Bài giảng Ngữ văn 8 tiết 27: Tình thái từ

ví dụ 1

a, Mẹ đi làm rồi à?

b, Mẹ tôi cũng sụt sùi khóc theo:

 - Con nín đi!

( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

c, Thương thay cũng một kiếp người

Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

d, Em chào cô ạ!

 

ppt25 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 8 tiết 27: Tình thái từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚPKính chào quý thầy, cô giáo MÔN NGỮ VĂN 8 KIỂM TRA MIỆNGCâu 1: Thế nào là trợ từ? Em hãy đặt một câu có dùng trợ từ ? (5đ)Trợ từ :Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật,sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Một số trợ từ thường dùng :những,có,chính, đích,ngayVD: Chính tôi là người thuyết phục Lan đi học.Câu 2: Thế nào là thán từ ?Em hãy tìm một số thán từ thường dùng? (4đ)Thán từ : Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm,cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đápMột số thán từ :Thán từ bộc lộ tình cảm,cảm xúc :a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,- Thán từ gọi đáp : này, ơi, vâng, dạ, ừ,Câu 3:Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (1đ)TUẦN 7 : Tiết: 27TÌNH THÁI TỪví dụ 1a, Mẹ đi làm rồi à?b, Mẹ tôi cũng sụt sùi khóc theo: - Con nín đi!( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)c, Thương thay cũng một kiếp ngườiKhéo thay mang lấy sắc tài làm chi(Nguyễn Du, Truyện Kiều)d, Em chào cô ạ!TIẾT 27: TÌNH THÁI TỪI. CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ:1.Ví dụ :- Mẹ đi làm rồi à ?Mẹ tôi vừa kéo tay tôi,xoa đầu tôi hỏi,thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở.Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi ! (Nguyên Hồng,những ngày thơ ấu)Thương thay cũng một kiếp ngườiKhéo thay mang lấy sắc tài làm chi ! (Nguyễn Du,Truyện Kiều)d. Em chào cô ạ !? Dựa vào hiểu biết của em về câu chia theo mục đích nói thì các câu trong ví dụ trên thuộc loại câu nào? a. Câu a thuộc loại câu nghi vấn b. Câu b thuộc loại câu cầu khiến c. Câu c, thuộc loại câu cảm thán? Từ “ạ” trong câu: Em chào cô ạ ! Biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói ? d. Câu d tạo sắc thái biểu cảm với thái độ lễ phép.TIẾT 27: TÌNH THÁI TỪNgữ liệu 1a, Mẹ đi làm rồi à? b, Mẹ tôi cũng sụt sùi khóc theo: - Con nín đi !( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)c, Thương thay cũng một kiếp ngườiKhéo thay mang lấy sắc tài làm chi(Nguyễn Du, Truyện Kiều)d, Em chào cô ạ!Từ: à, đi, thay, ạ Tình thái từa, Mẹ đi làm rồi? Không còn là câu nghi vấnb, Mẹ tôi cũng sụt sùi khóc theo: - Con nín !Không còn là câu cầu khiến( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)c, Thương cũng một kiếp ngườiKhéo mang lấy sắc tài làm chi(Nguyễn Du, Truyện Kiều)Câu cảm thán không tạo lập đượcd, Em chào cô ! Không thể hiện thái độ lễ phépTIẾT 27: TÌNH THÁI TỪGhi nhớ* Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.*Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:- tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ , chăng.Tình thái thừ cầu khiến: đi, nào, với,Tình thái từ cảm thán: thay, sao,.Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà.TIẾT 27: TÌNH THÁI TỪEm hãy lấy ví dụ về một số Tình thái từ mà em vừa học?*Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:- Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ , chăng.Tình thái thừ cầu khiến: đi, nào, với,Tình thái từ cảm thán: thay, sao,.Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà.TIẾT 27: TÌNH THÁI TỪBài tập nhanh: Xác định TTT trong những từ in nghiêng sau: a, Em học bài đi!  TTT cầu khiến b, Em đi học bài đây.  Động từ c, Lo thay! Nguy thay! Khúc sông này vỡ mất TTTcảm thán d, Vừa thay thời khóa biểu đấy.  Động từTIẾT 27: TÌNH THÁI TỪXác định các từ in đậm trong ví dụ, đâu là Tình thái từ, đâu là Thán từ?A! Lão già tệ lắm.Em chào cô ạ!? Nhắc lại đặc điểm của Tình thái từ ?? Có thể tách Tình thái từ “ạ” trong ví dụ 2 thành một câu đặc biệt được không?Không thể tách ra thành một câu đặc biệt.? Em hãy phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa Tình thái từ và Thán từ?Giống : Đều biểu thị tình cảm, cảm xúc của người nóiKhác nhau: + Thán từ: thường đứng ở đầu câu và có khi được tách ra thành một câu đặc biệt.