Bài giảng Ngữ văn 11: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
Câu 2: Trật tự cú pháp thông thường của câu đơn có thành phần trạng ngữ là:
A- Trạng ngữ - vị ngữ - chủ ngữ.
B- Vị ngữ - trạng ngữ - chủ ngữ.
C- Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ.
D- Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ.
Bài giảng: Thực hành về lựa chọn trật tự Trường THPT Lương Thế VinhGiáo viên thực hiện: Đỗ Thị Thu HàKính chào quý thầy côCâu 1: Nối cột A với cột B để tạo một khái niệm hoàn chỉnh về kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp:Cột A1- Câu đơn2- Câu có cụm C-V mở rộng 3- Câu đặc biệt 4- Câu ghépCột B1- Câu có cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn.2- Câu không có cụm C-V.3- Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau.4- Câu có một cụm C-V.Câu 2: Trật tự cú pháp thông thường của câu đơn có thành phần trạng ngữ là:A- Trạng ngữ - vị ngữ - chủ ngữ.B- Vị ngữ - trạng ngữ - chủ ngữ.C- Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ.D- Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ.Câu 3: Quan hệ ý nghĩa của các vế trong câu ghép: "Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả.”(“Chí Phèo” – Nam Cao) là: A- Quan hệ bổ sung.B- Quan hệ nguyên nhân.C- Quan hệ tương phản.D- Quan hệ đồng thời.Câu 4: Trong quan hệ về ý, ý đứng sau từ nối nào sau đây được người nói nhấn mạnh và quan tâm đặc biệt hơn ý đứng trước nó:A- VàB- NhưngC- Vì D- RồiCâu 5: Văn cảnh là:A- Bối cảnh văn hóa mà ở đó lời (câu) được tạo lập và được lĩnh hội. B - Là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó một đơn vị ngôn ngữ được tạo lập và được lĩnh hội.C – Là hiện thực được nói tới tạo nên phần nghĩa sự việc của câu.D- Là nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng với những sự việc đối tượng xảy ra xung quanh. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu trong ngữ liệu.Từ đó chobiết ngữ liệu thuộc kiểu câu gì ?“Đó là một con dao rất sắc nhưng nhỏ”.CN VNCụm danh từ: "một con dao rất sắc nhưng nhỏ"."con dao": Danh từ trung tâm."rất sắc nhưng nhỏ": Định ngữ. Câu đơn hai thành phần.“Một anh đi thả ống lươn,/ một buổi sáng tinh sương,/ đã thấy CN TrN hắn trần truồng và xám ngoét trong một chiếc váy đụp.” VNCụm động từ: "đã thấy hắn trần truồng và xám ngoét trong một chiếc váy đụp"-“thấy” : động từ trung tâm.-“hắn” : bổ ngữ khách thể.-“trần truồng và xám ngoét” : bổ ngữ chỉ đặc điểm.-“trong một chiếc váy đụp” : bổ ngữ chỉ nơi chốn. Câu đơn hai thành phần có bộ phận trạng ngữ.Đó là một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Đó là một con dao nhỏ nhưng rất sắc.“Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng rồi cụ bắt con giải huyện.” (Nam Cao – “Chí Phèo”.) ý đứng sau từ "nhưng" được nhấn mạnh và quan tâm đặc biệt hơn ý đứng trước. Cụm từ "rất sắc" đặt sau nhất mạnh tính chất nguy hiểm của con dao, phù hợp với mạch ý trong câu sau: Chí Phèo đe doạ, uy hiếp Bá Kiến.Chọn một trong hai cách viết:A - Bạn em nhỏ người nhưng rất thông minh. Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi.B - Bạn rất thông minh nhưng nhỏ người. Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi.a- "Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi. Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lý Pá Tra." (Tô Hoài - "Vợ chồng A Phủ".) Hai trang ngữ đều đặt ở đầu câu diễn tả trật tự thời gian tuyến tính: từ đêm đến sáng. Xuyên suốt trục thời gian ngắn ngủi đó, các sự kiện diễn ra bất ngờ làm thay đổi hẳn cuộc đời Mị.b-"Nhưng mà biết đứa nào đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngoét trong một chiếc váy đụp." (Nam Cao - "Chí Phèo".) Nếu trạng ngữ đặt ở đầu câu sẽ không liền mạch với câu trên. Nội dung ở trên đang tập trung vào chủ thể: ai biết người đẻ ra Chí Phèo, chứ không phải thời gian Chí Phèo ra đời. c- "Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý Pá Tra. Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. " (Tô Hoài - "Vợ chồng A Phủ".) Cụm từ "đã mấy năm" là thông tin mới, dù là trạng ngữ nhưng lại chứa trọng tâm thông báo nên được đặt ở cuối câu để nhấn mạnh "Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn/, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải." (Nam Cao - "Chí Phèo".) Vế chính đặt trước vì liên kết với ý ở câu đầu đang nói về Chí Phèo. Vế phụ đặt sau liên kết với ý ở câu sau. Cụm từ "một cái gì rất xa xôi" được cụ thể hoá bằng ước mơ thời trẻ của Chí."Thưa cụ, đó là việc riêng của chị cháu. Tuỳ ý chị cháu cư xử. Cháu không có quyền lạm bàn tới, tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện, cháu vẫn là người chịu ơn." (Khái Hưng - "Nửa chừng xuân".) Vế phụ chứa thông tin cần thiết, quan trọng đối với nhân vật "cháu" nên được đặt ở sau để nhấn mạnh.Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống ở đầu đoạn văn sau đây:/ / Trong các thời kỳ khác nhau trước đây, các nhà chính trị, nhà văn lỗi lạc, đã phát triển nó và hoàn toàn nắm vững nó. Ví dụ: Na-pô-lê-ông đọc tốc độ 2.000 từ/ phút, Ban - dắc đọc tốc độ 4.000 từ/phút, Mác-xim Go-rơ-ki đọc mỗi trang sách chỉ mất vài giây, (Theo lịch văn hoá tổng hợp 1987-1990)A- Các phương pháp đọc nhanh không phải là điều mới lạ nhưng trong những năm gần đây nó đã được phổ biến khá rộng. B- Trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh không phải là điều mới lạ nhưng nó đã được phổ biến khá rộng.C- Trong những năm gân đây, các phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng, nhưng nó không phải là điều mới lạ.D- Các phương pháp đọc nhanh không phải là điều mới lạ nhưng nó đã được phổ biến khá rộng trong những năm gân đây. VN TrN CNLác đácbên sôngchợ mấy nhà ”( Bà huyện Thanh Quan – “ Chiều hôm nhớ nhà”)-“ Rất đẹphình anhlúc nắng chiều ”VN CN TrN( Tô Hữu – “Ta đi tới ” ) Biện pháp đảo ngữ : Làm thay đổi trật tự cú pháp thông thường của câu nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc.-“ Lom khomdưới núitiều vài chúVN TrN CN Tình huống : Hải đang làm bài tập, gặp bài khó, muốn đến nhà Nam hỏi bài, song còn phân vân.A. Mai thầy lại kiểm tra, bài khó thật, nhưng nhà Nam xa quá.B. Mai thầy lại kiểm tra, nhưng nhà Nam xa quá, bài khó thật.C. Nhà Nam xa quá, nhưng bài khó thật, mai thầy lại kiểm tra. Thảo luận : Việc lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận của câu, trong khi nói và viết, cần thiết như thế nào ? Kết luận : Việc lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu là cần thiết, phải được thực hiện thường xuyên. Việc sắp xếp trật tự tối ưu cho các bộ phận câu không phải chỉ là tác dụng tu từ mà còn có tác dụng ở các phương diện khác: phân bố thông tin cũ và mới, nhấn mạnh trọng tâm thông báo, đảm bảo sự mạch lạc và liên kết về ý giữa các câu.bài tập củng cố Bài tập về nhà : Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Trong đó, vận dụng cách sắp xếp, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận trong câu.*Chúc các thầy cô giáo và các em mạnh khoẻ
File đính kèm:
- Thuc hanh ve lua chon trat tu cac bo phan trong cau.ppt