Bài giảng Một số vấn đề Tâm lý học vận dụng vào công tác thanh tra - Phan Thị Tố Trinh

Phần I: Những vấn đề chung

 I.       Đối tượng của tâm lý học thanh tra:

II.    Nhiệm vụ của tâm lý học thanh tra.

III. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý được sử dụng trong tâm lý học thanh tra.

IV. Y nghĩa của tâm lý học thanh tra.

 Phần II. Nghiên cứu tâm lý con người và sự vận dụng vào công tác thanh tra.

 I.    Vấn đề tâm lý cá nhân trong công tác thanh tra.

1.      Khí chất.

2.      Động cơ hoạt động của con người.

3.      Nhu cầu.

II.    Vấn đề tâm lý xã hội trong công tác thanh tra.

1.      Dư luận xã hội.

2.      Xung đột tâm lý trong tập thề.

3.      Tâm trạng xã hội.

III.    Giao tiếp trong công tác thanh tra.

IV.    Một số đặc điểm tâm lý trong công tác xét khiếu nại, tố cáo của công dân.

Phần III. Những phẩm chất tâm lý cơ bản của người thanh tra.

 I.  Những phẩm chất .

II.  Những năng lực.

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC:

- Diễn giảng nêu vấn đề

- Thảo luận - Tình huống

 - Tự nghiên cứu

D.   TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Một số vấn đề về TLH thanh tra. NXB chính trị quốc gia. Hà nội 2000.

2.   Cơ sở tâm lý học của công tác quản lý trường học. NXBGD 1981.

3. TLH trong công tác quản lý trường học. Trường CBQLGD- ĐT II 2000.

 

