Bài giảng Nghề điện dân dụng - Tiết 1, 2, 3 bài mở đầu: An toàn lao động trong nghề điện dân dụng

I. Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người và điện áp an toàn:

1)Điện giật tác động đến cơ thể con người như thế nào?

- Điện giật tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn hoạt động

 của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Người bị điện giật nhẹ thường thở hổn hển,

tim đập nhanh.

- Trường hợp điện giật nặng trước hết là phổi sau đó đến tim ngừng đập,

nạn nhân chết trong tình trạng bị ngạt. Nạn nhân được cứu sống nếu kịp

thời được hô hấp nhân tạo.

 

ppt9 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nghề điện dân dụng - Tiết 1, 2, 3 bài mở đầu: An toàn lao động trong nghề điện dân dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 1, 2, 3. bài mở đầu: an toàn lao động trong nghề điện dân dụngI. Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người và điện áp an toàn:1)Điện giật tác động đến cơ thể con người như thế nào? Điện giật tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Người bị điện giật nhẹ thường thở hổn hển, tim đập nhanh. Trường hợp điện giật nặng trước hết là phổi sau đó đến tim ngừng đập, nạn nhân chết trong tình trạng bị ngạt. Nạn nhân được cứu sống nếu kịp thời được hô hấp nhân tạo.Hồ quang điện xuất hiện khi nào? Nêu tác hại của hồ quang điện?2)Tác hại của hồ quang điện:Hồ quang điện phát sinh khi có sự cố điện có thể gây bỏng cho người, hoặc gây cháy .Hồ quang điện thường gây thương tích ngoài da có khi phá huỷ cả phần mềm , gân hoặc xương. 3) Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện:Mức độ nguy hiểm của điện giật phụ thuộc vào các yếu tố nào?- Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc những yếu tố sau :a) Cường độ của dòng điện qua cơ thể:Giới hạn nguy hiểm là 0,1A b) Đường đi của dòng điện qua cơ thể:Nguy hiểm nhất là dòng điện đi qua não, tim, phổi. Nặng nhất là dòng điện truyền trực tiếp vào đầu ,sau đó là qua hai tay, chân. c) Thời gian dòng điện đi qua cơ thể:R phụ thuộc trạng thái sức khoẻ, người càng nhiều mồ hôi thì điện trở giảm nên I tăng. Môi trường càng nhiều bụi thì R giảm nên I tăng.4) Điện áp an toàn:- ở điều kiện bình thường với lớp da khô sạch sẽ thì điện áp dưới 40V được coi là điện áp an toàn. ở nơi ẩm ướt, có nhiều bụi kim loại thì điện áp an toàn không quá 12V .- Nhiều nước quy định điện áp an toàn từ 12- 36 V cho các máy phát điện. II) Nguyên nhân gây ra tai nạn điện:Em hãy nêu các nguyên nhân gây ra tai nạn về điện?1) Do chạm vào vật mang điệnThường xảy ra khi sửa chữa đường dây và thiết bị điện đang nối với mạch mà không cắt điện hoặc do chỗ làm việc chật hẹp ta vô ý chạm phải bộ phận mang điện Do hiện tượng chạm vỏ : Do tiếp xúc với các dụng cụ điện có vỏ bằng kim loại như quạt bàn, bếp điện, bàn là, tủ lạnh v.v vốn không mang điện nhưng cách điện bên trong bị hỏng, điện truyền ra ngoài vỏ.2) Do tai nạn phóng điện: Do đứng gần điện cao thế bị phóng điện qua không khí gây đốt cháy cơ thể hoặc bị giật ngã.VD: Xây nhà sát đường dây điện cao thế, lấy sào tre ngoắc dây điện vào cột điện cao thế... 3) Do điện áp bước: Là tai nạn có thể gây ra do điện áp giữa hai chân người khi đứng gần điểm có điện cao thế .III. Một số biện pháp an toàn trong nghề điện dân dụng:1. Chống chạm vào các bộ phận mang điện:Trong thực tế người ta sử dụng những biện pháp an toàn nào khi sửa chữa và lắp đặt điện?a, Cách điện tốt giữa các phần tử mang điện với các phần tửkhông mang điện: như tường, trần nhà, vỏ máy, lõi thép mạch từ b, Che, chắn những bộ phận dễ gây nguy hiểm : như cầu dao, mối nối dây, cầu chì. Trong nhà tuyệt đối không được dùng dây trần, kể cả dưới mái hoặc trần nhà.c, Thực hiện đảm bảo an toàn cho người khi gần đường dây cao áp:+ Không trèo lên cột điện.+ Không đứng chơi đùa dưới đường dây điện và đứng dựa vào cột điện.+ Không đứng cạnh cột điện khi trời mưa hay lúc có giông, sét.+ Không thả diều gần dây điện.+ Không xây nhà trong hành lang lưới điện hay sát trạm điện .2.Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn điện:+ Sử dụng các vật lót cách điện: thảm cao su, ghế gỗ khô,khi sửa chữa điện.+ Sử dụng các dụng cụ lao động như kìm, tuavít, cờlê đúng tiêu chuẩn (chuôi cách điện bằng cao su, nhựa hay chất dẻo có độ dày cần thiết, có gờ cao để tránh trượt tay hoặc phóng điện lên tay cầm) + Dùng bút thử điện để kiểm tra điện áp an toàn .3. Nối đất bảo vệ và nối trung tính bảo vệ:a) Nối đất bảo vệ: Nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi xảy ra hiện tượng chạm vỏ*) Cách thực hiện: Dùng dây dẫn tốt, 1đầu bắt bu lông thật chặt vào vỏ kim loại của thiết bị, đầu kia hàn vào cọc tiếp đất. Dây nối đất phải được bố trí để vừa tránh va chạm vừa dễ kiểm tra, Cọc nối đất: Có thể làm bằng thép ống đường kính 3-5 cm được đóng thẳng đứng sâu khoảng 0,5-1m cọc dài 2,5- 3m *) Tác dụng bảo vệ: giả sử vỏ của thiết bị có điện, khi tay trần của người chạm phải dòng điện từ vỏ sẽ theo 2 đường truyền xuống đất: qua người và qua dây nối đất. Vì điện trở thân người lớn hơn rất nhiều lần so với điện trở dây nối đất (Rtđ 0,7 đường kính dây pha) để nối vỏ Thiết bị điện với dây trung tính của mạng điện .*) Tác dụng : khi vỏ thiết bị có điện dây nối trung tính tạo thành mạch kín có R rất nhỏ làm cho dòng điện tăng cao đột ngột gây cháy nổ cầu chì cắt mạch điện . Điện giật gây nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể người?Trả lời Điện giật tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Người bị điện giật nhẹ thường thở hổn hển, tim đập nhanh. Trường hợp điện giật nặng trước hết là phổi sau đó đến tim ngừng đập, nạn nhân chết trong tình trạng bị ngạt. Nạn nhân được cứu sống nếu kịp thời được hô hấp nhân tạo.Củng Cố Em hãy nêu một số biện pháp an toàn điện trong sinh hoạt gia đình? 3. Nối đất bảo vệ và nối trung tính bảo vệ.2.Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn điện.1. Chống chạm vào các bộ phận mang điện.Trả lời Hs Học bài và tìm hiểu về mạng điện sinh hoạt và các vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt.

File đính kèm:

  • pptTiet 123 giao an nghe Dien Dan Dung.ppt
Bài giảng liên quan