Bài giảng môn Sinh học Lớp 12 - Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen (Bản hay)

I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG

Phiên mã

Con đường từ gen đến tính trạng được thể hiện như thế nào ?

Gen quy định trình tự axit amin của chuỗi polipeptit thông qua quá trình phiên mã và dịch mã. Một chuỗi polipeptit hoặc nhiều chuỗi polypepetit tạo nên phân tử protein. Các protein quy định các đặc điểm của tế bào, tế bào lại quy định đặc điểm của các mô và sau đó là cơ quan.

Từ gen đến tính trạng qua nhiều bước nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể chi phối.

II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG:

Hãy nhận xét về đặc điểm màu lông thỏ Hymalaya

Ở vùng thân có nhiệt độ cao thì lông có màu trắng, ở các đầu mút cơ thể (có nhiệt độ thấp), lông có màu đen

 Ở thân, nhiệt độ cao gây biến tính prôtêin tổng hợp mêlanin, nên mêlanin không được tổng hợp  lông màu trắng. Ở các đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp, nên protein tổng hợp mêlanin không bị biến tính nên sắc tố đen được hình thành.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 21/03/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Sinh học Lớp 12 - Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ 
Câu 1: Hãy nêu các đặc điểm của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính. 
Câu 2: Vì sao trong hiện tượng qua tế bào chất con luôn giống mẹ? 
BÀI 13ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN 
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG 
 Con đường từ gen đến tính trạng được thể hiện như thế nào ? 
Gen  mARN  Pôlipeptit  prôtêin  tính trang 
Phiên mã 
Dịch mã 
 Gen quy định trình tự axit amin của chuỗi polipeptit thông qua quá trình phiên mã và dịch mã. Một chuỗi polipeptit hoặc nhiều chuỗi polypepetit tạo nên phân tử protein. Các protein quy định các đặc điểm của tế bào, tế bào lại quy định đặc điểm của các mô và sau đó là cơ quan. 
 Từ gen đến tính trạng qua nhiều bước nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể chi phối. 
II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG: 
Hãy nhận xét về đặc điểm màu lông thỏ Hymalaya 
 Ở vùng thân có nhiệt độ cao thì lông có màu trắng, ở các đầu mút cơ thể (có nhiệt độ thấp), lông có màu đen 
Ví dụ 1: Màu lông thỏ Hymalaya 
II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG: 
Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp mêlanin như thế nào? 
 Ở thân, nhiệt độ cao gây biến tính prôtêin tổng hợp mêlanin, nên mêlanin không được tổng hợp  lông màu trắng. Ở các đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp, nên protein tổng hợp mêlanin không bị biến tính nên sắc tố đen được hình thành. 
II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG: 
 ví dụ 2: Hoa cẩm tú cầu, có màu sắc khác nhau tùy thuộc vào pH đất 
 Ví dụ 3: Người bị bệnh phêninkêtô (do đột biến gen lặn làm rối loại sự chuyển hóa phêninalanin) nếu phát hiện sớm và có chế độ ăn kiêng không có pheninalanin thì trẻ em phát triển bình thường, ngược lại thì bị thiểu năng trí tuệ. 
II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG: 
II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG: 
Thảo luận: Hãy hoàn thành các câu sau đây: (trong 3 phút) 
1/ Từ 3 ví dụ trên hãy rút ra mối quan hệ giữa kiểu gen với môi trường 
2/ Bố mẹ không truyền . mà di truyền  . 
3/ Kiểu hình là kết quả .. 
 KẾT LUẬN: 
1/ Môi trường có thể ảnh hưởng lên sự biểu hiện của kiểu gen 
 2/ Bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen . 
 3/ Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và điều kiện môi trườngKiểu genKiểu hìnhMôi trường 
Kiểu gen 
Kiểu hình 
Môi trường 
III. THƯỜNG BIẾN (SỰ MỀM DẺO CỦA KIỂU HÌNH): 
Ví dụ: Cây rau mác, sống trên cạn, lá có hình mũi mác. Nếu đem cây rau mác này sống trên mặt nước lá có hình bản tròn, nếu sống trong lòng nước lá có bản dài. 
Thường biến là gì? 
1. Khái niệm: 
III. THƯỜNG BIẾN (SỰ MỀM DẺO CỦA KIỂU HÌNH): 
1. Khái niệm: 
Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau 
