Bài giảng môn Sinh học Lớp 12 - Bài 34: Sự phát sinh loài người

SƠ LƯỢC ĐÔI NÉT VỀ TRÁI ĐẤT

Lịch sử Trái đất trải dài khoảng 4,55 tỷ năm, từ khi Trái Đất hình thành từ Tinh vân mặt trời cho tới hiện tại. Bài viết này đưa ra một khái quát chung, tóm tắt những lý thuyết khoa học được nhiều người công nhận hiện tại.

Toàn bộ lịch sử Trái Đất được miêu tả trong một khoảng thời gian tượng trưng bằng 24 giờ. Thời điểm bắt đầu là 0 giờ, chính xác vào 4,55 tỷ năm trước, và kết thúc, 24 giờ, ở thời điểm hiện tại. Mỗi giây tượng trưng trong khoảng thời gian này tương đương với khoảng 53.000 năm.

Vụ nổ lớn và nguồn gốc của vũ trụ, được ước tính đã xảy ra khoảng 13,7 tỷ năm trước, tương đương với việc ta lấy mốc của nó là ba ngày trước đây - hai ngày trước khi chiếc đồng hồ của riêng chúng ta (hệ mặt trời) bắt đầu chuyển động.

Khởi nguồn sự sống

Đa số các nhà khoa học tin rằng sự sống có nguồn gốc Trái đất, nhưng thời gian của sự kiện này rất khác biệt - có lẽ là vào khoảng 4 tỷ năm trước (khoảng 3:00 giờ sáng theo đồng hồ của chúng ta)

một phân tử (hay thậm chí là một thứ gì khác) đã có khả năng tự phân chia thành các bản sao của chính nó. Bản chất của phân tử này vẫn còn chưa được biết tới, từ đó các chức năng của nó được truyền lại cho các thế hệ bản sao về sau này, DNA

Năng lượng cao từ các núi lửa, sét, và bức xạ tia cực tím có thể làm cho các phản ứng hóa học tạo ra nhiều phân tử phức tạp hơn từ các hợp chất đơn giản như methan và amoniắc.Trong số chúng có nhiều hợp chất hữu cơ đơn giản là những nguyên tố căn bản của sự sống. Khi số lượng của những “hợp chất hữu cơ” đó tăng lên, các phân tử khác nhau phản ứng lẫn nhau

 