+ Tình thái từ: đứng ở cuối câu và không thể tách thành câu đặc biệt.TIẾT 27: TÌNH THÁI TỪví dụ.a, Bạn chưa về à?b, Thầy mệt ạ?c, Bạn giúp tôi một tay nhé !d, Bác giúp cháu một tay ạ !II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ:TIẾT 27: TÌNH THÁI TỪI. CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ:Dưới hàngLễ phépCầu khiếnBác giúp cháu một tay ạ!Ngang hàngThân mậtCầu khiếnBạn giúp tôi một tay nhé!Dưới hàngLễ phépNghi vấnThầy mệt ạ?Ngang hàngThân mậtNghi vấnBạn chưa về à?Vai xã hộiSắc thái tình cảmKiểu câuNgữ liệuTIẾT 27: TÌNH THÁI TỪI.CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ:II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ:Ghi nhớ 2(Sgk- T81) Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,.)TIẾT 27: TÌNH THÁI TỪI.CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ:II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ:Cho câu có chứa thông tin sự kiện sau : Em học bài .Hãy dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và mục đích nói . - Em học bài à ? - Em học bài cơ à ? - Em học bài nhé ! - Em học bài đi ! - Em học bài hả ? - Em học bài ư ? - Em học bài ạ ! BÀI TẬP NHANH III. LUYỆN TẬPBài1 Xác định TTT trong các từ in đậma, Anh thích trường nào thì thi vào trường ấy.b, Nhanh lên nào, anh em ơi! c, Làm như thế mới đúng chứ!d, Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu.e, Cứu tôi với!g, Nó đi chơi với bạn từ sáng.h, Con cò đậu đằng kia.i, Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.TIẾT 27: TÌNH THÁI TỪI.CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ:II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ:III. LUYỆN TẬPBài 2 Giải thích ý nghĩa của tình thái từa, Bác trai đã khá rồi chứ? Tạo câu nghi vấnb, Con chó là của cháu nó mua đấy chứ! Nhấn mạnh điều vừa khẳng địnhc, Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Tạo câu nghi vấn với thái độ phân vând, Sao bố mãi không về nhỉ?  Tạo câu hỏi với thái độ thân mậte, Về trường mới em cố gắng học nhé!  Dặn dò với thái độ thân mậtg, Thôi thì anh cứ chia ra vậy.  Thái độ miễn cưỡngh, Trưa nay các em được về nhà cơ mà.  Thái độ thuyết phụcTIẾT 27: TÌNH THÁI TỪIII. LUYỆN TẬPBài 3 Đặt câu với các tình thái từ : Mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậyNó là học sinh giỏi mà!Đừng trêu nữa, nó khóc đấy!Giải bài toán bằng cách này mới đúng chứ lị!Tôi chỉ nói vậy để anh biết thôi!Tôi thích cái cặp này cơ !Thôi đành ăn cho xong vậy.TIẾT 27: TÌNH THÁI TỪIII. LUYỆN TẬPBài 4 Đặt câu hỏi có dùng các TTT nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội:+ Học sinh với thầy cô+ Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi+ Con với bố mẹ hoặc cô, bác, chú dìThưa cô! Có phải là bài này không ạ?TIẾT 27: TÌNH THÁI TỪ III. LUYỆN TẬP Bài 4: Đặt câu hỏi có dùng các TTT nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hộiBạn đem theo đồ dùng học tập không đấy?+ Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổiTIẾT 27: TÌNH THÁI TỪIII. LUYỆN TẬPBài 4 Đặt câu hỏi có dùng các TTT nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hộiBà cần nước trà phải không ạ?+ Con với bố mẹ hoặc cô, bác, chú dìTIẾT 27: TÌNH THÁI TỪIII. LUYỆN TẬPBài 4 : Tìm một số TTT trong tiếng địa phương mà em biết? Nghe, nghen, hèTIẾT 27: TÌNH THÁI TỪTIẾT 27: TÌNH THÁI TỪ4.4. TỔNG KẾT:Câu 1: Nêu chức năng của Tình thái từ? Đặt một câu có Tình thái từ?Câu2:Sử dụng Tình thái từ cần chú ý điều gì?1.Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. 2.Sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm)Học thuộc ghi nhớ sgk/ 81.Làm các bài tập 5 trong SGK /82,83. -Tìm thêm một số ví dụ về tình huống giao tiếp có sử dụng Tình thái từ.- Đối với bài học tiết học sau:- Đối với bài học tiết này: Bài : Chương trình địa phương ( phần Tiếng việt).- Về nhà kẻ bảng vào vở theo mẫu SGK /Tr91. - Tìm từ địa phương chỉ người có quan hệ ruột thịt.- Sưu tầm một số thơ ca có dùng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt ở địa phương emTIẾT 27: TÌNH THÁI TỪ4.5.HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh!Giờ học kết thúc.Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các em đã dự giờ buổi học ngày hôm nay.

File đính kèm:

  • pptHoi giang Tinh_Thai_Tu_lop_8.ppt