Bài giảng môn Sinh học Lớp 11 - Bài 19, Phần 2: Tuần hoàn máu (Chuẩn kiến thức)
Nội dung
III. Hoạt động của tim
1.Tính tự động của tim
2. Chu kì hoạt động của tim
IV. Hoạt động của hệ mạch
1. Cấu trúc của hệ mạch
2. Vận tốc máu
3. Huyết áp
SINH HỌC 11 Bài 19 TUẦN HOÀN MÁU (tiếp theo) Nội dung III. Hoạt động của tim 1.Tính tự động của tim 2. Chu kì hoạt động của tim IV. Hoạt động của hệ mạch 1. Cấu trúc của hệ mạch 2. Vận tốc máu 3. Huyết áp 1.Tính tự động của tim a. Tính tự động của tim Thí nghiệm: Tim ếch và cơ bắp chân ếch được cắt rời khỏi cơ thể và cho vào cốc thuỷ tinh chứa sẵn 50 ml dung dịch sinh lí. III. Hoạt động của tim Theo em tại sao có sự khác biệt đó? Nhận xét kết quả thí nghiệm . Kết quả: Kết quả: Trong dung dịch sinh lí, tim ếch co và dãn nhịp nhàng; còn cơ bắp chân ếch thì không co và dãn. Ví dụ Năm 1902 Kuliapko nuôi 10 quả tim trẻ con chết trên 20 giờ, đã làm sống lại 7 quả. Năm 1912 Carel ở Pháp cắt rời tim của phôi gà, nuôi sống được gần 30 năm. Nguyên nhân nào gây ra tính tự động của tim? Thế nào là tính tự động của tim? Khái niệm tính tự động của tim: Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim. Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim: là do hệ dẫn truyền tim. Vậy hệ dẫn truyền tim là gì? 1.Tính tự động của tim a. Tính tự động của tim b. Hệ dẫn truyền tim 1 2 3 4 Hình 19.1 . Hệ dẫn truyền tim Hãy quan sát hình 19.1 SGK và hoàn thành sơ đồ câm về hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim gồm những thành phần nào? Cấu tạo: Hệ dẫn truyền tim gồm: Nút xoang nhĩ Nút nhĩ thất Bó His Mạng Puôckin 1.Tính tự động của tim Theo em nút xoang nhĩ có vai trò gì trong hệ dẫn truyền tim? Vậy hệ dẫn truyền tim hoạt động như thế nào? Cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ phát xung điện Cơ tâm nhĩ Tâm nhĩ co Nút nhĩ thất Bó His Mạng lưới Puôckin Cơ tâm thất Tâm thất co 2. Chu kì hoạt động của tim a. Chu kì tim III. Hoạt động của tim Hình .Chu kì hoạt động của tim Tâm nhĩ co Tâm thất co Dãn chung Một chu kì tim 4 Hãy quan sát hình: Chu kì hoạt động của tim, cho biết chu kì tim là gì? Khái niệm chu kì tim: Chu kì tim là một lần co và dãn nghỉ của tim . Hình .Chu kì hoạt động của tim Tâm nhĩ co Tâm thất co Dãn chung Một chu kì tim 4 Vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi? Hãy mô tả 1 chu kì hoạt động của tim. Cơ chế hoạt động của 1 chu kì tim: Tâm nhĩ co đẩy máu xuống tâm thất tâm thất co đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi dãn chung . Mỗi chu kì tim gồm mấy pha và thời gian hoạt động của mỗi pha? Một chu kì tim kéo dài khoảng 0.8s, gồm: Pha co tâm nhĩ: 0.1s Pha co tâm thất: 0.3s Pha dãn chung: 0.4s b. Nhịp tim Hãy lấy ví dụ về nhịp tim. Ví dụ: Ở người trưởng: 75 lần/phút Trẻ em (5 - 10 tuổi): 90-110 lần/phút Nhịp tim là số chu kì tim trong một phút. Vậy nhịp tim là gì? Hãy quan sát bảng sau: Động vật Nhịp tim/ phút Voi 25 – 40 Trâu 40 – 50 Bò 50 – 70 Lợn 60 – 90 Mèo 110 – 130 Chuột 720 – 780 Bảng 19.1. Nhịp tim của thú Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể. ĐV càng nhỏ tim đập càng nhanh và ngược lại. Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim giữa các loài động vật? IV. Hoạt động của hệ mạch 1. Cấu trúc của hệ mạch Hệ mạch có cấu trúc như thế nào? Hệ mạch gồm: Hệ thống động mạch Hệ thống tĩnh mạch Hệ thống mao mạch Hãy so sánh kích thước của các loại mạch. Thế nào là tiết diện mạch, tổng tiết diện mạch? Tiết diện mạch là diện tích mặt cắt của 1 mạch thuộc loại mạch nào đó. Tổng tiết diện mạch là tổng diện tích của tất cả mạch thuộc loại mạch đó. Phân biệt tiết diện mạch và tổng tiết diện mạch. Em có nhận xét gì về tiết diện mạch và tổng tiết diện mạch ở các hệ thống mạch máu? 1. Cấu trúc của hệ mạch 2. Vận tốc máu Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong 1 giây. Ví dụ: Tốc độ máu chảy trong: Động mạch chủ ≈ 500mm/s, Mao mạch ≈ 0.5mm/s, Tĩnh mạch chủ ≈ 200mm/s Vậy vận tốc máu là gì? Trong hệ mạch, vận tốc máu biến động như thế nào? Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch? Hãy so sánh tổng tiết diện của các loại mạch. Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch. Sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch: Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. Tốc độ máu thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ. Mao mạch Động mạch Tĩnh mạch Hình 19.4 . Biến động của vận tốc trong hệ mạch a) Vận tốc máu; b) Tổng tiết diện mạch a b 3. Huyết áp a. Huyết áp Huyết áp là gì? Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Nguyên nhân gây ra huyết áp? Nguyên nhân gây ra huyết áp: do tim co bóp đẩy máu vào động mạch tạo ra một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu vào hệ mạch. Huyết áp tâm thu: là số đo ghi được khi tim co lại, đẩy máu đi. Huyết áp tâm trương: là số đo ghi được khi buồng tim dãn ra, nhận máu về. Có những trị số huyết áp nào? Lấy ví dụ. 3. Huyết áp b. Các trị số huyết áp Tại sao có những trị số huyết áp đó? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến huyết áp? Ảnh hưởng của chúng lên huyết áp ra sao? Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp: Sức co bóp của tim Sức cản ngoại biên Khối lượng máu Độ quánh của máu Hoạt động nhóm : Vấn đề 1 : (Nhóm 1 & 4) Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết giảm? Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm? Vấn đề 2 : (Nhóm 2 & 5) Nghiên cứu hình19.3 và bảng19.2 SGK Mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó. Tại sao ở người huyết áp được đo ở cánh tay? Vấn đề 3 : (Nhóm 3 & 6) Tại sao nói tăng huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng? Cần phải làm gì để huyết áp ổn định? Đáp án Vấn đề 1 : Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết giảm? Tim đập nhanh, mạnh sẽ bơm 1 lượng máu lớn lên ĐM gây ra áp lực mạnh lên ĐM huyết áp tăng lên. Tim đập chậm, yếu thì lượng máu bơm lên ĐM ít gây áp lực yếu lên ĐM huyết áp giảm. Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm? Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm áp lực tác dụng lên thành mạch giảm huyết áp giảm. Đáp án Vấn đề 2 : Mô tả sự biến động huyết áp trong hệ mạch. Trong hệ mạch, từ ĐM chủ đến TM chủ thì huyết áp giảm dần. Giải thích sự biến động của huyết áp: Do sự ma sát giữa máu với thành mạch và sự ma sát của các phần tử máu với nhau khi máu chảy trong mạch. Tại sao ở người huyết áp được đo ở cánh tay? Cánh tay là nơi hệ mạch gần tim nhất khi đo cánh tay người không phải chịu một áp lực nào, hơn nữa cánh tay có cấu trúc mạch bên dễ đo và đo chính xác . Đáp án Vấn đề 3 : Tại sao nói tăng huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng? Tim: gây dày thành tâm thất trái, loạn tim suy tim, hẹp ĐM vành, gây thiếu máu trong tim, nhồi máu cơ tim. Não: mạch máu dễ bị vỡ, đặc biệt là ở não xuất huyết não dễ đến tử vong hoặc bại liệt. Thận: tăng huyết áp ở ĐM thận lâu ngày tổn thương cầu thận suy thận. Cần phải làm gì để huyết áp ổn định? Lao động, tập thể dục thường xuyên vừa sức. Tránh thức khuya, không hút thuốc, uống cà phê, uống rượu. Đáp án Vấn đề 3 : Cần ăn uống đủ chất, không ăn quá no, đặc biệt hạn chế thức ăn giàu Colesterol (thịt và mỡ động vật). Thường xuyên xoa bóp để máu lưu thông trong hệ mạch.Về mùa đông không nên tắm nước lạnh đột ngột dễ gây tai biến tim mạch. Hình: Biến động của vận tốc máu và huyết áp trong hệ mạch. a) Huyết áp b) Vận tốc máu c) Tổng tiết diện mạch Nhận xét sự biến động của huyết áp so với vận tốc máu. Phân biệt huyết áp và vận tốc máu. Xơ vữa động mạch là bệnh tác động đến động mạch. Biểu hiện là thành mạch máu trở nên "xơ cứng" bởi các mảng xơ vữa phát triển trong thành mạch. Vào giai đoạn muộn, mảng xơ vữa có thể gây hẹp lòng mạch và làm hạn chế lưu lượng máu. Nó cũng có thể vỡ ra và trôi theo dòng máu làm tổn thương các mô và cơ quan bên dưới. Em hiểu chứng xơ vữa động mạch ở người như thế nào? Học bài cũ (kể cả phần kết luận). Trả lời câu hỏi sau: Nguyên nhân làm máu chảy liên tục trong hệ mạch, mặc dù tim co bóp theo nhịp ? Đọc trước bài 20. VỀ NHÀ
File đính kèm:
- bai_giang_mon_sinh_hoc_lop_11_bai_19_phan_2_tuan_hoan_mau_ch.ppt