Bài giảng Nghề làm vườn - Bài 19: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài - Phạm Hồng Thái

I- Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:

Quả xoài chín chứa nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng: 11-12% đường, nhiều vitamin A, B2, C, ngoài ra còn chứa các khoáng chất K, Ca, P, .

Quả xoài dùng ăn tươi, làm mứt, đồ hộp, nước giải khát, làm rượu, giấm, .

Nhân hạt xoài làm thuốc sát trùng; lá non làm thức ăn cho trâu bò, .

Cây xoài trồng không chỉ để thu hoạch quả mà còn trồng lấy gỗ, làm cây bóng mát, cây che phủ chống xói mòn.

ii- đặc điểm thực vật:

1. Rễ:

Là loại rễ ăn sâu, rễ cái ăn sâu tới 8-9m. Các rễ phụ tập trung chủ yếu ở tầng đất 0-50cm, rễ hút tập trung phân bố chủ yếu cách gốc 2m, ở tầng đất 1,2m ? có khả năng chịu hạn.

2. Thân, tán cây:

Là loại cây thân gỗ, sinh trưởng rất khỏe. Chiều cao cây và tán phụ thuộc vào tuổi cây, cây có thể cao trên 10-12m, tán có thể có đường kính lớn hơn chiều cao.

3. Lá và cành:

Lá được mọc ra trên các chồi mới, mọc đối xứng từng chùm 7-12 lá.

Một năm cây thường ra 3-4 đợt lộc tùy giống, tuổi cây và thưòi tiết, khí hâu, dinh dưỡng, .

 

