Bài giảng môn Ngữ Văn 8 - Bài 25: Chương trình địa phương - Hồ Thị Thanh Tâm

Ngũ Hành Sơn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm và là hòn non

bộ thiên tạo khổng lồ của thiên nhiên, là một thắng cảnh đẹp của

Đà Nẵng .

Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm TP Đà Nẵng 7km về phía đông nam

 Ngũ Hành Sơn không cao, dốc đứng cheo leo, cây cở lơ thơ. Tương truyền từ xa xưa, khi vùng đồng bằng Quảng Nam được hình thành, nơi đây là vùng đất hoang sơ và bằng phẳng. Một ngày nọ bỗng xuất hiện một con rồng khổng lồ tìm đến đẻ trứng và theo đó là sự xuất hiện của năm ngọn núi Ngũ hành. Vỏ trứng sau khi nở đã tách làm năm mảnh và hình thành nên năm hòn đá cẩm thạch khổng lồ óng ánh đủ màu sắc diệu kỳ. Năm hòn đá đó là Ngũ Hành Sơn ngày nay, nơi đã được các du khách ưu ái gọi với cái tên "chốn Bồng Lai tiên cảnh".

 

ppt26 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ Văn 8 - Bài 25: Chương trình địa phương - Hồ Thị Thanh Tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chào mừng cô và các bạnđến với danh thắng Ngũ Hành Sơn Hồ Thị Thanh Tâm Lóp 8/3. THCS Nguyễn Văn Linh	Ngũ Hành Sơn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm và là hòn non bộ thiên tạo khổng lồ của thiên nhiên, là một thắng cảnh đẹp của Đà Nẵng . Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm TP Đà Nẵng 7km về phía đông nam Ngũ Hành Sơn không cao, dốc đứng cheo leo, cây cở lơ thơ. Tương truyền từ xa xưa, khi vùng đồng bằng Quảng Nam được hình thành, nơi đây là vùng đất hoang sơ và bằng phẳng. Một ngày nọ bỗng xuất hiện một con rồng khổng lồ tìm đến đẻ trứng và theo đó là sự xuất hiện của năm ngọn núi Ngũ hành. Vỏ trứng sau khi nở đã tách làm năm mảnh và hình thành nên năm hòn đá cẩm thạch khổng lồ óng ánh đủ màu sắc diệu kỳ. Năm hòn đá đó là Ngũ Hành Sơn ngày nay, nơi đã được các du khách ưu ái gọi với cái tên "chốn Bồng Lai tiên cảnh". Hồ Thị Thanh Tâm Lóp 8/3. THCS Nguyễn Văn Linh Một thoáng Ngũ Hành	Theo các nhà nghiên cứu, năm ngọn Ngũ Hành được tạo hoá khéo léo sắp đặt theo cấu trúc “tam thiên lưỡng địa” (3+2), gồm các ngọn: Thuỷ Sơn, Mộc Sơn ở phía Đông, Kim Sơn, Thổ Sơn, Hoả Sơn ở phía Tây. Nhìn từ trên cao, năm ngọn Ngũ Hành như năm đỉnh của một ngôi sao nằm giữa lòng thành phố. Nơi đây vừa có sự linh thiêng của chùa chiền, vừa có nét huyền bí của hang động. Quả không ngoa khi bà Bang Nhãn trong bài “Vịnh Ngũ Hành Sơn” rất nổi tiếng của mình đã hết lời khen ngợi: “Cảnh trí nào hơn cảnh trí này Bồng Lai tiên cảnh hẳn là đây. Núi chen sắc đá pha màu gấm. Chùa nức hơi hương khói lộn mây”. Hồ Thị Thanh Tâm Lóp 8/3. THCS Nguyễn Văn Linh	Mộc SơnNằm ở giáp biển, .phía đông và nam la đồng cát, phía bắc là ruông, phía tây là xóm làng.Tuy thuộc hành mộc nhưng tại đây lại rất ít cây cối. Đỉnh núi bị đá xẻ thành những răng cưa giống như cái mồng gà trống nên có thể vì vậy mà có tên là núi mồng gà. Trên ngọn núi này không có chùa chiền, chỉ có một khối đá cẩm thạch màu trăng trông tựa người đang ngồi. Người địa phương gọi đây là Cô Mụ hay bà Quan Âm.Dưới chóp núi 10 m có một kẽ đá rộng chạy qua phía nam. Trong núi có một động nhỏ.Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cán bộ và nhân dân địa phương thường vào đây để chống máy bay địchChùa Tam ThaiThuỷ Sơn nằm trên một dải đất rộng chừng 15ha và là ngọn cao nhất trong Ngũ Hành Sơn. Đỉnh núi có 3 ngọn nằm ở 3 tầng, giống ba ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm Đại Hùng tinh nên còn có tên là núi Tam Thai.Các chùa chiền và hang đông tập trung chủ yếu ở Thuỷ Sơn. Một số hang động, chùa chiền nổi tiếng ở đây như động Hoả Nghiêm, Linh Nham, Huyền Không, Lăng Hư,Vân Thông, Tàng Chân...; hang Vân Nguyệt, chùa Linh Ứng, Tam Thai, Hành Cung, Tam Tâm, Từ Tâm... Hồ Thị Thanh Tâm Lóp 8/3. THCS Nguyễn Văn LinhĐể lên thăm chùa và các hang động ta phải leo lên hàng mấy trăm bậc tam cấp. Leo khoảng giữa đường tam cấp phía Tây ta sẽ gặp cổng ngoài của chùa Tam Thai, nơi vua Minh Mạng đã từng ghé thăm và khắc lên một tấm bia bằng đá Trà Kiệu ba chữ Hán lớn “Vọng Giang Đài” nghĩa là Đài Ngắm Sông. Đứng ở đây ta có thể nhìn thấy bao quát cả một vùng đồng ruộng mênh mông của Đà Nẵng, Quảng Nam và các con sông Trường Giang, Cẩm Lệ bao quanh.Đường lên Thủy Sơn Hồ Thị Thanh Tâm Lóp 8/3. THCS Nguyễn Văn Linh	Vòng ra chùa Tam Thai theo một con đường đất, ta sẽ gặp một cổng vôi cổ kính trên có ba chữ Hán “Huyền Không Quan”, đây là cửa vào động Hoả Nghiêm và động Huyền Không. Trong động Huyền Không, một hang động lộ thiên, nằm gọn trong lòng núi, có đường dẫn sâu xuống lòng đất. Đi trong bóng tối khoảng 10m trước mặt bổng bừng lên một khoảng không gian rộng, cao vời vợi, ánh sáng mờ ảo, êm dịu. Từ đây ta có thể nhìn thấy bầu trời qua năm lỗ lớn nhỏ trên vòm núiCổng vào động Huyền Không 	Động Huyền Không Từ Vọng Hải Đài, là điểm cao bên phải chùa Linh Ứng, ta có thể phóng tầm mắt ra một vùng trời biển bao la với các hoạt động nhộn nhịp của ghe thuyền trên biển. Chùa Linh Ứng là ngôi chùa có giá trị lịch sử cao, được xem là quốc tự và di tích Phật Giáo. Từ tam quan chùa Linh Ứng có đường đi xuống núi, rẽ phải sẽ gặp động Âm Phủ. Động cao, rộng, hình tròn sâu thẳm, vách lởm chởm đá, ẩm ướt, mát lạnh, xuống khoảng 30m ta sẽ gặp một hầm cao, ánh sáng vẫn lọt qua khe đá dọi vào. Lần qua những cột đá lớn ta sẽ gặp một hang hẹp, lách qua ngách hầm còn có một vòm cao, một giếng sâu thông xuống lòng đất, đó là Giếng TiênĐộng Âm Phủ Chùa Linh Ứng Hoả SơnGồm hai ngọn núi Dương Hoả Sơn và Tây Hoả Sơn và một đường đá nhô lên nối liền chúng với nhau. Trong Dương Hoả Sơn có các hang và chùa Phổ Sơn Đà. Âm Hoả Sơn có chóp núi nhô cao, sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy ngang tạo thành lát cắt, mỏm núi phía đông có một hang đá thông từ sườn phía nam ra sườn bắc. Cây cối mọc xen dày ở các kẽ đá	Thổ SơnThổ Sơn là ngọn núi đất thấp nhất nhưng cũng là dài nhất, trông như một con rồng nằm trên bãi cát. Núi có hai tầng, lô nhô như những khối đá trên đỉnh, nhất là ở sườn phía đông, sườn phía bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp.Thân núi có một lớp cỏ mỏng bao phủ để lộ nhiều chỗ đất sét dốc nhiều gạch đỏ thời