III. THƯỜNG BIẾN (SỰ MỀM DẺO CỦA KIỂU HÌNH): 
2. Đặc điểm và ý nghĩa: 
Thảo luận: (3 phút) 
Hãy bàn luận về các vấn đề về thường biến sau đây: 
– Thường biến có di truyền được hay không? Vì sao? 
– Thường biến xuất hiện mang tính đồng loạt hay không đồng loạt? Theo hướng xác định hay không theo hướng xác định? 
– Thường biến có ý nghĩa gì? 
III. THƯỜNG BIẾN (SỰ MỀM DẺO CỦA KIỂU HÌNH): 
2. Đặc điểm và ý nghĩa: 
– Thường biến không di truyền được vì không làm thay đổi kiểu gen, chỉ làm thay đổi kiểu hình 
– Thường biến xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định 
– Thường biến có ý nghĩa thích nghi với môi trường 
Hãy cho 2 ví dụ khác về thường biến 
IV. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KG: 
1. Khái niệm: 
 Ví dụ : 
 Biến đổi năng xuất của giống lúa CR 203 thuần chủng 
N ăm	 Đ iều kiện MT	 N ăng xuất 
Năm 1 Hạn hán kéo dài, ít phân bón 	 90Kg/sào 
Năm 2 S âu bệnh nhiều, chăm sóc b ình th ường 	 120Kg/sào	 
Năm 3 M ưa thuận, gió hoà, chăm sóc tốt 	 250Kg/sào	 
Năm 4 C hăm sóc tốt nhưng trỗ gặp gió bắc 	 150Kg/sào 	 
 Hãy cho biết bản chất của giống, kỹ thuật canh tác, năng suất? 
 Giống là gen, kỹ thuật canh tác là môi trường, năng suất là kiểu hình 
Mức phản ứng là gì? 
 Là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau 
IV. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KG: 
2. Đặc điểm: 
Hãy bàn luận về các vấn đề sau đây: (trong 5 phút) 
– Mức phản ứng do yếu tố nào quy định? Có di truyền được hay không? (kết hợp quan sát hình 13) 
– Trong kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng giống nhau hay khác nhau? 
– Mức phản ứng của 2 tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng như thế nảo? 
– Cho ví dụ tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng 
IV. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KG: 
2. Đặc điểm: 
– Mức phản ứng do kiểu gen quy định, nên di truyền được cho thế hệ sau. Mỗi kiểu gen có một mức phản ứng nhất định. 
– Trong kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng khác nhau 
– Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp. 
Ví dụ tính trạng số lượng: năng suất lúa, sản lượng trứng. Tính trạng chất lượng như hình dạng quả, màu sắc hoa,  
IV. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KG: 
2. Cách xác định mức phản ứng của một kiểu gen: 
– Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen cần phải tạo ra các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen bằng cách dựa vào sinh sản vô tính. 
– Sau đó đem các cá thể này sống ở những môi trường khác nhau. 
Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen, trước tiên chúng ta cần phải làm gì? Bằng cách nào? 
Sau đó chúng ta làm gì? 
GV yêu cầu HS trả lời lệnh trang 57 SGK: 
 Tại sao các nhà khoa học lại khuyên nông dân không nên chỉ trồng một giống lúa duy nhất (cho dù đó là giống lúa có năng suất cao) trên một diện tích rộng lớn trong cùng một vụ? 
Đáp án: 
 Vì chúng ta không thể dự đoán được sự biến đổi của thời tiết. Nếu trồng một loại giống khi thời tiết gặp bất lợi thì toàn bộ cây sẽ chết. Do đó chúng ta nên trồng nhiều loại giống trên một mảnh ruông rộng lớn trong cùng một vụ để khi thời tiết thay đổi ít nhất cũng thu được một vài giống cho thu hoạch 
 Câu nói: Cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” có chính xác hay không? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói này như thế nào? 
Đáp án: 
 Không chính xác, và sửa lại: Cô ấy được mẹ truyền cho kiểu gen quy định tính trạng “má lúm đồng tiền”. 
 Một số bà con nông dân đã mua hạt ngô lai có năng suất cao về trồng nhưng cây ngô lại không cho hạt. Giả sử công ti giống đã cung cấp hạt giống đúng tiêu chuẩn. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến tính trạng cây ngô không cho hạt trong trường hợp trên. 
Đáp án: 
 Do các hạt giống ngô trên được gieo trồng trong điều kiện thời tiết không thích hợp. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_sinh_hoc_lop_12_bai_13_anh_huong_cua_moi_truon.ppt