Bài giảng môn Vật lí Lớp 11 - Bài 16: Dòng điện trong chân không (Chuẩn kiến thức)

I – Dòng điện trong chân không

Chân không lí tưởng là một môi trường trong đó không có một phân tử khí nào. Trong thực tế, khi ta làm giảm áp suất chất khí trong ống đến mức (khoảng dưới 0,0001mmHg) để phân tử khí (hạt) có thể chuyển động tự do từ thành nọ đến thành kia của ống mà không va chạm với các phân tử (hạt) khác thì ta nói trong ống là chân không.

Nói cách khác đơn giản hơn, chân không là môi trường đã được lấy đi tất cả các phân tử khí.

Dụng cụ thí nghiệm:

Nguồn điện E1 và E2

Điôt chân không

Điện kế

Khoá K1 & K2

Biến trở R

2. Bản chất dòng điện trong chân không

Khi catôt kim loại bị nung nóng, các electron tự do trong kim loại nhận được năng lượng cần thiết để có thể bứt ra khỏi mặt catôt (sự phát xạ nhiệt electron). Khi đó, trong ống chân không có các electron tự do chuyển động hỗn loạn.

Khi mắc anôt vào cực dương, còn catôt vào cực âm, thì do tác dụng của lực điện trường, các electron dịch chuyển từ catôt sang anôt tạo ra dòng điện

→Dòng điện trong điôt chân không là dòng dịch chuyển có hướng của các electron bứt ra từ cactôt bị nung nóng dưới tác dụng của lực điện trường.

Hạt tải điện của dòng điện trong chân không chính là các electron bứt ra từ catôt bị nung nóng.

 

ppt31 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Vật lí Lớp 11 - Bài 16: Dòng điện trong chân không (Chuẩn kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_vat_li_lop_11_bai_16_dong_dien_trong_chan_khon.ppt