Bài giảng Ngữ văn 8 - Phần Tiếng Việt Tiết 43: Câu ghép - Lò Điệp Hồng

Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này là một vế câu.

Có hai cách nối:

Dùng từ có tác dụng nối:

 + Nối bằng một quan hệ từ.

 + Nối bằng một cặp quan hệ từ.

 + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).

 - Không dùng từ nối: Dùng dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 8 - Phần Tiếng Việt Tiết 43: Câu ghép - Lò Điệp Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
.GDthi ®ua d¹y tèt - häc tètVỀ DỰ GIỜ VỚI LỚP HỌCCHÀO MỪNG CÁC THẦY, CÔ TIẾNG VIỆT 8Lò Điệp HồngGiáo viên thực hiện:PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ SƠN LATRƯỜNG THCS TÔ HIỆUKIỂM TRA BÀI CŨ “Nói giảm nói tránh” là gì? Cho ví dụ minh hoạ và giải thích tác dụng của nói giảm nói tránh trong ví dụ đó?	 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.CÂU GHÉPTiết 43. Tiếng Việt:I. Đặc điểm của câu ghép. a) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. b) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. c) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.1) Ví dụ:C1V1C2V2CVTrong ba cụm C-V các em vừa chỉ ra, cụm nào là cụm C-V lớn? Cụm nào là cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn ấy? Cụm C-V nòng cốt là cụm lớn; 2 cụm C1-V1 và C2-V2 là các cụm nhỏ nằm trong cụm lớn.Mối quan hệ giữa các cụm C-V này là gì?(Mối quan hệ bao hàm).Vậy theo em câu (a) thuộc kiểu câu gì mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 7?=> Câu (a) là câu mở rộng thành phần phụ ngữ sau của cụm động từ (Hai cụm C1-V1 và C2-V2 là phụ ngữ sau cho động từ trung tâm “quên”. Giữa chúng có mối quan hệ so sánh “như”)Câu (b) có mấy cụm chủ vị? Câu này thuộc kiểu câu nào đã được học? - Câu (b) chỉ có một cụm C - V làm nòng cốt => Câu đơn bình thường, có 2 trạng ngữ.b) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu (b)? CV c) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.Qua phân tích, ta thấy câu (c) có mấy cụm C - V? các cụm C - V có bao chứa lẫn nhau không? - Câu (c) có 3 cụm C – V.Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu (c)?C1V1C2V2C3V3 Các cụm C – V không bao chứa nhau. a) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.C1V1C2V2CVb) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.CV c) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.C1V1C2V2C3V3Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu?Kiểu cấu tạo câuCâu cụ thểCâu có một cụm C-VCâu có hai hoặc nhiều cụm C-VCụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn.Các cụm C-V không bao chứa nhau.Hãy điền số thứ tự của 3 câu (2), (5) và (7) vào ô trống cho phù hợp?(a)(b)(c)(Câu ghép)Theo em, câu ghép có đặc điểm gì? - Do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. - Mỗi cụm C - V này là một vế câu.Câu ghép:Dựa vào kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép?(Câu đơnI. Đặc điểm của câu ghép. Ví dụ: CÂU GHÉP2) Bài học: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này là một vế câu.* Ghi nhớ. (SGK,T.112)Tiết 43. Tiếng Việt: CÂU GHÉPTiết 43. Tiếng Việt:II. Cách nối các vế câu.THẢO LUẬN NHÓM Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục I? Phân tích cấu tạo ngữ pháp của từng câu ghép ấy và cho biết các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?- Các vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy (,) và dấu hai chấm (:) c) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.,:Theo em các vế câu trong câu ghép trên được nối với nhau bằng cách nào?