Bài giảng Ngữ văn 12 tiết 65: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

I, Khái quát chung :

 1, Tác giả:

 - Nguyễn Minh Châu (1930-1989) quê tỉnh Nghệ An.

 - Ông là nhà văn tiên phong trong thời kì đổi mới. Năm 2000 được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.

 - “Ông thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” ( Nguyên Ngọc).

 

ppt15 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 tiết 65: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 65: Đọc văn:CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA- NGUYỄN MINH CHÂU-I, Khái quát chung : 1, Tác giả: - Nguyễn Minh Châu (1930-1989) quê tỉnh Nghệ An. - Ông là nhà văn tiên phong trong thời kì đổi mới. Năm 2000 được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật. - “Ông thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” ( Nguyên Ngọc). - Sáng tác tiêu biểu: + Trước 1975 viết về đề tài chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu: Cửa sông, Những vùng trời khác nhau, Dấu chân người lính... + Sau 1975: Chuyển sang cảm hứng nhân sinh thế sự với ngôn ngữ đời thường, bình dị: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa a, Hoàn cảnh ra đời - Chiếc thuyền ngoài xa, sáng tác tháng 8 năm 1983; In trong tập truyện ngắn cùng tên.Tác phẩm thể hiện phong cách của tác giả:Tự sự- triết lí, ngôn ngữ dung dị đời thường.- Tác phẩm là một trong những sáng tác tiêu biểu của VHVN giai đoạn 1975- cuối thế kỉ XX2, Tác phẩm: b, Tóm tắt truyện + Nghệ sĩ Phùng đến vùng ven biển chụp ảnh lịch... + Chụp được cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong buổi sớm có sương mù rất đẹp: mũi thuyền in một nét mơ hồ... ,bóng trẻ con lẫn người lớn...,y hệt cánh một con dơi... + Chiếc thuyền vào bờ, cảnh tượng kinh ngạc đã diễn ra: người chồng đánh vợ dã man, người vợ cam chịu, đứa con vì bảo vệ mẹ đã đánh lại bố... + Phùng xông vào can thiệp... + Người đàn bà được mời đến toà án huyện, chánh án Đẩu khuyên bà ta bỏ chồng, chị ta xin không bỏ người chồng đó, chị kể về đời mình... + Đẩu gặp người đàn ông giáo dục... + Trong rất nhiều tấm ảnh về cảnh biển, tấm ảnh về chiếc thuyền ngoài xa được trưởng phòng chọn làm bộ lịch cho tháng 7 năm sau. II, ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1, Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnhCâu hỏi thảo luận:Nhóm 1: Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng là gì? Tìm các chi tiết tiêu biểu miêu tả phát hiện ấy?Nhóm 2: Những cảm nhận, suy nghĩ và tâm trạng của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trước phát hiện đó như thế nào?Nhóm 3: Phát hiện thứ hai của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng là gì? Anh đã chứng kiến điều gì đang xảy ra ở gia đình hàng chài?Nhóm 4: Anh có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình hàng chài? 1, Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh a, Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh. - Cảnh chiếc thuyền ngoài xa trên biển trong buổi sớm mờ sương: + “ Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa +Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng + Tất cả khung cảnh ấyy hệt cánh một con dơi - Cảm nhận: Một bức tranh nghệ thuật đẹp tuyệt đỉnh, thơ mộng: + “Một cảnh đắt trời cho”. + Một vẻ đẹp đơn giản, toàn bích từ đường nét đến màu sắc đều hài hoà. + Nó như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. - Tâm trạng: Người nghệ sĩ bối rối ,xúc động, sung sướng, trái tim như có cái gì bóp thắt vào, tâm hồn trở nên trong trẻo, tinh khôi, hạnh phúc, khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, toàn mĩ, tâm hồn thăng hoa→ Cái đẹp chính là đạo đức. b, Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí - Chứng kiến: Bạo lực trong gia đình hàng chài: + Người đàn ông đánh đập vợ một cách tàn bạo: dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, vừa đánh vừa thở hồng hộc, nguyền rủa + Người đàn bà cam chịu “ không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”. + Thằng Phác: lao tới, nhảy xổ vào lão đàn ông, bị hai cái tát, ngã dúi xuống đất. - Thái độ : Kinh ngạc, sững sờ, không ngờ đằng sau cái vẻ đẹp diệu kì của tạo hoá lại là bi kịch của cuộc đời, là biểu hiện của cái xấu, cái ác. Nghệ thuật thơ mộng, đẹp đẽ >< Cuộc đời trần trụi → Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn: đẹp- xấu, thiện- ác. → Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều.→ Hai phát hiện mang tính khám phá, nhận thức về nghệ thuật và cuộc sống của nghệ sĩ Phùng. Đó là mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.Luyện tập: Dựa vào bài học, hoàn thành phát biểu sau đây của nhà văn Nguyễn Minh Châu: “ Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản và nhà văn cần phấn đấu để.vào các tầng sâu lịch sử” a, đưa vẻ đẹp của cuộc đời b, đào xới bản chất của con người c, đưa cái xấu, cái ác d, đưa cái chân, cái thiệnLuyện tập:

File đính kèm:

  • pptCHIEC THUYEN NGOAI XA.ppt
Bài giảng liên quan