ppt52 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Một số vấn đề Tâm lý học vận dụng vào công tác thanh tra - Phan Thị Tố Trinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
û ngại vì những người này độ tích cực thấp hoặc tâm trạng buồn phiền ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp.Nguyên tắc giải quyết xung đột:Tính khách quan và sự nhượng bộ.Tính phân minh và thái độ thiện chí.Giữ khoảng cách và thái độ tự chủ.Những biện phápngăn chặn và khắc phục xung đột:Lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý có chất lượng cao về mọi mặt.Tổ chức lao động theo khoa học.Tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau.Sử dụng các biện pháp giáo dục, hành chính tổ chức: kỷ luật, hạ lương, sa thảiTìm hiểu nguyên nhân gây ra xung đột.Dùng người thứ 3 làm trung gian hoà giải cuộc xung đột.Phân ly những người trong vùng xung đột.-Phát triển tự do dẫn đến hoàn tất.HĐ thanh tra cần phải đi sâu nghiên cứu MQH giữa những hiện tượng xung đột với vụ, việc đang được thanh tra ở đơn vị 3. Tâm trạng xã hội:Khái niệm·  Là trạng thái cảm xúc và tư tưởng chiếm ưu thế của các nhóm xã hội nào đó trong 1 khoảng thời gian nhất định.Ý nghĩaTích cựcTiêu cực· Điều kiện hình thành tâm trạng XH: Sự thoả mãn hay không thoả mãn của con người về công việc, quan hệ, địa vịnhư:-    Bản thân tính chất lao động ,mức tiền lương , uy tín của ngành nghề,những đặc điểm và điều kiện trong công tác phù hợp với con người: đặc điểm công tác, chế độ làm việc, quan hệ trong tập thể·   Tâm trạng XH có nguồn gốc bên ngoài hiện thực, nó vừa phản ánh hiện thực xã hội, vừa phản ánh những nhu cầu,những nguyện vọng của quần chúng. Bởi vì, việc tìm hiểu nguyện vọng của quần chúng, nắm bắt được những nhu cầu của họ, qua đó xác định được tác động của hiện thực đối với họ là điều đặc biệt quan trọng trong công tác thanh tra.III. Vấn đề giao tiếp trong công tác thanh tra1.Khái niệm: Là hình thức đặc trưng cho MQH giữa người với người, qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý, thể hiện ở sự trao đổi thông tin,hiểu biết, rung cảm & tác động qua lại lẫn nhau.2.Chức năng của giao tiếp trong công tác thanh tra:-  Định hướng hoạt động thanh tra, thăm dò tư tưởng, tình cảm con người.-  Nhận thức các hiện tượng tâm lý mới của đối tượng. -  Đánh giá và điều chỉnh hành vi.3. Phương tiện giao tiếp: -   Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.-  Giao tiếp phi ngôn ngữ: Nét mặt, nụ cười, ánh mắt,diện mạo, cử chỉ, tư thế4.Một số nguyên tắc giao tiếp trong thanh tra:-      Tôn trọng nhân cách của mọi đối tượng.-      Hãy lắng nghe nhiều hơn nói.-      Bàn bạc, thảo luận một cách dân chủ có lý,có tình.-      Biết thông cảm với hoàn cảnh của từng đối tượng.-      Biết chấp nhận,thích ứng với mọi đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp.5.Các kỹ năng giao tiếp trong thanh tra:-      Kỹ năng định hướng.-      Kỹ năng định vị.-      Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp.BÀI TẬP1. Thanh tra viên H được phân công thanh tra giờ dạy của giáo viên T ở một trường Tiểu học nọ. Thật bất ngờ ,GV T lại là bạn học của thanh tra H, nhưng do hoàn cảnh nên mới vào nghề dạy học và đang trong thời gian tập sự. Giờ dạy hôm đó thanh tra H phát hiện GV T dạy sai kiến thức cơ bản. Nếu anh/chị là thanh tra H, anh/chị sẽ xử lý như thế nào?2. Một giáo viên A đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi 5 năm liền. Lần dự giờ năm thứ 6 do tối hôm trước con giáo viên A bị ốm phải đi bệnh viện nên giờ dạy của GV A nếu đánh giá là chỉ đạt yêu cầu. Giả sử anh/chị là thanh tra viên ,anh/chị sẽ xử lý như thế nào để không thiệt thòi cho GV A mà vẫn đảm bảo tính nguyên tắc.Lưu ý: Đến lúc nhận xét giờ dạy GV A mới nói con mình bị ốm. IV. Một số đặc điểm tâm lý trong công tác xét khiếu nại, tố cáo của công dân:1. Tâm lý người đi khiếu nại:-  Có tâm lý coi việc mình làm là đúng và đối tượng bị khiếu nại là sai.-   Mong muốn ý kiến phản ánh được những người có thẩm quyền xem xét và giải quyết nhanh,có lợivề mình,nếu chậm thì nảy sinh tâm lý nghi ngờ, thiếu tin tưởng, không có lợi cho mình thì nghĩ bị oan, không công bằng.-   Lo sợ bị trả thù,bị trù dập, mất việc làm..-   Có hiện tượng che dấu chi tiết không có lợi cho bản thân, có khi khiếu nại nhằm bôi nhọ,kích động người khác2. Tâm lý người bị khiếu nại: -   Người bị khiếu nại thông thường là người quản lý,lãnh đạo.-     Đó là người có tư tưởng độc đoán,gia trưởng, không muốn thay đổi quyết định dù biết đó là sai, không công bằng, thiếu dân chủ vì sợ uy tín giảm, trình độ non kém,kể cả khi có quyết định giải quyết họ cũng chần chừ,nhùng nhằng.