu (con số)Ví dụ: Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời số thán khí không ngừng gia tăng.Vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn còn? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một héc-ta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí. Vì thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kì to lớn.	( Nói về cỏ)5. Phương pháp so sánhVí dụ:Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng 3 đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.6. Phương pháp phân loại, phân tích.Hãy cho biết bài “Huế ” đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?Đáp án: Huế:- Vẻ đẹp thiên nhiên: núi, sông,biển- Công trình kiến trúc.- Những món ăn nổi tiếng.- Thành phố đấu tranh kiên cường.- Phương pháp thuyết minhCách làmTác dụng1. Nêu định nghĩa, giải thích- Kiểu câu: A là B.+ A: đối tượng cần thuyết minh.+ B: tri thức về đối tượng.+ là: biểu thị sự phán đoán.- Giúp người đọc có khái niệm và hình dung được đối tượng.2. Liệt kêKể ra các thuộc tính, biểu hiện cùng loại. Kiểu câu: câu có nhiều vế câu, có nhiều vị ngữ.- Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện về đối tượng.3. Nêu ví dụ, dùng số liệu Dẫn ra các ví dụ cụ thể. Dùng các số liệu chính xác. Ví dụ phải khách quan, số liệu phải chính xác, tin cậy- Đối tượng thuyết minh có độ tin cậy cao.4. So sánh - So sánh hai đối tượng cùng loại.- Nhằm nổi bật đối tượng cần thuyết minh.5. Phân loại, phân tích- Chia đối tượng ra thành từng mặt, từng khía cạnh, từng vấn đề.- Giúp người đọc hiểu dần từng mặt của đối tượng tiến tới hiểu một cách hệ thống toàn diện.Bảng hệ thống các phương pháp thuyết minhBài tập nhanh:(HS trả lời câu hỏi sau khi theo dõi băng hình)Câu hỏi 1: Băng hình trên thuyết minh đối tượng nào? Qua đó, ta biết những đặc điểm gì của đối tượng?Câu hỏi 2: Đoạn băng thuyết minh đã cung cấp tri thức về đối tượng thuyết minh bằng phương pháp nào? Văn bản cung cấp tri thức về lịch sử, văn hoá của địa danh nổi tiếng:Văn Miếu – Quốc Tử Giám.- Người viết đã tìm hiểu, tích luỹ tri thức- Phương pháp: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kêCó ý kiến cho rằng trong một bài văn thuyết minh chỉ cần dùng một phương pháp cho đơn giản, cũng có ý kiến cho rằng cần phải kết hợp nhiều phương pháp. ý kiến của em như thế nào??Từ các bài tập tìm hiểu trên, hãy trình bày lại những phương pháp thuyết minh chủ yếu và tác dụng của các phương pháp thuyết minh? Ghi nhớ 2:?Phương pháp thuyết minhNêu định nghĩa giải thíchLiệt kêNêu ví dụ và dùng số liệu SosánhPhân tích, phân loại Văn bản thuyết minh dễ hiểu, sáng rõIII. Luyện tập 1. Bài tập 2 - SGK Phương pháp sử dụng: + So sánh: so sánh AIDS với giặc ngoại xâm.+ Phân tích: tác hại của nicôtin, khí cácbonic.+ Phương pháp nêu số liệu: tiền mua thuốc lá, tiền phạt ở nước Bỉ.2. Bài tập viết đoạn văn thuyết minh: Cho đối tượng cần thuyết minh: cái bút bi.- Em cần thuyết minh đặc điểm nổi bật nào của cái bút bi và em dùng những phương pháp nào?Trả lời: Cần thuyết minh đặc điểm nổi bật của cái bút bi:+ Cấu tạo.+ Phân loại.+Tác dụng.+ Bảo quản.+ - Dùng các phương pháp để thuyết minh.- Viết đoạn vănBảng hệ thống hóa bài học Văn bản thuyết minhNội dungPhương phápNêu định nghĩa giải thíchPhân loại phân tíchLiệt kêNêu ví dụ, số liệu So sánh Người đọc, người nghe có hiểu biết về đối tượng được thuyết minhCung cấp tri thức về tự nhiên và xã hội Củng cố – Dặn dò: Hiểu được các phương pháp thuyết minh. Làm BT 3, 4 SGK. áp dụng các phương pháp vào việc viết bài văn thuyết minh.Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ

File đính kèm:

  • pptPhuong_phap_thuyet_minh.ppt