Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 92: Chương trình địa phương - Giới thiệu di tích, thắng cảnh của địa phương

1/ Mộ Ông Ích Khiêm

 Lăng mộ danh nhân Ông Ích Khiêm hiện toạ lạc tại nghĩa trang xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía tây nam.

 Ông Ích Khiêm, tự là Mục Chi, ông sinh ngày 21 tháng 12 năm Mậu Tý (1829) tại làng Phong Lệ, tổng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là làng Phong Lệ Bắc, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang.Ông thi đậu cử nhân năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) và làm quan dưới triều vua Tự Đức. Nổi tiếng là người thông minh, chính trực, là một vị tướng khẳng khái và mưu lược, ông có công trong việc cầm quân bảo vệ Đà Nẵng khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, xâm lược nước ta vào ngày 01/9/1858. Thời kỳ này ông ở dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, ông đã lo củng cố các đồn trại như đồn Nhất ở đèo Hải Vân, đồn Liên Trì, Phong Lệ và đắp lũy từ Hải Châu đến Phước Ninh.Ông Ích Khiêm mất ngày 19 tháng 7 năm 1884 tại Bình Thuận. Con trai ông là Ông Ích Thiện đã đưa thi hài ông về quê và mai táng tại làng Phong Lệ. Đến năm Bảo Đại thứ 13 (1938) thi hài ông được cải táng về Gò Mô hiện nay.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 92: Chương trình địa phương - Giới thiệu di tích, thắng cảnh của địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNGTẬP LÀM VĂNTIẾT 92CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần tập làm văn ) Giới thiệu di tích ,thắng cảnh của địa phương ( Thành phố Đà Nẵng )1/ Mộ Ông Ích Khiêm Lăng mộ danh nhân Ông Ích Khiêm hiện toạ lạc tại nghĩa trang xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía tây nam. Ông Ích Khiêm, tự là Mục Chi, ông sinh ngày 21 tháng 12 năm Mậu Tý (1829) tại làng Phong Lệ, tổng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là làng Phong Lệ Bắc, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang.Ông thi đậu cử nhân năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) và làm quan dưới triều vua Tự Đức. Nổi tiếng là người thông minh, chính trực, là một vị tướng khẳng khái và mưu lược, ông có công trong việc cầm quân bảo vệ Đà Nẵng khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, xâm lược nước ta vào ngày 01/9/1858. Thời kỳ này ông ở dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, ông đã lo củng cố các đồn trại như đồn Nhất ở đèo Hải Vân, đồn Liên Trì, Phong Lệ và đắp lũy từ Hải Châu đến Phước Ninh...Ông Ích Khiêm mất ngày 19 tháng 7 năm 1884 tại Bình Thuận. Con trai ông là Ông Ích Thiện đã đưa thi hài ông về quê và mai táng tại làng Phong Lệ. Đến năm Bảo Đại thứ 13 (1938) thi hài ông được cải táng về Gò Mô hiện nay. Ngôi mộ ông được xây theo hình bát giác, có chiều dài từ cổng vào là 13,8m, chiều rộng 6,1m, tường bao xung quanh mộ cao 0,72m. Nấm mộ có chiều dài 4,75m, rộng 3,5m, cao 0,35m. Phía trước mộ có nhà bia, bên trong đặt một tấm bia bằng đá cẩm thạch, cao 0,83m, rộng 0,54m được trang trí hình rồng, phụng và hoa lá. Nội dung bia ghi: Hoàng Triều - Hiển tổ Binh bộ tả thị lang, tấn phong Kiên trung Nam linh mộ.Bảo Đại thập tam niên, tứ nguyệt, kiết nhật.Nghĩa là:Triều Nguyễn - ông cha chức là Tả thị lang Binh bộ, tước là Kiên trung Nam.Năm Bảo Đại thứ 13, tháng 4 ngày tốt.Lăng mộ danh nhân Ông Ích Khiêm được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 12/7/2001.Lăng mộ Ông Ích Khiêm 2/ Ngũ Hành Sơn Ngũ Hành Sơn cách xa Đà Nẵng khoảng 7 km, du khách thường viếng thăm. Ngũ Hành Sơn thuộc đông bắc làng Hòa Quế, quận Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (từ năm 01-01-1997 Ngũ Hành Sơn được đổi tên thành một quận của Đà Nẵng là Quận Ngũ Hành Sơn rộng 36,5 km2. Dãy Ngũ Hành Sơn Ngũ Hành Sơn bao gồm 5 ngọn: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn. Kim Sơn (Metall - Metal): là hòn núi khiêm tốn nhất trong 5 ngọn núi kéo dài từ đông sang tây, sông Trường nối dài ra sông Đà Nẵng, có đò Bến Ngự ngày xưa Vua chúa thường cập bến nơi đây để ngoạn cảnh, qua thời gian biển dâu biến thành ruộng đồng, sông Trường có tên “Lộ Cảnh Giang” là sông Cổ Cò, đã bị vùi lấp biến thành ruộng hoặc hồ nước còn dấu tích của những đoạn sông chưa bị lấp kín.Đường lên Ngũ Hành Sơn Kim Sơn - Hỏa Sơn và chùa QuánThế Âm Mộc Sơn (Holz - Wood): phía đông nam nằm song song với núi Thủy Sơn, dù mang tên là mộc, nhưng cây cối mọc rất ít núi cũng có hang động nhỏ, Mộc Sơn có khối đá cẩm thạch trắng giống hình người.Thủy Sơn (Wasser - Water): phía đông bắc là núi đẹp nhất du khách thường đến ngoạn cảnh gọi là Chùa Non Nước, phong cảnh hữu tình có thể nói núi Thủy sơn nằm dài từ đông sang tây rộng 15 ha, có nhiều Chùa được xây cất lâu đời, có động Thạch nhũ, có hai chùa đẹp: chùa Tam Thai và chùa Linh Ứng, đường lên núi làm bằng từng cấp lót đá, trên đỉnh 3 ngọn núi mang tên là “Tam Thai” bởi vì nó giống như “Sao Tam Thai” tức là 3 ngôi sao làm thành cái đuôi của chùm sao Đại Hùng Tinh Đường lên Thủy Sơn Chùa Tam Thai Hỏa Sơn (Feuer - Fire): ngọn núi hướng về phía tây nam, sườn núi hiểm dốc hang động hoàn toàn im lặng, giữa núi Kim Sơn là cánh đồng của xóm Hòa Quế, trên dãy núi Hỏa Sơn còn lại những đống gạch vụn từng mảnh hay đôi khi nguyên vẹn, trong những hố đá gạch sụp lở đó là di tích đền tháp của người Chiêm Thành. Hỏa Sơn là nơi người ta khai thác lấy đá cẩm thạch. Đá cẩm thạch Non Nước có nhiều vân, sắc đẹp hồng, xám, trắng, những loại đá khác nhau rất hữu ích cho công nghiệp, đá vụn để trải đường, tô tường nhà.Thổ Sơn (Erde - Earth): là núi thấp nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau, Thổ Sơn không có phong cảnh đẹp chỉ có đất sét đỏ và đá cát lẫn lộn. Theo truyền thuyết Thổ Sơn là nơi linh địa ngày xưa người Chiêm Thành đồn trú nơi đây, còn tìm thấy những nét về văn minh người Chiêm Thành điêu khắc vào đá như một cứ địa từ đó xuất phát đi cướp phá các vùng biển có tàu buôn đi từ Trung Hoa xuống đến vùng biển Mã Lai. Thổ Sơn thấp bao quanh những ngọn núi cao hơn. Ngũ Hành Sơn -Vọng Giang đài Động Tàng Chân Tháp Xá Lợi chúc các em thêm yêu quê hươngĐà Nẵng 

File đính kèm:

  • pptTiet_92_Chuong_trinh_dia_phuong.ppt