ppt57 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Sinh học Lớp 12 - Bài 34: Sự phát sinh loài người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ustralia, cư dân vùng đất đóng băng vĩnh cửu Chukchi ở Siberia 
Bằng cách nghiên cứu DNA của những người hiện đại, ông tìm hiểu xem chúng ta là ai, chúng ta đã đi những đâu để đến những vùng đất mới của thế giới, và tất cả loài người có mối quan hệ mật thiết đến mức nào. "Mỗi một giọt máu là một tài liệu lịch sử đặc biệt", Wells nói. "Các DNA nói cho chúng ta biết câu chuyện về hành trình di cư của nhân loại". 
Nhà nhân chủng và di truyền học Spencer Wells xem xét một mẫu DNA 
Đi tìm DNA của Adam 
Bộ tộc Hadzave sống du mục ở miền bắc Tanzania hy vọng rằng sự tham gia của họ vào Dự án địa lý di truyền sẽ giúp gây chú ý đến di sản văn hoá đang bị đe doạ của họ 
Bằng cách phân tích những biến đổi gen trong nhiễm sắc thể Y của con người ở mọi khu vực trên thế giới, Wells và các đồng sự đã kết luận rằng, tất cả loài người sống trên trái đất hiện nay đều là con cháu của một người châu Phi duy nhất. Các nhà khoa học căn cứ vào nhiễm sắc thể Y vì đây là một trong những công cụ mạnh nhất ở cấp độ tế bào, giúp truy nguyên nguồn gốc loài người - truyền từ cha sang các con mà không hề thay đổi suốt hàng nghìn năm 
Công nghệ máy tính tiên tiến được ứng dụng để tái tạo chân dung của Adam - tổ tiên loài người 
Khuôn mặt chính diện của hình mẫu Adam do máy tính dựng lên 
Tượng Adam được nặn theo mô hình 3D của máy tính 
Sự tiến hóa của con người 
Nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người cũng là nghiên cứu sự phát triển của chi Homo, nhưng đôi khi nó cũng có liên quan đến những sinh vật khác thuộc họ hominidae hay phân họ homininae. 
"Con người hiện đại được giới khoa học cho vào phân loài Homo sapiens sapiens, và là một mở rộng của loài Homo sapiens. Ngoài ra, trong loài Homo sapiens còn có một phân loài khác ngày nay đã tuyệt chủng mang tên Homo sapiens idaltu (nghĩa là "người thông minh già"). 
Loài mang quan hệ gần nhất đối với Homo sapiens là loài tinh tinh và loài bonobo. So sánh các sơ đồ gene cho kết quả là "sau 6.5 triệu năm tiến hóa theo những con đường khác nhau, sự khác nhau giữa tinh tinh và con người gấp 10 lần sự khác nhau giữa hai người không có quan hệ gì với nhau nhưng vẫn nhỏ hơn 10 lần so với một con chuột bạch và một con chuột thường". Tuy nhiên trên thực tế, số gene con người giống tinh tinh đến 96% 
một hộp sọ của loài linh trưởng Sahelanthropus tchadensis được cho là khoảng 7 triệu năm tuổi, có thể nó của một tổ tiên xa hơn của chúng ta. 
Hộp sọ được tái tạo lại của Người Peking, một đại diện xa xưa đã tuyệt chủng được xem là tổ tiên gần nhất của Homo sapiens: Homo erectus. 
NGƯỜI KHÉO LÉO (H.HABILIS) 
Là một loài thuộc chi Homo, đã từng sinh sống trong khoảng từ 2,2 triệu năm cho tới ít nhất 1,6 triệu năm trước, tại thời kỳ đầu của thế Pleistocene 
Là loài có các điểm tương tự ít nhất so với loài người hiện đại (có lẽ trừ Homo rudolfensis). So với người hiện đại, Homo habilis có tầm vóc thấp, tay quá dài. 
Là hậu duệ của loài Australopithecus afarensis, thuộc chi vượn người phương Nam Australopithecus, phát hiện nhiều ở vùng Đông Phi. 
Cơ thể nhỏ nhắn, cao khoảng 1m30, nặng 30 - 50 kg, lông thưa thớt, phân biệt nam nữ rõ ràng. Thức ăn là quả, hạt, động vật nhỏ,...Biết chế tạo công cụ đá. Australopitec chỉ biết sử dụng công cụ tự nhiên. 
Thể tích sọ gần bằng một nửa thể tích sọ người hiện đại.). 