ppt16 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 26/03/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nghề làm vườn - Bài 19: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài - Phạm Hồng Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Câu 1 : Em hãy nêu một số đặc điểm thực vật của cây cam, quýt? 
Câu 2 : Trong kĩ thuật trồng cam, quýt, theo em cần chú ý những khâu kĩ thuật cơ bản nào? 
Kieồm tra baứi cuừ: 
Câu 01 
Câu 02 
Sổ điểm 
1 
Bài 19: 
mục tiêu bài học: 
Học sinh hiểu được đặc điểm sinh học và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài. 
Biết được quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài. 
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây Xoài 
2 
Bằng hiểu biết thực tiễn và nghiên cứu mục I, hãy cho biết giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây xoài? 
I- Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế: 
Quả xoài chín chứa nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng: 11-12% đường, nhiều vitamin A, B 2 , C, ngoài ra còn chứa các khoáng chất K, Ca, P, ... 
Quả xoài dùng ăn tươi, làm mứt, đồ hộp, nước giải khát, làm rượu, giấm, ... 
Nhân hạt xoài làm thuốc sát trùng; lá non làm thức ăn cho trâu bò, ... 
Cây xoài trồng không chỉ để thu hoạch quả mà còn trồng lấy gỗ, làm cây bóng mát, cây che phủ chống xói mòn. 
3 
Hãy quan sát hình ảnh sau và nghiên cứu mục II rồi cho biết đặc điểm sinh học của cây xoài? 
4 
ii- đặc điểm thực vật: 
1. Rễ: 
Là loại rễ ăn sâu, rễ cái ăn sâu tới 8-9m. Các rễ phụ tập trung chủ yếu ở tầng đất 0-50cm, rễ hút tập trung phân bố chủ yếu cách gốc 2m, ở tầng đất 1,2m  có khả năng chịu hạn. 
2. Thân, tán cây: 
Là loại cây thân gỗ, sinh trưởng rất khỏe. Chiều cao cây và tán phụ thuộc vào tuổi cây, cây có thể cao trên 10-12m, tán có thể có đường kính lớn hơn chiều cao. 
3. Lá và cành: 
Lá được mọc ra trên các chồi mới, mọc đối xứng từng chùm 7-12 lá. 
Một năm cây thường ra 3-4 đợt lộc tùy giống, tuổi cây và thưòi tiết, khí hâu, dinh dưỡng, ... 
5 
ii- đặc điểm thực vật: 
4. Hoa: 
Hoa mọc thành chùm ở ngọn cành. Một chùm có từ 200 – 400 hoa. 
Có hai loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đực. 
Hoa xoài nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả thấp vì: 
 + Thời gian tiếp nhận hạt phấn của nhụy rất ngắn: 2-3 giờ. 
 + Thời gian chín của nhụy sớm hơn thời gian hoa đực thụ phấn. 
 + Thời kì ra hoa nếu gặp nhiệt độ thấp, mưa, độ ẩm cao làm quá trình thụ tinh giảm. 
5. Quả và hạt: 
Từ khi quả được thụ tinh đến chín khoảng 3 – 3,5 tháng. 
Quả có một hạt nhưng là hạt đa phôi nhưng chỉ có 1 phôi hữu tính. 
6 
Hãy nghiên cứu mục III để hiểu thêm về những giống xoài hiện đang trồng. ở địa phương chúng ta đang trồng những giống xoài nào? 
Hãy nghiên cứu mục IV và cho biết yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài. 
7 
iv- yêu cầu điều kiện ngoại cảnh: 
1. Nhiệt độ : Nhiệt độ cây xoài phát triển tốt nhất là 24-26 o C, nhiệt độ trung bình tối thấp cũng phải đạt 15 o C. 
2. Lượng mưa : 
Cây xoài sinh trưởng tốt ở vùng có lượng mưa trung bình 1200 – 1500mm/năm. Nếu mưa quá lớn (>1500mm) cây phát triển lá mạnh, ít hoa, dễ sâu bệnh. 
Trước khi ra hoa 2-3 tháng cây xoài cần có 1 thời gian khô hạn thích hợp để hình thành hoa. 
Thời kì ra hoa gặp mưa nhiều rất khó thụ tinh. 
3. ánh sáng : là loại cây ưa ánh sáng cao. 
4. Đất đai : Xoài là cây không kén đất, trồng được trên nhiều loại đất, đất có độ pH phù hợp là 5,5 – 7,5. 
Tiết 2: 
8 
Cây xoài được trồng và chăm sóc như thế nào? 
V- Kĩ thuật trồng và chăm sóc: 
1. Kĩ thuật trồng : 
a/ Mật độ và khoảng cách trồng: cây cách cây 4-5m, hàng cách hàng 5-6m. Tùy loại giống, đất để điều chỉnh. 
b/ Đào hố, bón lót: 
Hố trồng đào theo kích thước: 80x80x80cm hoặc nhỏ hơn. 
Bón lót: mỗi hố gồm 30-50kg phân chuồng, 1,5-2kg lân, 0,5-1kg vôi bột. 
