Bài giảng Ngữ văn 6: Sọ Dừa

I, Tìm hiểu chung về truyện cổ tích “Sọ Dừa”

1.“Sọ Dừa” thuộc kiểu truyện nhân vật mang lốt

“Sọ Dừa” là một truyện cổ tích tiêu biểu thuộc kiểu truyện nhân vật xấu xí mà tài ba (còn gọi là kiểu nhân vật mang lốt).

Những câu chuyện dạng này thường kể về cuộc đời của nhữngnhân vật đội lốt vật (như : Lấy vợ cóc, Lấy chồng dê, Chàng rắn ) hoặc mang một hình dạng xấu xí. Ban đầu, những nhânvật đó thường bị xem thường, bị khinh rẻ. Nhưng bằng tài năng,phẩm chất của mình, họ đã vượt qua những thử thách, khó khăn

để đạt được hạnh phúc (thường là trút bỏ lốt xấu xí, lấy được người đẹp và sống hạnh phúc).

 

ppt12 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 6: Sọ Dừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
I, Tìm hiểu chung về truyện cổ tích “Sọ Dừa”1.“Sọ Dừa” thuộc kiểu truyện nhân vật mang lốt“Sọ Dừa” là một truyện cổ tích tiêu biểu thuộc kiểu truyện nhân vật xấu xí mà tài ba (còn gọi là kiểu nhân vật mang lốt).Những câu chuyện dạng này thường kể về cuộc đời của nhữngnhân vật đội lốt vật (như : Lấy vợ cóc, Lấy chồng dê, Chàng rắn) hoặc mang một hình dạng xấu xí. Ban đầu, những nhânvật đó thường bị xem thường, bị khinh rẻ. Nhưng bằng tài năng,phẩm chất của mình, họ đã vượt qua những thử thách, khó khăn để đạt được hạnh phúc (thường là trút bỏ lốt xấu xí, lấy đượcngười đẹp và sống hạnh phúc).Sọ DừaMột truyện cổ tích về nhân vật đội lốt thường có diễn biến cốt truyện qua các chặng lớn: Những câu chuyện này đều có dạng kết cấu chung nhưng mỗi chuyện là một cuộc đời, một số phận mà qua đó nhân dân muốn lên tiếng bảo vệ, bênh vực những con người bất hạnh và ca ngợi vẻ đẹp của họ trên đường tìm kiếm hạnh phúc. + Mô típ sự ra đời kì lạ của nhân vật và thái độ, tình cảm của mọi người đối với nhân vật. + Nhân vật trải qua những thử thách, những cuộc thi tài, thể hiện được tài năng, phẩm chất của mình. + Nhân vật được ban thưởng: Được trở lại hình dáng ban đầu, trút bỏ lốt xấu xí và có được hạnh phúc. Sự ra đời kì lạ Một người vợ vào rừng hái củi cho chủ, khát nước quá mà không tìm thấy suối. Thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống, thế là có mang Bà sinh một đứa bé không chân, không tay, tròn như một quả dừa.2. Văn bản truyện cổ tích “Sọ Dừa”II,Tìm hiểu văn bản “Sọ Dừa”1. Sự ra đời kì lạ, nguồn gốc xuất thân của nhân vật Sọ Dừa và thái độ, tình cảm của mọi người đối với nhân vậtTruyện “Sọ Dừa ” chính là tia hồi quangcủa quá khứ, phản ánh nguồn gốc củacon người, sinh ra có mối liên hệ với thếgiới tự nhiên.Thái độ, tình cảm của mọi ngườiHình dáng xấu xí của Sọ Dừa khiến cho mọi người đều sợ hãi, ngạc nhiên và băn khoăn:+ Người mẹ buồn lắm, toan vứt đi+ Bà mẹ than phiền vì cậu chẳng được tích sự gì.+ Phú ông ngần ngại không giao đàn bò cho cậu+ Hai con gái lớn của phú ông thường hắt hủi Sọ Dừa + Bà mẹ sửng sốt, phú ông mỉa mai vì Sọ Dừa dám hỏi con gái ông làm vợ.Như vậy:Tiểu kết Thông qua việc miêu tả hình dáng bên ngoài và thái độ của mọi người xung quanh với nhân vật Sọ Dừa, nhân dân muốn dành sự quan tâm đặc biệt đến nhữngcon người bất hạnh trong xã hội. Truyện cổ tích đã bênh vực, bảo vệ cho những nạn nhân của xã hội, trân trọngnhững phẩm chất tốt đẹp của con người, dù họ có hìnhdáng dị tật, xấu xí. Đó là cái nhìn đầy nhân hậu, giàulòng yêu thương con người, dù họ có hình dáng hay dịtật xấu xí chia sẻ với những thân phận bất hạnh.Hình dáng kì lạ của Sọ Dừa tạo nên nét đặc biệt của câu chuyện. Chi tiết đó báo hiệu cuộc đời nhân vật có những điều kì lạ, những