NGƯỜI ĐỨNG THẲNGH.ERECTUS 
Người đứng thẳng (tên khoa học Homo erectus) là di tích về một nhóm giống loài trong họ Người đã từng tồn tại khoảng 1,8-3 triệu năm TCN, được Eugène Dubois phát hiện ra trên đảo Java năm 1891. 
Hiện nay người ta xếp người vượn Bắc Kinh vào nhóm này 
NGƯỜI CHÂU PHI 
Các nhà di truyền học Nga đã nghiên cứu 377 dấu hiệu gen lấy từ 52 tộc người trên khắp thế giới, gồm người thuộc các bộ lạc châu Phi cổ đại, cư dân châu Đại Dương, Đông Nam Á, người da đỏ châu Mỹ, người Basque, Sicilian, Scandinavian, Nga, Adyghe, Yakut  để đi tới kết luận trên. 
NGƯỜI CHÂU PHI 
Cây gia hệ người cổ đại “Hobbit” Family Tree 
Cho đến nay, người ta vẫn cho rằng tổ tiên của loài người tiến hoá từ loài vượn ở châu Phi, nhưng từ những hoá thạch khai quật ở Myanmar, nhà nhân chủng học Chris Beard lại cho rằng quá trình này xảy ra tại Châu Á. 
Châu Á 
Những hoá thạch mới phát hiện ở Myamar có thể chứng minh rằng tố tiên chung của loài người, khỉ và vượn người đều tiến hoá từ loài linh trưởng ở Châu Á chứ không phải Châu Phi. Phát hiện này được tuyên bố ngày 3/7/2009 vừa qua. 
TS Chris Beard, một nhà nhân chủng học tại Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Carnegie tại Pittsburgh (Hoa Kỳ) và các thành viên trong Đoan khảo cổ đã tìm được các hoá thạch cho biết: Những mảnh hoá thạch gồm xương hàm và răng 38 triệu năm tuổi tìm thấy gần Bagan, miền Trung Myanmar vào năm 2005, thể hiện những nét đặc trưng của loài linh trưởng. 
TS - Nhà nhân chủng học Chris Beard 
TS Beard và Đội khai quật của ông gồm những thành viên từ Pháp, Thái Lan và Myanmar đã kết luận rằng các hoá thạch ấy là di vật của 10 đến 15 cá thể của một loài linh trưởng có tên khoa học là Ganlea megacanina, một loài mới trong họ linh trưởng dạng người ở châu Á đã tuyệt chủng, có tên là Amphipithecidae. Đây là răng của một loài vật giống như khỉ sống ở trên cây có đuôi dài, dùng để cắn vỡ các quả nhiệt đới để ăn thịt, quả và nhân của hạt "Không những loài Ganlea trông có dạng người mà còn có cách sinh hoạt tựa như vượn người 38 triệu năm về trước với cách sống rất đặc trưng”, TS Beard nói 
Châu Á 
Phát hiện động vật linh trưởng hóa thạch mới đây tại Myanmar tiết lộ rằng tổ tiên chung của người, khỉ không đuôi và vượn có thể đã tiến hóa 
Những hài cốt hóa thạch “Người Bắc Kinh” khai quật được tại hang núi Chu Khẩu Điếm ở ngoại thành Bắc Kinh (Trung Quốc - TQ) cuối thập kỷ 20 đầu thập kỷ 30 của thế kỷ trước, là phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất trong thế kỷ 20 và là nhóm hóa thạch lớn nhất đầu tiên của người cổ (Homo erectus) được tìm thấy ở TQ. 
Giả thuyết về nguồn gốc con người 
Di chỉ người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm nằm ở núi Long Cốt, Chu Khẩu Điếm cách trung tâm thành phố Bắc Kinh khoảng 48 km về phía Tây Nam. 
Đây là di chỉ hóa thạch của người vượn Bắc Kinh và là di chỉ văn hóa cổ đại nổi tiếng thế giới. 
Trên ngọn núi này người ta phát hiện được 24 địa diểm di chỉ văn hóa cổ, ngoài ra còn có 118 loại động vật hóa thạch và hơn 10 vạn đồ đá cũng như các dụng cụ tạo ra lửa của người tối cổ. Đây là nơi cung cấp tư liệu nhiều nhất về người cổ hóa thạch cùng các chứng cứ nói về việc dùng lửa của họ và là nơi có nhiều di chỉ văn hóa cổ nhất trên thế giới cho đến thời điểm hiện nay. 