Chiêm thành. Trong núi có hang Cóc hay còn gọi là hang Bồ Đề quay mặt về phía tây nam. Ngách vào hang rất hẹp, chỉ đủ cho một người lách qua. Trong hai cuộc kháng chiến chóng Pháp & Mĩ, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương đã coi hang Bồ Đề là một địa đạo thiên nhiên, một địa điểm chống càn, bảo đảm an toàn trong mọi tình huốngTại phía Bắc Thổ Sơn có chùa Long Hoa, Đơn sơ nhưng phong cảnh rất hữu tình. Đặc biệt địa hình nơi đây trải dài rất thuận lợi cho việc tôn tạo cảnh quan để góp phần tô điểm thêm cho bức tranh toàn cảnh non nước – Ngũ Hành Sơn thêm phong phú	Kim SơnNằm ở phía đông nam, bên bờ sông cổ Cò. Đi thuyền trên sông ta có thể ngắm bóng núi, bóng chùa in trên mặt nước phẳng lặng. Ngay dười chân ngọn Kim Sơn có một hang động dài hơn 50m, rộng gần 10m, cao khoảng 10-15m. Lối vào động là những bậc đá tự nhiên, bên trong là những lớp thạch nhũ bám vào vách núi taọ thành những hình tượng quan thế âm bồ tát bằng người thật rất thanh tú. Tượng thạch nhũ này còn sinh động hơn nhờ một lớp nhũ đá lấp lánh như dải kim tuyến phủ dài từ bờ vai đến gót chân tượng. Dưới chân tượng là một con rồng đang ngồi cuộn mình giữa những làn sóng. Đặc biêt, phía sau Bồ Tát còn có một hình tượng nhỏ hơn trông như Thiện Tài đồng tử và bên trái là hình chim không tước, hai cánh xoè rộng toả khắp trần động. Có thể nói đây là bức phù điêu tuyệt mĩ mà thiên nhiên đã ban cho Kim Sơn. Dựa vào lưng Kim Sơn là chùa Quan Thế Âm, mặt chùa ngoảnh ra khúc sông đầy hoa sen thơm ngát. Hàng năm, chùa mở hội lấy tên là Hội Quán Âm Hồ Thị Thanh Tâm Lóp 8/3. THCS Nguyễn Văn LinhKim Sơn - Hỏa Sơn và chùa QuánThế Âm Tượng Quan Âm trong động Một số hình ảnh trong lễ hội Quán Âm: Lễ cầu an Lễ dâng hoaLễ rước tượng Quan Âm Toàn cảnh lễ hội Đến với Ngũ Hành Sơn, du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp độc đáo của thắng cảnh, hiểu được nét văn hoá của người dân nơi đây mà còn được chiêm ngưỡng sự tinh xảo của các tác phẩm điêu khắc đá. Những phiến đá qua bàn tay tài hoa của người nghệ nhân dân gian đã hoá thân thành những pho tượng có hồn hay những món trang sức lung linh sắc màu. Ai đã một lần đến đây mới cảm nhận hết vẻ đẹp hài hoà mà quyến rũ, mời mọc mà kín đáo của Ngũ Hành Sơn. Và khi một ngày khép lại, du khách như thêm yêu cuộc sống hơn để ra về trong niềm luyến tiếc khôn nguôi.Một góc làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước Hồ Thị Thanh Tâm Lóp 8/3. THCS Nguyễn Văn LinhVừa là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm, một căn cứ quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ, vừa là nơi “sơn kỳ thuỷ tú”, “non bộ thiên tạo khổng lồ”, một “thế giới chùa chiền hang động” Tất cả cùng hội tụ với đầy đủ các giá trị vật thể và phi vật thể tạo nên một Non Nước - Ngũ Hành Sơn hùng vĩ, linh thiêng, hữu tình. Hồ Thị Thanh Tâm Lóp 8/3. THCS Nguyễn Văn LinhTransitional PageCẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI. Hồ Thị Thanh Tâm Lóp 8/3. THCS Nguyễn Văn LinhElementswww.animationfactory.com

File đính kèm:

  • pptBai_25_chuong_trinh_dia_phuong.ppt