diễn biến bất ngờ, hấp dẫn đầy thú vị.2. Sọ Dừa trải qua những thử thách, thểhiện được tài năng, phẩm chất của mình Sọ Dừa bộc lộ tài năng nhiều mặt, làm tốt nhiều việcThổi sáo rất hayLo đủ sính lễThi đỗ trạng nguyênCó tài dự đoánNhân vật trong kiểu truyện người đội lốt thường bịmọi người chung quanh chê cười, dè bỉu, cho nên cáchkhẳng định quan trọng nhất là họ phải thể hiện được sự nhẫn nại, chịu đựng và đặc biệt là bộc lộ được tài năng,phẩm chất của mình, vượt qua những thử thách. Sọ Dừa cũngvượt lên trên sự dè bỉu, coi thường của mọi người để khẳng địnhgiá trị của mình. Cậu xin mẹ đừng vứt mình đi, chủ động xin mẹ cho đi chăn bò nhà phú ông.Chăn bò rất giỏi Đoạn cuối truyện xuất hiện tai hoạ và tài năngkép của Sọ Dừa. Việc hai người chị hãm hại vợSọ Dừa làm tăng tính chất hấp dẫn, li kì của câuchuyện, đồng thời khiến nhân vật phải bộc lộ những tài năng khác: khả năng tiên tri. Điều này càng chứng tỏ tài năng nhiều mặt cũng nhưnguồn gốc thần kì của nhân vật. Qua đó nhân dânlao động thể hiệnquan niệm về mốiquan hệ giữa hìnhdáng bên ngoài vàphẩm chất bên trongcủa con người.Thực tế, có sự đối lập giữa hình dáng bên ngoàivới phẩm chất bên trong của con người.Coi trọng phẩm chất bên trong, khẳng định giátrị của con người nằm ở đạo đức, tài năng.Quan niệm về vẻ đẹp hoàn thiện của con người: là sự kết hợp giữa vẻ đẹp tâm hồn và hình thức.3. Sọ Dừa đạt được hạnh phúcNhân vật cô út Phần thưởng cho những nhân vật xấu xí là cuộc hônnhân hạnh phúc với người con gái đẹp. Do đó nhân vật cô gái trong kiểu truyện người đội lốt thường xuấthiện mờ nhạt, có chức năng là phần thưởng. Nhưng trong truyện “Sọ Dừa”, nhân vật cô út có vị trí và ý nghĩa quan trọng. Sự gặp gỡ của Sọ Dừa và cô út làsự gặp gỡ của hai dạng nạn nhân của xã hội: người xấu xí và người em út, cho nên cốt truyện được chồng lớp, thêm sự li kì, hấp dẫn.ý nghĩathái độKhông hề có định kiến về sự xấu xí của Sọ Dừa.Đối đãi với Sọ Dừa rất tử tếSọ Dừa đạt được hạnh phúcSọ Dừa từ một cục thịt xấu xí thành một chàng traikhôi ngô thi đỗ trạng nguyên, lấy được vợ hiền.Phần thưởng dành cho Sọ Dừa là sự gửi gắm ước mơ của nhân dân, thể hiện triết lí nhân sinh: ở hiền gặp lành. Người lao động mơ ước về một xã hội công bằng: Người lương thiện, tài giỏi được hưởng hạnh phúc,được ban thưởng; những kẻ xấu xa, độc ác phải bịTrừng phạt. Điều đó cho thấy tinh thần lạc quan,Niềm tin vào con người và những điều tốt đẹp trongThế giới cổ tích của người lao động bình dân. Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng, cốt truyện mang tính hư cấu nhưng qua mỗi câu chuyện,nhân dân muốn gửi gắm những điều tốt đẹp, những quanniệm và triết lí về cuộc đời. Thông qua câu chuyện, số phận của Sọ Dừa , tác giả dân gian cất lên tiếng nói bênhvực thân phận những nạn nhân xã hội, thể hiện giá trị nhân văn cao cả. Đó là sự khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người.Dù những người xấu xí, bất hạnh, bị thiệt thòi khi sinh ra nhưng phẩm chất đạo đức vẫn là những giá trị bền vững,không thể phủ nhận. Truyện là sự minh chứng choquan niệm ở hiền gặp lành của nhân dân. ý nghĩa câu chuyện:2. Các truyện cùng kiểu truyện người đội lốt (Chàng rắn, Lấy vợ cóc, Lấy chồng dê)1. Dị bản của truyện “Sọ Dừa” ( Phò mã Sọ Dừa - dân tộc Chăm)3. Cao Huy Đỉnh – Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb KHXH, 1976. ( Phần “Sọ Dừa”).4.Nguyễn Thị Huế – Nhân vật xấu xí mà có tài trong truyện cổ tíchcác dân tộc Việt Nam.III, Tư liệu tham khảo

File đính kèm:

  • pptBai 5.ppt
Bài giảng liên quan