(1) Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Các vế câu nối bằng quan hệ từ “và” (Chỉ ý đồng thời)C1C1C2V2và(1) Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Các vế câu nối bằng quan hệ từ “và” (Chỉ ý đồng thời)C1C1C2V2(3) Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Trạng ngữ: “Những ý tưởng ấy” C1: “Tôi” V1: “Chưa lần nào ghi lên giấy” C1: “tôi” V2: “không biết ghi” C3: “tôi” V3: “không nhớ hết” Các vế câu nối bằng quan hệ từ “vì” (Chỉ nguyên nhân) và quan hệ từ “và” (Chỉ ý đồng thời)(6) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Trạng ngữ: “Con đường này” C1: “Tôi” V1: “đã quen đi lại lắm lần” C2: “lần này” V2: “tự nhiên thấy lạ” Các vế câu nối với nhau bằng quan hệ từ “nhưng” (Chỉ ý tương phản).Tìm các cách nối vế câu trong các ví dụ sau đây:Nếu ai có một bộ mặt xinh đẹp thì gương không bao giờ nói dối.b) Mẹ nó càng đánh, nó càng lì ra.c) Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp.d) Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.e) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.Nối bằng một cặp quan hệ từ (giả thiết-kết luận): “Nếu...thì...”Nối bằng một cặp phó từ “càng...càng...”.Nối bằng dấu phẩy.Nối bằng dấu hai chấm.Nối bằng dấu chấm phẩyQua phân tích một số cách nối vế câu nêu ở trên, em thấy có bao nhiêu cách nối các vế câu trong câu ghép? Có 2 cách nối: dùng từ có tác dụng nối và không dùng từ nối. Ví dụ:2) Bài học: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này là một vế câu.Tiết 43. Tiếng Việt: CÂU GHÉPTiết 43. Tiếng Việt:II. Cách nối các vế câu. I. Đặc điểm của câu ghép.1) Ví dụ: - Dùng từ có tác dụng nối: + Nối bằng một quan hệ từ. + Nối bằng một cặp quan hệ từ. + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng). - Không dùng từ nối: Dùng dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy. Có hai cách nối: 2) Bài học: III. Luyện tập. Bài tập 1: (T.113)a) – Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.(Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?LUYỆN TẬPb) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà căn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. c) Rồi hai con mắt long lạnh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo: - Lão làm bộ đấy!	(Lão Hạc, Nam Cao)(Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng)(Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng)Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặ một câu ghép.a) Vì............... nên...................b) Nếu ...............thì.........................c) Tuy.......................nhưng.........d) Không những ..................... mà.........................2) Bài tập 2: (T.113)nhà ở xatôi đi học bằng xe đạptrời mưatôi đi bộnhà ở khá xaBắc vẫn đi học đúng giờ3) Bài tập 3: (T.113)Chuyển các câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách sau:	a) Bỏ bớt một quan hệ từ.	b) Đảo lại trật tự các vế câu.MẫuNếu trời mưa to, tôi đi bộ.Tôi đi bộ, nếu trời mưa to.Vân học giỏiLan học cũng rất khá* Học bài:- Nắm kĩ đặc điểm cấu tạo và các cách nối vế câu trong câu ghép.- Làm đầy đủ bài tập vào vở bài tập.- Xác định, gặch chân các thành phần, các bộ phận của các câu ghép sau:	a) Vì chưng gió thổi, hoa cười với trăng. (Ca dao)	b) Dù ai rào dậu ngăn sân, lòng ta vẫn vững là dân cụ Hồ (Theo Tố Hữu – “Ta đi tới”)	c) Ngào ngặt hương bay, bướm vẽ vòng. (Nguyễn Bính – “Xuân về”).	d) Cải chửa ra cây, cà mới nụ. (Nguyễn Khuyến,Bạn đến chơi nhà)HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ * Chuẩn bị bài mới: “Tìm hiểu chung về văn bản Thuyết Minh”:	- Tìm hiểu vai trò của văn bản thuyết minh trong đời sống con người?	- Phương pháp thuyết minh cụ thể ở từng văn bản (tr.114  tr.116/SGK)?	- Tìm hiểu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh về:	+ Nội dung?	+ Phương thức biểu đạt?	+ Nhiệm vụ cuả văn bản?	+ Tính chất.GDthi ®ua d¹y tèt - häc tètVỀ DỰ GIỜ VỚI LỚP 8BTRÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY, CÔ 

File đính kèm:

  • ppttiet_43_Cau_ghep.ppt
Bài giảng liên quan