Bài giảng môn Sinh học Lớp 11 - Bài 24: Ứng động (Bản hay)

Ứng động sinh trưởng

Ví dụ: Ứng động nở hoa

Đặc điểm

+ là kiểu ứng động liên quan đến sự phân chia và lớn lên của tế bào của cơ quan thực vật

+ các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh

Lá cây trinh nữ nhạy cảm đối với sự trương nước ( xòe lá hay cụp lá). Do cấu trúc phình các cấp luôn căng nước làm cành lá xòe rộng. Sự va chạm kích thích ion K+ vận chuyển khỏi không bào làm mất nước, chỗ phình giảm sức trương làm lá cụp xuống

Ứng động không sinh trưởng

Tế bào khí khổng trương nước làm khí khổng mở, tế bào khí khổng mất nước làm khí khổng đóng

 

ppt17 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 26/03/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Sinh học Lớp 11 - Bài 24: Ứng động (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ 
Hướng động là gì ? Kể tên các kiểu hướng động . 
Nêu vai trò của hướng sáng và hướng trọng lực đối với đời sống ở thực vật . 
BÀI 24: ỨNG ĐỘNG 
I- KHÁI NIỆM ỨNG ĐỘNG 
Hãy tìm sự khác biệt trong phản ứng hướng sáng của thân cây và vận động nở hoa 
Khác biệt ở hướng kích thích và cấu tạo của cơ quan thực hiện phản ứng 
Thế nào là ứng động ? 
Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng 
Hãy tìm thêm ví dụ về ứng động ở thực vật . 
II- CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG 
Ứng động 
Ứng động 
sinh trưởng 
Ứng động 
không sinh trưởng 
Giảm 1 o C 
Tăng 3 o C 
II- CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG 
1) Ứng động sinh trưởng 
- Ví dụ : Ứng động nở hoa 
10h 
24h 
Do đâu mà các cánh hoa có thể nở ra được ? 
Dưới tác động của ánh sáng hoặc nhiệt độ , tốc độ sinh trưởng ở mặt trong cánh hoa nhanh hơn ở mặt ngoài . 
Ứng động sinh trưởng có đặc điểm gì ? 
- Đặc điểm 
+ là kiểu ứng động liên quan đến sự phân chia và lớn lên của tế bào của cơ quan thực vật 
+ các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh 
II- CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG 
2) Ứng động không sinh trưởng 
- Ví dụ 
Vận động cụp lá của cây trinh nữ khi bị va chạm 
Tại sao khi bị va chạm , lá cây trinh nữ lại cụp xuống ? 
Lá cây trinh nữ nhạy cảm đối với sự trương nước ( xòe lá hay cụp lá ). Do cấu trúc phình các cấp luôn căng nước làm cành lá xòe rộng . Sự va chạm kích thích ion K + vận chuyển khỏi không bào làm mất nước , chỗ phình giảm sức trương làm lá cụp xuống 
II- CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG 
2) Ứng động không sinh trưởng 
- Ví dụ 
Sự đóng mở khí khổng 
Hãy trình bày lại cơ chế đóng mở khí khổng 
Tế bào khí khổng trương nước làm khí khổng mở , tế bào khí khổng mất nước làm khí khổng đóng 
II- CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG 
2) Ứng động không sinh trưởng 
- Ví dụ 
Vận động bắt mồi ở cây gọng vó 
Cây gọng vó bắt mồi bằng cách nào ? 
Vận động bắt mồi ở cây ăn sâu bọ 
II- CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG 
2) Ứng động không sinh trưởng 
- Ví dụ 
+ Vận động cụp lá của cây trinh nữ khi bị va chạm 
+ Sự đóng mở khí khổng 
+ Vận động bắt mồi ở cây gọng vó 
- Đặc điểm 
Từ các ví dụ trên , hãy rút ra đặc điểm chung của ứng động không sinh trưởng . 
Là vận động không có sự phân chia và lớn lên của tế bào của cây , chỉ liên quan đến sức trương nước trong các tế bào và trong cấu trúc chuyên hóa hoặc do kích thích cơ học và hóa học gây ra . 
III- VAI TRÒ CỦA ỨNG ĐỘNG 
Ứng động có vai trò gì đối với đời sống thực vật ? Cho ví dụ minh họa 
Phản ứng thích nghi của cơ thể thực vật đối với sự thay đổi của môi trường giúp thực vật tồn tại và phát triển 
Khi mua hoa tuylip về trưng trong những ngày tết để hoa lâu tàn nên để vài cục nước đá nhỏ dưới gốc cây 
Một số ứng dụng thực tế các hình thức ứng động 
 
 Muốn hoa đào và hoa mai nở đúng dịp tết người ta phải làm như thế nào ? 
CỦNG CỐ 
Câu 1: Vận động nở hoa ở thực vật phụ thuộc chủ yếu vào tác nhân kích thích nào của ngoại cảnh ? 
A. Ánh sáng 
B. Độ ẩm không khí 
C. Ánh sáng và nhiệt độ 
D. Nồng độ O 2 và CO 2 
Câu 2: Vận động cụp lá của cây trinh nữ khi bị va chạm là hiện tượng gì ? 
A. Ứng động sinh trưởng 
B. Ứng động sức trương nhanh 
C. Ứng động tiếp xúc 
D. Hướng động 
CỦNG CỐ 
Câu 3: Đặc điểm giống nhau giữa hướng động và ứng động sinh trưởng là : 
A. do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía đối diện của cơ quan 
B. tác nhân kích thích theo mọi hướng 
C. các cơ quan thực hiện có cấu tạo dạng hình tròn 
D. các cơ quan thực hiện có cấu tạo dạng hình dẹp 
CỦNG CỐ 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_sinh_hoc_lop_11_bai_24_ung_dong_ban_hay.ppt