Bài giảng Một số kĩ thuật dạy học tích cực
Kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.
Các kỹ thuật dạy học tích cực được trình bày sau đây có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm.
Tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp nhằm phát huy tính tích cực của HS.
(Các kỹ thuật được trình bày dưới đây cũng được nhiều tài liệu gọi là các PPDH.)
MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC Kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. Các kỹ thuật dạy học tích cực được trình bày sau đây có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm. Tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp nhằm phát huy tính tích cực của HS. (Các kỹ thuật được trình bày dưới đây cũng được nhiều tài liệu gọi là các PPDH.)Kỹ thuật chia nhóm:Có nhiều cách chia nhóm khác nhau như :Sổ điểm danh Các màu sắcBiểu tượngHình ghép Sở thíchTháng sinhTrình độGiới tính....2)Kỹ thuật giao nhiệm vụ:Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:Nhiệm vụ giao cho cá nhân, nhóm nào? Nhiệm vụ là gì? Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu? Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu? Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì? Sản phẩm cuối cùng cần có là gì? Cách thức trình bày/đánh giá sản phẩm như thế nào?Nhiệm vụ phải phù hợp với:Mục tiêu hoạt động Trình độ học vấnThời gian, không gian hoạt động Cơ sở vật chất, trang thiết bị3. Kỹ thuật “Đặt câu hỏi”:Câu hỏi đóng:+ Là câu hỏi mà câu trả lời có hoặc không, đúng hay sai hoặc là câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng.+ Dạng câu hỏi này đòi hỏi các kiến thức thông tin cần được nhớ lại, tái hiện lại.+ Thường được sử dụng để đánh giá- Câu hỏi mở: + Là câu hỏi có thể đưa ra nhiều cách trả lời và đòi hỏi câu trả lời với nhiều chi tiết hoặc phải giải thích, dạng câu hỏi này học sinh phải đưa ra ý kiến, quan niệm, quan điểm riêng.+ Thường được sử dụng để hướng dẫn gợi mở và phát triển tư duy của học sinh.+ Hình thức câu hỏi: sử dụng những từ để hỏi: Như thế nào? Thế nào? Ra sao?4/ Kĩ thuật “Các mảnh ghép”:HS được phân thành các nhóm, sau đó GV phân công cho mỗi nhóm thảo luận, tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học. Chẳng hạn: nhóm 1-thảo luận vấn đề A, nhóm 2 - thảo luận vấn đề B, nhóm 3- thảo luận vấn đề C, nhóm 4 - thảo luận thảo luận vấn đề D,. - HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công - Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D,...và mỗi “chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ. 1123Vòng 1Vòng 2 111122223333325/ Kỹ thuật “Tranh luận ủng hộ – phản đối”: Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối lập nhau về một luận điểm cần tranh luận. • Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, còn nhóm đối lập thu thập những luận cứ phản đối đối với luận điểm tranh luận.• Sau khi các nhóm đã thu thập luận cứ thì bắt đầu thảo luận thông qua đại diện của hai nhóm. Mỗi nhóm trình bày một lập luận của mình: Nhóm ủng hộ đưa ra một lập luận ủng hộ, tiếp đó nhóm phản đối đưa ra một ý kiến phản đối và cứ tiếp tục như vậy. • Sau khi các lập luận đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận chung và đánh giá, kết luận thảo luận.6/Kĩ thuật “Hoàn tất nhiệm vụ”:- GV đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông điệp/... mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu HS/nhóm HS hoàn tất nốt phần còn lại.- HS/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ được giao.- HS/ nhóm HS trình bày sản phẩm.- Gv hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá* Lưu ý: GV cần hướng dẫn HS cẩn thận và cụ thể để các em hiểu được nhiệm vụ của mình. Đây là một hoạt động tốt giúp các em đọc lại những tài liệu đã học hoặc đọc các tài liệu theo yêu cầu của giáo viên.7/ Kỹ thuật “Khăn trải bàn”:Hs được chia thành 4 nhóm người, mỗi nhóm có 1 tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn, 4 thành viên của nhóm sẽ ngồi đối diện với một cạnh của “ Khăn trải bàn” Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và liệt kê tất cả các ý tưởng của mình vào phần cạnh “Khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó, nhóm sẽ thảo luận và tìm ra những ý tưởng chung để đưa vào giữa “Khăn trải bàn”.Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề 1Viết ý kiến cá nhân 4Viết ý kiến cá nhân 2Viết ý kiến cá nhân 3Viết ý kiến cá nhân8/ Kỹ thuật “Phòng tranh”:Hs được chia thành nhiều nhóm, tiến hành thảo luận theo nhiệm vụ được phân công. Các nhóm ghi kết quả thảo luận ra giấy A0 và trưng bày xung quanh lớp như một phòng trưng bày tranh. HS cả lớp đi một vòng quanh lớp học, xem kết quả thảo luận của các nhóm khác nhau, có thể ghi ý kiến bình luận hoặc bổ sung.9/ Kỹ thuật “ Hỏi chuyên gia”:Một nhóm học sinh đóng vai là “tổ chuyên gia’ về một chủ đề nào đó để các chuyên gia giải đáp, một em trưởng nhóm ( hoặc giáo viên) sẽ điều khiển buổi “ Tư vấn”, mời các bạn hỏi rồi mời chuyên gia trả lời.10/ Kỹ thuật “ Bản đồ tư duy”: Kỹ thuật này có nghĩa là học sinh viết một ý tưởng chính ở giữa rồi nghĩ ra các ý tưởng mới có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên, bằng cách tập trung vào các ý tưởng chính viết bằng ngôn ngữ của mình, rồi sau đó phát triển thành các nhánh và mối liên hệ giữa các ý tưởng này, chính là người đang lập bản đồ kiến thức theo cách sẽ giúp họ hiểu và nhớ thông tin mới.Vấn đề liên quanVấn đề liên quanChủ đềVấn đề liên quanVấn đề liên quanVấn đề liên quan11/ Kỹ thuật “ Trình bày một phút”: - Các học sinh được lập thành các nhóm 3 người và trong vòng 10 phút, các em sẽ thảo luận về những gì mà các em biết về chủ đề được giao. - Sau đó các em chọn ra 3 điểm để trình bày với cả lớp, mỗi nhóm sẽ cử một em lên trình bày về cả 3 điểm nói trên.12/ Kỹ thuật “X-Y-Z”:- Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. (X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người. Con số X-Y-Z có thể thay đổi.)- Ví dụ kỹ thuật 6-3-5 thực hiện như sau:+ Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh.+ Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác.+ Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.13/ Kỹ thuật “Bể cá”: Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận.14/ Kỹ thuật “Ổ bi”:• Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài (đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác).• Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.15/ Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”:* Đây là KTDH giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi. * Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau: - GV nêu chủ đề . - GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một HS khác trả lời câu hỏi đó. - HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời. - HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp,... Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại. 16/ Kỹ thuật “Tia chớp”: Là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.17/ Kỹ thuật : “Động não viết”:• Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên;• Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó;• Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ;• Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý tưởng trong nhóm.18/ Kỹ thuật “Động não không công khai”: Là một hình thức của động não viết. Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình về cách giải quyết vấn đề, nhưng chưa công khai, sau đó nhóm mới thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển.19/ Kỹ thuật “3 lần 3”:Kỹ thuật “3 lần 3″ là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS. Cách làm như sau:• HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (nội dung buổi thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận).• Mỗi người cần viết ra:- 3 điều tốt- 3 điều chưa tốt- 3 đề nghị cải tiến• Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.20/ Kỹ thuật “Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học”: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học là GV và HS cùng nhận xét, đánh giá, đưa ra ý kiến đối với những yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới quá trình học tập nhằm mục đích là điều chỉnh, hợp lí hoá quá trình dạy và học.
File đính kèm:
- PPDH.pptx