Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Ôn tập phần văn học

Tôi đi học

Ghi nhớ: Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi.Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm, với những rung động tinh tế qua truyện ngắn Tôi đi học.

Tác giả: Thanh Tịnh (1911-1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông hương, ngoại ô thành phố Huế, ông đi làm ở các sở tư rồi bắt đầu rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ. Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. Tác phẩm chính: Hận chiến trường, quê mẹ.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Ôn tập phần văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngữ Văn 8Phần văn họcTôi đi họcGhi nhớ: Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi.Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm, với những rung động tinh tế qua truyện ngắn Tôi đi học.Tác giả: Thanh Tịnh (1911-1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông hương, ngoại ô thành phố Huế, ông đi làm ở các sở tư rồi bắt đầu rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ. Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. Tác phẩm chính: Hận chiến trường, quê mẹ. Trong lòng mẹGhi nhớ: Đoạn văn Trong lòng mẹ, trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà thơ đối với người mẹ bất hạnhTác giả: Nguyên Hồng (1918-1982) tên khai sinh là nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, ông hướng ngòi bút về những người cùng khổ mà ông yêu thương thắm thiết. Tác phẩm chính: Bỉ vỏ, những ngày thơ ấu.Tức nước vỡ bờGhi nhớ: Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn văn Tức nước vỡ bờ ( trích tiểu thuyết tắt đèn của Ngô tất Tố) đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời ; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.Tác giả: Ngô Tất Tố (1893-1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả, một nhà báo, một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Tác phẩm chính: Tắt đèn, Lều chõng. Lão hạcGhi nhớ: Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phân dau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện.Tác giả: Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hửu tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với nhửng truyện ngắn, truyện dài viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, trong xã hội cũ. Tác phẩm chính: Chí phèo, Lão hạc.Cô bé bán diêmGhi nhớ: Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnhTác giả: An-đéc-xen (1805-1875) là nhà văn Đan Mach6 nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em. Tác phẩm chính: Cô bé bán diêm, Nàng tiên cá.Đánh nhau với cối xay gióGhi nhớ: Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có ngững phẩm chất đáng quý; xan-chô Pan-xa có những mặt tốt song song cũng bộc lộ nhiều điệm đáng chê tráchTác giả: Xéc-van-tét (1547-1616) là nhà văn Tây Ban Nha. Ông vốn là binh sĩ ,bị thương năm 1571 trong một cuộc thủy chiến và bắt giam ở an-giê từ năm 1575 đến năm 1580. Trở về Tây Ban Nha, ông sống một cuộc đời cực nhọc, âm thầm mãi cho đến lúc công bố tiểu thuyết ĐônKi-hô-tê. Chiếc lá cuối cùngGhi nhớ: Mấy trang kết thúc truyện Chiếc lá cuối cùng trên cây của O Hen-ri đủ chứng tỏ truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tác giả: O Hen-ri (1862-1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết về truyện ngắn. Các truyện của O Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ rất cảm động. Tác phẩm chính: Tên cảnh sát và gã lang thang, Căn gác xép.Thông tin về ngáy Trái Đất năm 2000Ghi nhớ: Lời kêu gọi bình thường:”Một ngày không dùng bao bì ni lông” được truyền đạt bằng một hình thức rất trang trọng: Thông tin về ngày trái đất năm 2000. Điều đó, cùng với sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, đã gợi cho chúng ta những việc có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ Trái Đất , ngôi nhà chung của chúng ta.Ôn dịch, thuốc láGhi nhớ: Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người. Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe con người nên không dễ nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó, cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch.Hai cây phongGhi nhớ: Trong đoạn trích truyện người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp, hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa. Người kể chuyện truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì đấy là hai cây phong gắn với câu chuyện về người thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.Tác giả: Ai-ma-tốp(sinh năm 1928) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hòa ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Tác phẩm chính: Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng.Bài toán dân sốGhi nhớ: Đất đai không sinh thêm, con người lại càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

File đính kèm:

  • pptde_cuong.ppt