Việc phát hiện ra Chu Khẩu Điếm đã làm cho lịch sử của Bắc Kinh kéo dài từ 3000 năm đến hơn 60 vạn năm. Hiện nay, di chỉ người Bắc Kinh ở Châu Khẩu Điếm đã trở thành nơi nghiên cứu quan trọng nguồn gốc của nhân loại. Với ý nghĩa to lớn như vậy, năm 1987 UNESCO đã công nhận di chỉ này là Di sản văn hóa thế giới. 
Tượng “Người Bắc Kinh” trong Nhà Bảo tàng Chu Khẩu Điếm 
Thuyết dịch chuyển lục địa 
I. QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI 
II. NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ SỰ TIẾN HÓA VĂN HÓA 
Những đặc điểm thích nghi nào đã giúp con người có được khả năng tiến hóa văn hóa? 
Người hiện đại có những đặc điểm thích nghi nổi bật: 
- Bộ não lớn (TWTK có hệ thống tín hiệu thứ 2) 
- Cấu trúc thanh quản phù hợp, cho phép phát triển tiếng nói. 
- Bàn tay với các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ lao động... 
 Có được khả năng tiến hóa văn hóa: Di truyền tín hiệu thứ 2 (truyền đạt kinh nghiệm ...)  Xã hội ngày càng phát triển (từ công cụ bằng đá  sử dụng lửa  tạo quần áo  chăn nuôi, trồng trọt ... Khoa học, công nghệ). 
Vai trò của loài người trong tự nhiên? 
- Nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình. 
I. QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI 
II. NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ SỰ TIẾN HÓA VĂN HÓA 
Loài người có thể không tiến hóa từ tinh tinh 
Bộ xương của một người tiền sử sống tại châu Phi cách đây 4,4 triệu năm cho thấy loài người không tiến hóa từ những sinh vật có hình dáng giống tinh tinh. Ngoài ra, lịch sử nhân loại đã bắt đầu sớm hơn một triệu năm 
Hình minh họa ngoại hình và dáng đi của “Ardi” được dựng lên dựa vào hóa thạch. Các nhà khoa học đã nghiên cứu hóa thạch từ năm 1994 
Những dẫn chứng cho phát hiện sự kiện chấn động lịch sử phát triển của loài người 
Bộ xương hóa thạch – có tên Ardipithecus ramidus nhưng gọi tắt là “Ardi” – được lắp ghép từ 125 mảnh xương. Các nhà khoa học của Đại học California (Mỹ) cho biết, bộ xương có niên đại 4,4 triệu năm và hình dáng của nó khác xa loài người và các động vật linh trưởng hiện đại. 
“Ardi” có thể là sinh vật thuộc họ người cổ xưa nhất mà giới khoa học từng phát hiện. Theo mô tả của họ thì đó là bộ xương của một cá thể cái thuộc loài Ardipithecus ramidus . Khu vực sinh sống của nó thuộc lãnh thổ Ethiopia ngày nay. “Ardi” cao khoảng 1,2 m và nặng 50 kg. 
mẩu xương đầu tiên của “Ardi” được tìm thấy vào năm 1994 tại một nơi cách thủ đô Addis Ababa của Ethiopia 
sinh vật này leo trèo trên cây bằng cả 4 chi và dành khoảng một nửa cuộc đời trên cây. “Ardi” có thể bước bằng hai chân và vươn thẳng người khi di chuyển trên mặt đất. Răng của nó không dài và sắc như răng của tinh tinh hiện đại 
não của nó (khá nhỏ) lại nằm ở vị trí giống hệt người hiện đại 
“Lucy” là “tổ tiên của loài người” và là giai đoạn trung gian trong quá trình con người tiến hóa từ tinh tinh phát hiện vào năm 1974 tại một vị trí cách “Ardi” khoảng 70 km 
bàn tay, cổ tay và xương chậu cho thấy dáng đi của bà giống người hiện đại, chứ không lom khom như tinh tinh hay khỉ đột. 
HÓA THẠCH 
Phương pháp 
•	Các kỹ thuật phóng xạ đo độ phân rã của các đồng vị phóng xạ và các hoạt động phát sinh phóng xạ khác. 
•	Các kỹ thuật gia tăng đo sự bổ sung đều đặn của vật liệu vào lớp trầm tích hay của sinh vật. 
•	Sự tương quan của các tầng mốc giới cho phép quy đổi sang tương đương niên đại được thiết lập giữa các di chỉ khác nhau. 
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ NGHIÊN CỨU CÙNG TÔI 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_sinh_hoc_lop_12_bai_34_su_phat_sinh_loai_nguoi.ppt