Bài giảng môn Ngữ văn 8 - Tiết 37: Tiếng Việt Nói quá (Bản đẹp)

 3.Ghi nhớ:

- Khái niệm: là biện pháp tu từ phóng đại qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.

- Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 8 - Tiết 37: Tiếng Việt Nói quá (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Tiết 37 Nói quá 1. Ví dụ: -Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối Cày đồng đang buổi ban trưaMồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần Thực chất các câu tục ngữ, ca dao muốn nói: + Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng 	 Đêm tháng năm rất ngắn. +Ngày tháng mười chưa cười đã tối 	 Ngày tháng mười rất ngắn. + Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 	 Mồ hôi rất nhiều, ướt đẫm. 2. Nhận xét: Các câu tục ngữ, ca dao đã phóng đại qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng – nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm. 3.Ghi nhớ: Khái niệm: là biện pháp tu từ phóng đại qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng. Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Bài tập nhóm:Điền vào chỗ trống những thành ngữ sử dụng biện pháp nói quá để đoạn văn sau sinh động hơn.Đ/a: Lớn nhanh như thổiNhanh như gióMạnh như vũ bãoChết như ngả rạ Thánh Gióng sau khi ăn cơm của bà con láng giềng mang đến thì(1)thân thể cường tráng. Gióng cưỡi ngựa phi(2) ra ngoài mặt trận. Trước sức(3)của Gióng, giặc Ân hốt hoảng bỏ chạy tán loạn. Gióng xông tới tiêu diệt kẻ thù. Xác giặc nằm la liệt(4)...Diệt xong giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa bay về trời.*Giống nhau: Đều phóng đại qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.*Khác nhau: ở mục đích.Nói quá : là biện pháp tu từ nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm dựa trên điều có thật.Nói khoác: là làm cho người nghe tin vào điều không có thật.Lưu ý: Phân biệt nói quá và nói khoác. Tên gọi khác của nói quá: thậm xưng, cường điệu, ngoa ngữII. Luyện tập.BT1: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các câu sau: Bàn tay ta làm nên tất cảCó sức người sỏi đá cũng thành cơmb. Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi.Từ giờ đến sáng, em có thể đi lên đến tận trời được.c. Cái cụ Bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. BT2: Điền thành ngữ cho trước vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá:a. ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng cà, trồng rau.b. Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột.c. Cô Nam tính tình xởi lởi, ruột để ngoài da.d. Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột.e. Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.BT3: Đặt câu với các thành ngữ cho trước có dùng biện pháp nói quá.nghiêng nước nghiêng thànhdời non lấp biểnlấp biển vá trờimình đồng da sắtnghĩ nát óc Bài tập 5. Viết một đoạn văn có dùng biện pháp nói quá. Đoạn văn tham khảo: Hôm ấy, vừa tan học,tôi nhanh chân bước về nhà. Có một chuyện tôi không thể không khoe mẹ luôn được. Tôi đang vui lắm – vui như mở cờ trong bụng vậy. Chả là hôm nay, cô giáo trả bài kiểm tra Toán. Thật bất ngờ, tôi được điểm 9. Đó là điểm cao nhất của môn Toán của tôi từ đầu năm tới nay.Và đó cũng là điểm cao nhất lớp tôi hôm nay. Khi trả bài, cô giáo còn khen tôi dạo này có tiến bộ. Được khen trước lớp, tôi ngại quá. Mặt tôi lúc ấy chắc đỏ như quả gấc chín. Nhưng tôi vui lắm! Mẹ biết chắc mẹ cũng sẽ rất vui vì chính mẹ đã giúp tôi rất nhiều về môn Toán.Học bài cũ.Học ghi nhớ SGK-102Hoàn thiện các bài tập SGK-102,1032. Chuẩn bị bài sau:Soạn bài: Ôn tập truyện kí Việt Nam hiện đạiĐọc lại các tác phẩm truyện kí Việt Nam hiện đại đã học.- Lập bảng Thống kê theo mẫu SGK-104Dặn dòKính chúc các thầy, cô giáo mạnh khoẻ !Cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh

File đính kèm:

  • pptTiet_37.ppt