-   Có trường hợp người bị khiếu nại không nhận ra sai trái,còn trù dập người tố cáo, chèn ép những người không ăn cánh,thẳng thắn đấu tranh với cái sai của họ.Có trường hợp người bị khiếu nại nhận được đơn khiếu nại hoặc quyết định giải quyết khiếu nại, họ thấy quyết định của mình sai, gây thiệt hại cho cán bộ, công nhân viên họ vui vẻ sửa chữa sai lầm,thành thật xin lỗi 3.      Tâm lý người đi tố cáo:-  Là những người thấy sự việc sai trái, bất công thì tố cáo (có thể không liên quan đến quyền lợi của họ).-   Người tố cáo thường là những người lao động,không có tiềm lực kinh tế nên họ rất sợ người bị tố cáo trả thù,sợ cơ quan có thẩm quyền không nhiệt tình giải quyết hoặc vô tình tiết lộ đơn thư tố cáo, nên họ có tâm lý sợ sệt, thiếu tin tưởng, ngại cộng tác với cơ quan có thẩm quyền giải quyết.-   Có những vụ, việc cụ thể gây thiệt hại đến tài sản nhà nước và công dân, người tố cáo trung thực thẳng thắn,có trách nhiệm, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong tiến trình giải quyết vụ, việc.Trong thực tế cũng có nhiều vụ, việc tố cáo sai, vu khống người bị tố cáo vì nhiều nguyên nhân (tư thù,bị mua chuộc, kích động..). 4.   Tâm lý người bị tố cáo:-  Rất lo sợ việc làm sai trái, vi phạm của mình bị phát giác tố cáo, nhưng là người có kinh nghiệm trong công tác quản lý, có tiềm lực kinh tế, có mối quan hệ rộng rãi,họ thường bình tĩnh theo dõi sự việc chặt chẽ để có ứng đối kịp thời.-  Tìm cách mua chuộc đoàn thanh tra, hoặc ly gián, gây khó khăn cản trở, hoặc lôi kéo cấp trên can thiệp, che chắn.-  Tìm mọi cách để biết ai tố cáo hòng vô hiệu hoá ý kiến của họ trước đoàn thanh tra, hoặc để trả thù.-  Có hiện tượng người bị tố cáo cố tình không nhận những sai phạm, có thái độ chống đối đoàn thanh tra.5. Tâm lý người giải quyết khiếu nại, tố cáo: -  Là trọng tài phân xử đúng và sai.- Luôn phải đối mặt với 2 khuynh hướng tâm lý phức tạp: Người khiếu tố luôn cho mình là đúng, người bị khiếu tố luôn bảo vệ quyền lợi và uy tín của mình bằng mọi cách.- Người có kinh nghiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo là người luôn biết giành thế chủ động trong mọi tình huống, cần có bản lĩnh, lập trường vững vàng, biết tìm được điểm dừng hợp lý mà 2 bên chấp nhận được vì mục đích và hiệu quả công việc.- Lưu ý: + Người có tâm lý tích cực: Nghiên cứu kỹ hồ sơ, đặt mình vào hoàn cảnh ngưởi đi khiếu nại, tố cáo, tìm mọi cách giải quyết khoa học hợp tình, hợp lý. + Người có tâm lý tiêu cực: Ngại khó khăn va chạm,dây dưa đun đẩy vì sợ bị trả thù, vì năng lực kém,bản lĩnh yếu.BÀI TẬP:Trong quá trình làm công tác thanh tra, anh/chị thường gặp những khó khăn, trở ngại gì? 6. Những khó khăn, trở ngại trong hoạt động thanh tra:-   Thiếu chứng cứ rõ ràng.-   Người khiếu tố còn nói sai sự thật.-  Thường bị các sức ép về tình cảm (thanh tra người quen, bạn bè, người nhà cấp trên, ân nhân cũ)-   Gặp thái độ chống đối của người bị thanh tra.-  Bị sức ép của quyền lực và tình cảm với các hình thức thư tay, điện thoại-  Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện.-   Ít được đào tạo căn bản về nghiệp vụ thanh tra.PHẦN III: NHỮNG PHẨM CHẤT TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI THANH TRAI. Những phẩm chất tâm lý cơ bản:Có lý tưởng cao đẹp vì sự công bằng của xã hội  Có bản lĩnh vững vàng, không sợ khó, sợ khổ và không sa ngãTrung thực, thẳng thắnTính nguyên tắcTính khiêm tốnII. Những năng lực:Năng lực trí tuệNăng lực chuyên môn Năng lực giao tiếp   Năng lực trí tuệ:-  Nhận thức được đặc điểm, bản chất, tính quy luật của mọi sự vật hiện tượng trong hoạt động thanh tra.-   Có tư duy sâu, rộng,linh hoạt, sáng tạo trong mọi hoàn cảnh.-   Có khả năng phán xét, suy diễn và quy kết vấn đề, rút ra từ trong những thông tin đã thu được tuy chưa đầy đủ nhưng lại là những kết luận chính xác, đúng đắn, khiến đối phương phải khuất phục.-   Có khả năng nắm vững văn bản,luật pháp và phải có trí nhớ tốt, chính xác các số liệu, thời gian, không gian, các lời nói, hành vi, cử chỉ của từng người trong điều tra, không bỏ sót một chi tiết nào.2.  Năng lực chuyên môn: Co ùtrình độ chuyên môn vững vàng.Am hiểu nghiệp vụ thanh tra.  Am hiểu văn hoá chung.3.Năng lực giao tiếp:Có khả năng khai thác thông tin,trò chuyện để dẫn dụ lòng người, nghe hết, nói hết những điều mà họ còn giấu kín trong lòng.Có khả năng giao tiếp với mọi tầng lớp trong xã hội.Hiểu biết tâm lý con người, đoán được tâm tư, nguyện vọng, xúc cảm của người mình tiếp xúc.

File đính kèm:

  • pptBai 6Thanh traTam li hoc.ppt
Bài giảng liên quan