Bài giảng môn Ngữ văn Khối 8 - Phần Tiếng Việt Tiết 27: Tình thái từ - Trường THCS Lý Tự Trọng

• Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.

• - Tình thái từ gồm nhiều loại. Mỗi loại có tác dụng riêng.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn Khối 8 - Phần Tiếng Việt Tiết 27: Tình thái từ - Trường THCS Lý Tự Trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG GV: LÊ THỊ KIM HOÀNG KIỂM TRA BÀI CŨ Trợ từ là gì? Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay, đích thị, cái, thì, mà, là,   KIỂM TRA BÀI CŨTìm trợ từ trong câu sau:“Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay” KIỂM TRA BÀI CŨThán từ là gì? Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, của người nói hoặc dùng để gọi đáp.Thán từ gồm 2 loại chính:1/ Thán từ bộc lộ tình cảm ,cảm xúc 2/ Thán từ gọi đápKIỂM TRA BÀI CŨTìm thán từ trong câu sau:- Ái chà, dân công chạy khỏe nhỉ? (Nguyễn Đình Thi)ND: 7/10/10TIẾT: 27TÌNH THÁI TỪI. Chức năng của tình thái từ VÍ DỤ: a/ - Mẹ đi làm rồi à? b/ - Con nín đi!c/ Thương thay cũng một kiếp người, Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!d/ - Em chào cô ạ !Đọc ví dụ a,b,c. Căn cứ theo mục đích nói câu : Mẹ đi làm rồi à? thuộc kiểu câu gì ? Mẹ đi làm rồi à ? Là câu nghi vấn nhưng nếu ta bỏ đi từ à thì ý nghĩa của câu như thế nào ? Mẹ đi làm rồi là câu trần thuật. àø là yếu tố để tạo câu nghi vấn. Mẹ đi làm rồi là câu trần thuật, không còn là câu nghi vấn. Từ đó ta suy ra từ à là yếu tố để tạo câu nghi vấn. Ở ví dụ b: Câu “ Con nín đi !”là câu cầu khiến, nếu bỏ từ “ đi” thì ý nghĩa cầu khiến của câu này có còn không ? Ở VD c là 2 câu cảm thán, nếu bỏ từ thay thì 2 tổ hợp từ : Thương cũng một kiếp ngườiKhéo mang lấy sắc tài làm chi !” có cònlà câu cảm thán nữa không ? Ở ví dụ : Em chào cô ạ ! , từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói ? Việc tìm hiểu trên cho thấy : các từ như à, đi, thay, ạ, là yếu tố để cấu tạo câu, góp phần biểu thị ý nghĩa nghi vấn hay cầu khiến, cảm thán và sắc thái biểu cảm của câu. Chúng là tình thái từ. Qua 4 ví dụ trên, nếu lược bỏ các từ được gạch chân, thì thông tin, sự kiện không thay đổi, nhưng quan hệ giao tiếp bị thay đổi khi có hai hoặc nhiều người giao tiếp với nhau. Ví dụ: Em chào cô và Em chào cô ạ! Đều là câu chào nhưng câu sau thể hiện mức độ lễ phép cao hơn.Ta gọi những từ gạch chân ấy là tình thái từ. I. Chức năng của tình thái từ- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. - Tình thái từ gồm nhiều loại. Mỗi loại có tác dụng riêng. GHI NHỚ : Sgk/ 81 II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ : VD:1-Bạn chưa về àø? (hỏi, thân mật, bằng vai nhau). 2-Thầy mệt ạ? (hỏi, kính trọng, người dưới hỏi người trên). 3-Bạn giúp tôi một tay nhé! (cầu khiến, thân mật, bằng vai xã hội).(cầu khiến, lễ phép, người nhỏ tuổi nhờ người lớn tuổi- lệch vai xã hội). 4-Bác giúp cháu một tay ạ! II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ :Dùng tình thái từ phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm. ) GHI NHỚ: SGK/81Một tình thái từ có thể được sử dụng trong những trường hợp khác nhau. VD nhé có thể kết thúc một câu hỏi có ý rủ rê (Chúng ta đi chơi nhé?),một câu có ý dặn dò, giao hẹn (Cứ như vậy nhé!), hoặc chỉ là một biểu hiện thân mật trong thông báo (Anh có khách nhé!)III/ Luyện tập: (vở BTNV/65) 1/ Xác định tình thái từ2/ Giải thích nghĩa của tình thái từ3/ Đặt câu có tình thái từ4/ Đặt câu hỏi có dùng tình thái từ nghi vấn 5/ Tìm tình thái từ trong tiếng địa phương emBài tập 1: Xác định từ nào(trong các từ in đậm) là tình thái từ, từ nào không là tình thái từa) Em thích trường nào thì thi vào trường ấy.b) Nhanh lên nào, anh em ơi !c) Làm như thế mới đúng chứ !d) Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần chứ có phải không đâu.e) Cứu tôi với !g) Nó đi chơi với bạn từ sáng. h) Con cò đậu ở đằng kia. i) Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.Bài tập 2: Giải thích tình thái từ: a) chứ: hỏi với ý đã ít nhiều khẳng định về điều vừa hỏi.b) chứ : nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể khác được. c) ư : hỏi, với thái độ phân vân. d) nhỉ : hỏi, thái độ thân mật. e) nhé : dặn dò, thái độ thân mật.g) vậy : thái độ miễn cưỡng.h) cơ mà : thái độ thuyết phục. Bài tập 3: Đặt câu với tình thái từGợi ý: nên phân biệt tình thái từ mà với quan hệ từ mà, tình thái từ đấy với chỉ từ đấy, tình thái từ thôi với động từ thôi, tình thái từ vậy với đại từ vậy. VD:1) Mẹ đây mà! 2) Cháu làm gì đấy ? 3) Hoa này đẹp quá chứ lị !4) Chúng mình về thôi !5) Mẹ ơi, con ở đây cơ !6) Con về vậy. 5/ Tìm tình thái từ trong tiếng địa phương emhén, nghen (nhé), nhen,ví(Nam bộ) hỉ,hè,(nhỉ, nào) (Trung bộ) Cẩn trọng trong việc dùng tình thái từ,có ý thức sử dụng tình thái từ để đạt được tính lịch sự, lễ phép trong giao tiếp, đặc biệt phù hợp với mối quan hệ giữa người nói và người nghe. VD: 1 câu có thông tin sự kiện: Nam học bài. Dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên?Nhận xét sự thay đổi tình thái từ. Ví dụ:Nam học bài à?Nam học bài nhé!Nam học bài đi !Nam học bài chứ!Nam học bài hả?Nam học bài ư?Hướng dẫn về nhà - Thuộc ghi nhớ, làm bài tập đầy đủ vào vở BTNV .- Chuẩn bị bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự”.( Dựa vào nhân vật và sự việc ở mục I và tập làm theo hướng dẫn của SGK )KÍNH CHÀO THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ

File đính kèm:

  • pptTINH_THAI_TU.ppt
Bài giảng liên quan