c/ Thời vụ trồng: trồng vào tháng 10-11 sau mùa mưa bảo. 
9 
d/ Cách trồng: 
Trước lúc trồng đào một lỗ nhỏ giữa hố (hố đã bón lót đầy đủ), xé túi nilon ươm bầu rồi đặt cây vào lỗ đã đào. 
Vun nhẹ đật vụn vào xung quanh bầu, dùng tay ấn nhẹ đất xung quanh bầu, sau đó tiếp tục vun nhẹ đất cho đầy. 
Vùng đất cao, đất đồi cần trồng chìm (mép trên bầu ngang với mặt đất). 
Vùng đất thấp thì nên trồng nổi: mép trên bầu cách mặt đất 0,5-0,6 m. 
Trồng xong dùng cọc cắp cố định cây. 
Dùng rơm, rạ để phủ xung quanh gốc giữ ẩm. 
10 
Cây xoài cần được chăm sóc theo chế độ nào? 
2. Kĩ thuật chăm sóc: 
a/ Chăm sóc thời kì chưa có quả: 
Làm cỏ thường xuyên, trồng xen cây họ đậu. 
Bón phân mỗi năm 2 đợt: 
 + Đợt 1: bón vào tháng 3-4, lúc trời gần mưa xới gốc nhẹ và rải phân: 0,5kg N.P.K (14:14:14) rồi tấp rơm rạ lại. 
 +	Đợt 2: bón vào tháng 8, đầu tháng 9 với 1 lượng phân chuồng hoai = 40-50kg và 0,6-0,8kg phân N.P.K (14:14:14), đào rãnh theo hình chiếu, rãnh rộng 20-30cm, sâu 10cm rãi phân và lấp lại. 
Tỉa cành, tạo tán cơ bản khi thân cấy chính cao khoảng 70cm thì bấm ngọn tạo cành cấp 1, khi các cành cấp 1 mọc dài 50-60cm lại bấm ngọn tạo cành cấp 2, ... 
11 
2. Kĩ thuật chăm sóc: 
b/ Chăm sóc thời kì cây cho thu hoạch: 
Tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho cây. Nhất là giai đoạn cây đã tạo quả để hạn chế rụng quả. 
Bón phân mỗi năm 3 đợt: 
 + Đợt 1: bón ngay sau khi thu quả nhằm phục hồi sức cây và xúc tiến sự phát triển lộc thu. Bón 50kg phân chuồng, 3-4kg phân N.P.K /cây bằng cách đào hố theo hình chiếu. 
 + Đợt 2: Bón vào tháng 4 nhằm hạn chế rụng quả non, bón 200g urê/cây. Bón nổi trên mặt đất. 
 + Đợt 3: bón vào tháng 5-6 để nuôi quả: 100g urê + 100g Kali/cây. Bón nổi trên mặt đất. 
Cắt tỉa cành mọc lộn xộn trong tán, cành sâu bệnh hoặc cành vượt. 
12 
Cây xoài thường bị mắc những loại sâu bệnh gì? cách phòng trừ? 
VI- Phòng trừ sâu, bệnh hại: 
1. Một số sâu hại chính: 
a/ Rầy chích hút: 
Rầy nhảy màu xanh, nâu, đậu nhiều ở các chùm hoa, chúng tiết ra một loại chất kích thích nấm phát triển. Hại quanh năm. Phòng trừ bằng cách: phun thuốc sớm khi các đợt lộc non phát triển bằng thuốc Trebon 0,15%, Sumicidine 0,15%. 
b/ Rệp sáp: 
Là loại côn trùng chích hút nhựa non của cây. Phá hoại chủ yếu ở mặt dưới lá. Dùng thuốc trừ như rầy chích hút. 
Tiết 3: 
13 
c/ Ruồi đục quả: 
Loại ruồi có màu nâu vàng. Đẻ trứng ở dưới vỏ quả, sau khi đẻ 2-3 ngày trứng nở thành ấu trùng đục quả. 
Phòng trừ: Thường xuyên vệ sinh vườn, nhặt quả thối rụng, cành khô, cành sâu chôn lấp, đốt. Khi quả già, sắp chín dùng bẫy bã để tiêu diệt ruồi đực. Bã thường dùng là Methyleugenol với một số loại thuốc như Azodrin, Bi58 
2. Một số bệnh hại chính: 
a/ Bệnh nấm trắng: 
Bệnh phát triển mạnh vào thời tiết ngày nắng, đêm lạnh, độ ẩm không khí cao. Bệnh chủ yếu trên chùm hoa. Dùng Score 0,1%; Ravral 0,2%; Cooper B 0,2%. 
b/ Bệnh thán thư: 
Bệnh tạo ra những nốt nau, đen trên lá, hoa, quả. 
Phòng trừ: cắt tỉa cành sau thu hoạch, dùng dung dịch Boocđô 1%, Benlat (0,2-0,3%), Ridomil MZ72 (0,3%), .... 
14 
Hãy nêu phương pháp thu hoạch và bảo quản xoài? 
VII- Thu hoạch, dấm quả: 
1. Thu hoạch: 
Khi quả chuyển từ màu xanh đậm sang xanh nhạt, phớt vàng thì tiến hành thu hoạch. 
Thu hái quả vào buổi sáng hoặc chiều mát. 
Khi hái không cắt sát cuống quả. 
2. Giấm quả: 
Thu hoạch xong, xếp quả vào thùng, sọt tre, không xếp xuống xxất. 
Rửa sạch quả, để ráo trong mát rồi dấm bằng đất đèn 2 ngày sau đó dở ra để quả chín tự nhiên. 
15 
Cuỷng coỏ baứi: 
Cây xoài có những đặc điểm sinh học cơ bản nào? 
Trình bày những điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến phát triển của cây xoài. 
Khi trồng xoài cần tiến hành theo những quy trình kĩ thuật gì? 
16 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_nghe_lam_vuon_bai_18_ky_thuat_trong_va_cham_soc_ca.ppt