Bài giảng Ngữ văn 6 tuần 9 tiết 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim .
Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn .
(Em bé thông minh)
NGỮ VĂN 6TUẦN 9 TIẾT : 33 NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim . Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn . (Em bé thông minh)Đoạn 1: Kể theo ngôi thứ ba:- Người kể giấu mình. Gọi tên nhân vật: vua, thằng bé,hai cha con, sứ giả Có mặt ở khắp nơi(cung vua, công quán, cung vua). Biết được ý nghĩ của mọi nhân vật. Người kể giấu mình, gọi các nhân vật bằng tên của chúng. Kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọnï hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. (Tô Hoài - Dế Mèn phiêu lưu kí)Đoạn 2: Kể theo ngôi thứ nhất: - Người kể hiển diện xưng “tôi”. Kể rất rõ những gì đã và đang diễn ra với bản thân( biết mình ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực, chóng lớn, càng mẫm bóng, cánh dài)- Người kể xưng “tôi”,có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, suy nghĩ của mình. Thảo luận: Theo em, dùng ngôi kể nào hay hơn? Vì sao? Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọnï hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. (Tô Hoài - Dế Mèn phiêu lưu kí) Có thể đổi từ ngôi kể thứ nhất sang ngôi thứ ba: Thay “tôi” bằng “Dế Mèn,” “nó”. Ví dụ: Bởi Dế Mèn ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên nó chóng lớn lắm .Chẳng bao lâu Dế Mèn đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng Dế Mèn mẫm bóng Nhận xét: Sự thay đổi ngôi kể làm thay đổi sắc thái chủ quan của đoạn văn ( không còn là sự tự nhận xét, tự cảm nhận với thái độ đầy tự hào, hãnh diện của Dế Mèn về mình nữa mà là lời bình luận của ai đó về Dế Mèn.) Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim . Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn . (Em bé thông minh) * Nhận xét: Đoạn văn này rất khó chuyển sang kể theo ngôi thứ nhất, vì muốn như thế thì phải có một người kể lần lượt có mặt ở khắp nơi trong toàn truyện thì mới có đủ tư cách kể. Ghi nhớ: * Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. * Khi gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.* Khi tự xưng là “tôi” kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.* Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.* Người kể xưng “tôi” trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả.BÀI TẬP 1: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn ( SGK) thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn? Thay ngôi thứ nhất bằng ngôi thứ ba( thay “tôi” bằng Dế Mèn.)*Nhận xét: Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba mang tính khách quan : một người nào đó đang nhận xét về Dế Mèn. Đoạn văn cũ mang tính chủ quan qua lời kể của người trong cuộc : Dế Mèn tự kể về mình.BÀI TẬP 2: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn ( SGK) thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì khác cho đoạn văn? - Thay tất cả các từ “Thanh”, “chàng” bằng từ “tôi”.=> ngôi kể thứ nhất tô đậm sắc thái tình cảm của đoạn văn. BÀI TẬP 3: Chọn đáp án đúng:Truyện Cây bút thần được kể :A/ Theo ngôi thứ nhất.B/ Theo ngôi thứ ba. Vì người kể giấu mình, không biết ai kể song lại có mặt khắp nơi trong truyện và gọi nhân vật theo ngôi thứ ba( Mã Lương, vua, tên địa chủ).BÀI TẬP 4: Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất? - Đó là những sáng tác dân gian ở đó người ta kể theo kí ức và kiến thức cộng đồng , chứ không phải theo quan sát, nhận xét của bản thân người kể. BÀI TẬP 5: Khi viết thư, em sử dụng ngôi kể nào? Vì sao?- Sử dụng ngôi thứ nhất (xưng tôi, mình, con.,) để bày tỏ tình cảm, bộc lộ những suy nghĩ riêng tư của chính bản thân mình muốn gửi tới cho người nhận.BÀI TẬP 6: Dùng ngôi thứ nhất kể miệng về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân.Hướng dẫn: Em nhận được món quà gì? Ai tặng em? Tặng nhân dịp nào? Cảm xúc của em khi nhận món quà đó như thế nào ? ( vui sướng, cảm động, biết ơn)III/. DẶN DÒĐỌC THÊM: Nhận xét của Phạm Hổ ( Phạm Hổ, Văn miêu tả và kể chuyện -SGK trang 90).SOẠN BÀI:THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ.Câu hỏi chuẩn bị bài: 1/. Tóm tắt sự việc chính của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. Xác định trình tự kể trong truyện.2/. Đọc bài văn viết về nhân vật Ngỗ(trang 97) và tóm tắt những sự việc chính của văn bản đó. Xác định trình tự kể trong truyện.
File đính kèm:
- ngoi ke va loi ke trong van tu su.ppt