Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 21,22: Văn bản Cô bé bán diêm (An-đec-xen) - Dương Thị Thu Nga

BỐ CỤC:

 3 phần

- Phần thứ nhất: Cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.

- Phần thứ hai (trọng tâm): Thực tế và mộng tưởng.

- Phần thứ ba: Cái chết thương tâm của em bé bán diêm.

Phần trọng tâm có thể chia thành 5 đoạn nhỏ căn cứ vào các lần quẹt diêm. Bốn lần đầu, mỗi lần quẹt một que diêm. Lần thứ năm quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao.

ppt40 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 21,22: Văn bản Cô bé bán diêm (An-đec-xen) - Dương Thị Thu Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nhiệt liệt chào mừng thầy cô và các em học sinh Sinh viên: Dương thị thu NgaLớp : Văn sử k14Người hướng dẫn: Thầy Trần Văn Tác Giảng viên khoa :Xã hộiTRÌNH BÀY NGUYÊN NHÂN VÀ Ý NGHĨA CÁI CHẾT CỦA LÃO HẠC?NÊU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CHÍNH CỦA TRUYỆN NGẮN “LÃO HẠC” ?Kiểm tra bài cũCÔ BÉ BÁN DIÊM
AN – ĐÉC - XEN(TRÍCH)Tuần 6Tiết 21 - 22Trình bày hiểu biết của em về tác giả tác phẩm?A. Giới thiệu chungI. TÁC GIẢ:- Han Cri-xti-an An-đec-xen (1805-1875) nhà văn Đan Mạch.- Ham thích thơ văn từ nhỏ nhưng được học hành rất ít.- Nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.- Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng thương yêu con người, nhất là những người nghèo khổ.II. TÁC PHẨM: - “Cô bé bán diêm” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của An-đec-xen.- Đoạn trích (SGK) thuộc phần cuối của câu chuyện.- Nhân vật chính: Cô bé bán diêm.B. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHÚ THÍCH: 1. Đọc:Tham khảo phần đầu câu chuyện:CÔ BÉ BÁN DIÊM Rét dữ dội, tuyết rơi. Trời đã tối hẳn. Đêm nay là đêm giao thừa. Giữa trời đông giá rét em bé đầu trần, đi chân đất, đang dò dẫm trong đêm tối. Lúc ra khỏi nhà em có đi giày vải, nhưng giày vải phỏng có tác dụng gì cơ chứ! Giày ấy của mẹ em để lại, rộng quá, em đã làm v ăng mất cả hai chiếc khi em chạy qua đường vào lúc hai chiếc xe ngựa đang phóng nước đại. Chiếc thứ nhất bị xe song mã nghiến, rồi dính theo tuyết vào bánh xe, thế là mất hút. Còn chiếc thứ hai, một thằng bé lượm được cười sằng sặc, đem tung lên trời. Nó còn nói to với em rằng nó sẽ giữ chiếc giày để làm nôi cho con chó sau này! Thế là em phải đi chân đất, chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại vì rét. Chiếc tạp dề cũ kĩ của em đựng đầy diêm và tay em còn cầm thêm một bao. Em cố kiếm một nơi có nhiều người qua lại. Nhưng trời rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em. Suốt ngày em chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh. Em bé đáng thương bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xoã thành từng búp trên lưng em, em cũng không để ý . . .”ĐỌC TIẾP THEO TRONG SGK  Em hãy tóm tắt nội dung câu chuyện. Truyện kể về một em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt, không bán được diêm em chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh, đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi ấm. Hết một bao diêm thì em bé đã chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau – ngày đầu năm, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm ấy. 2. Tìm hiểu các chú thích: SGKII. THỂ LOẠI: Truyện ngắn Hãy xác định ba phần của văn bản này nếu lấy việc em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn? III. BỐ CỤC: 3 phần- Phần thứ nhất: Cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.- Phần thứ hai (trọng tâm): Thực tế và mộng tưởng.- Phần thứ ba: Cái chết thương tâm của em bé bán diêm. Phần trọng tâm có thể chia thành 5 đoạn nhỏ căn cứ vào các lần quẹt diêm. Bốn lần đầu, mỗi lần quẹt một que diêm. Lần thứ năm quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao.IV. PHÂN TÍCH: NỘI DUNG: 1. Cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.Theo dõi phần đầu văn bản em hãy cho biết gia cảnh của cô bé có gì đặc biệt ? Gia cảnh ấy đã đẩy cô bé đến tình trạng như thế nào ?a) Gia cảnh: - Mẹ chết, sống với bố, bà nội cũng đã qua đời.- Nhà nghèo, sống chui rúc trong một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà.- Bố khó tính, em luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa.- Phải đi bán diêm kiếm sống. Cô bé cùng những bao diêm xuất hiện trong thời điểm đặc biệt nào? Thời điểm ấy tác động như thế nào đến con người?C©u hái th¶o luËnNhãm 1:Nhãm 2:b) Bối cảnh- Đêm giao thừa: gió rét, tuyết rơi.- Đường phố vắng vẻ. (Truyện được đặt vào bối cảnh đêm giao thừa, ngoài đường phố rét buốt. Ở các nước Bắc Âu như Đan Mạch, vào dịp này thời tiết rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống tới âm vài chục độ, tuyết rơi dày đặc).Liệt kê những hìnhảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) được nhà văn sử dụng trong phần này nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé.c) Các hình ảnh đối lập:Đối lập Cái xó tối tăm em chui rúc hiện nay. Trời đông giá rét, tuyết rơi. Ngoài đường lạnh buốtvà tối đen. Em bé bụng đói cả ngày chưa ăn uống gì. Ngôi nhà có dây trường xuân năm xưa khi bà còn sống. Cô bé đầu trần, đi chân đất. Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn.Trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh tương phản có lựa chọn nhằm làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của em bé.Tác dụng của các hình ảnh tương phản này ?2. Thực tế và mộng tưởng Cô bé đã quẹt diêm mấy lần? Mỗi lần lại xuất hiện hình ảnh nào? Tại sao lại xuất hiện hình ảnh đó? Chứng minh rằng các mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí? Trong số các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là mộng tưởng? Thảo luận nhóm- Mộng tưởng của em bé qua những lần quẹt diêm :+ Lần 1: mơ thấy lò sưởi vì rét.+ Lần 2 : mơ thấy bàn ăn thịnh soạn vì đói.+ Lần 3 : mơ thấy cây thông Nôel, mong ước được đón giao thừa.+ Lần 4: mơ thấy bà hiền hậu hiện ra.+ Lần 5 : mong ước hai bà cháu bay lên trời.Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh em bé lúc đó.Thực tế và mộng tưởng xen kẽ với nhau khi diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra trong đầu em bé, khi diêm tắt là lúc em trở về với thực tại.- Con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời thuần túy chỉ là mộng tưởng.- Các hình ảnh: lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nôengắn với thực tế.Sự sắp đặt song song cảnh mộng tưởng và cảnh thực tế có ý nghĩa gì ? Làm nổi bật hình ảnh một cô bé bị bỏ rơi, đói rét và cô độc, luôn khao khát được ấm no, yên vui, tình yêu thương. 3. Cái chết của cô bé bán diêm trong con mắt mọi người:Trong buổi sáng đầu năm ấy, thái độ của mọi người khi thấy cô bé chết rét trong đêm giao thừa như thế nào?- Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà - em bé chết ở xó tường.- Mọi người dửng dưng nhìn bao diêm đã hết và bảo: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”- Chẳng ai biết những điều kỳ diệu em đã trông thấy và cảnh huy hoàng khi hai bà cháu bay lên.Từ những chi tiết này cho ta thấy điều gì về thái độ của cả xã hội trước cái chết của cô bé ?2. Qua đó nhà văn muốn gửi đến mỗi chúng ta thông điệp gì?3. Nếu cần bình về cái chết của cô bé bán diêm từ hình ảnh em bé chết đói chết rét là một em bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười thì em sẽ nói điều gì? 4. Em có muốn có một kết cục khác không? Vì sao?Ph¸t phiÕu häc tËp- Cả xã hội đều vô tình lạnh lùng trước cái chết của em bé nghèo mồ côi.- Tác giả muốn gửi đến một thông điệp giàu tính nhân đạo: Hãy yêu thương trẻ thơ, hãy để trẻ thơ được sống hạnh phúc.Có gì đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của An – đec – xen mà chúng ta cần học tập? NGHỆ THUẬT:Đan xen giữa yếu tố thật và huyền ảo.Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.Kết cấu truyện theo lối tương phản.C. TỔNG KẾTGhi nhớ SGK/ 68Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.IV. Luyện tậpKết thúc truyện, tác giả viết: “ Mọi người bảo nhau : “ Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy”. Em hãy kể lại những điều kì diệu mà em bé đã trông thấy trong đêm giao thừa và giải thích vì sao tác giả lại gọi đó là những cái kì diệu?Trong văn bản này hình ảnh, chi tiết nào làm em cảm động nhất, vì sao ?Trả lời: Đối với trẻ mồ côi, bất hạnh chúng ta cần phải bảo vệ, che chở, chia sẻ và đùm bọc những đứa bé mồ côi,§èi víi trÎ em bÊt h¹nh chóng ta ph¶I lµm g×?CÁM ƠN CÁC THẦY CÔ Đà VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP!

File đính kèm:

  • pptCo_be_ban_diem.ppt