Bài giảng Ngữ văn 8: Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Trang bìa của tập “Nhật ký trong tù”

“Thân thể tại ngục trung

Tinh thần tại ngục ngoại

Dục thành đại sự nghiệp

Tinh thần cánh yếu đại”

Dịch nghĩa:

“Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao”

 

ppt16 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 8: Ngắm trăng (Vọng nguyệt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ TIẾT DẠY Giáo viên thực hiện: Bế Thị Khoa Tổ Văn-Sử Trường THCS Yên LãngNgắm trăngHỒ CHÍ MINHBài thơ được sáng tác trong ngục tù của Tưởng Giới Thạch, in trong tập Nhật Ký trong tù.- Ngắm trăng được viết bằng chữ Hán, theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Hồ Chí Minh.NHẬT KÝ TRONG TÙ(Ngục trung nhật ký)Tập thơ được viết bằng chữ Hán gồm 133 bài thơ, phần lớn theo thể thơ tứ tuyệt.Trang bìa của tập “Nhật ký trong tù”“Thân thể tại ngục trungTinh thần tại ngục ngoạiDục thành đại sự nghiệpTinh thần cánh yếu đại”Dịch nghĩa:“Thân thể ở trong laoTinh thần ở ngoài laoMuốn nên sự nghiệp lớnTinh thần càng phải cao”Trang cuối của tập thơ(Bài thơ số 132 và 133)( Tài liệu của Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam)Tập thơ “Nhật ký trong tù” được dịch sang tiếng Hàn QuốcTập thơ “Nhật ký trong tù” được Người sáng tác trong chuỗi ngày bị tù đày ở Quảng Tây (Trung Quốc) từ tháng 8.1942 đến tháng 9.1943. NHẬT KÝ TRONG TÙ là tập thơ của một bậc Đại nhân, Đại trí, Đại dũng.NHẬT KÝ TRONG TÙ là sự kết hợp hài hoà giữa người chiến sĩ và người nghệ sĩ, giữa chất THÉP và chất TÌNH.Nguyên tác (phiên âm chữ Hán): Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,Đối thử lương tiêu nại nhược hà?Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.Dịch nghĩa:Trong tù không rượu cũng không hoa,Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,Từ ngoài khe cửa trăng ngắm nhà thơ.Bản dịch thơ của nhà thơ Nam Trân:Trong tù không rượu cũng không hoa,Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.Nguyên tác (phiên âm chữ Hán): Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,Đối thử lương tiêu nại nhược hà?Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.- Hoàn cảnh ngắm trăng: trong tù, bị đày đọa khổ sở=> Không rượu, không hoa để thưởng lãm, khơi gợi nguồn thi hứng.Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,Đối thử lương tiêu nại nhược hà?Trong tù không rượu cũng không hoa,Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;- Câu nghi vấn thể hiện tâm trạng xốn xang, bối rối trước cảnh trăng đẹp.Tâm hồn nghệ sĩ đích thực của Người ( tình yêu thiên nhiên say mê và hồn nhiên, dù là thân tù nhưng vẫn rung động mãnh liệt trước đêm trăng đẹp).Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.Nhân SongMinh nguyệtNguyệtSongThi gia- Cấu trúc đối xứng: Người vượt song sắt nhà tù để đến với vầng trăng tự do. Trăng cũng vượt song sắt nhà tù để ngắm nhà thơNhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.=> Cuộc vượt ngục về tinh thần => chất THÉP- Biện pháp nhân hóa => Bác và trăng là bạn tri âm.=>Tình cảm giao hòa giữa trăng và người => chất TÌNHNHÀ TÙ ĐEN TỐIVẦNG TRĂNG THƠ MỘNGTHẾ GiỚI CỦA SỰTÀN BẠOTHẾ GiỚI CỦA TỰ DO VÀ CÁI ĐẸPSong sắtSong sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa- Sức mạnh tinh thần kỳ diệu, phong thái ung dung của người chiến sĩ vượt lên cảnh ngục tù => THÉP- Tình yêu thiên nhiên sâu sắc của một tâm hồn nghệ sĩ => TÌNHNghệ thuật: 	Bài thơ sử dụng thành công thể thơ tứ tuyệt, phép đối, phép nhân hóa.2. Nội dung: 	Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên say mê, và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù tăm tối.	- Ý nghĩa văn bản: Tác phẩm thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù.

File đính kèm:

  • pptTiet 85 Ngam trang.ppt