Bài giảng Ngữ văn - Chương trình Ngữ văn địa phương - Nguyễn Thị Thu

GIỚI THIỆU

Mở đầu

Tác phẩm

Tác giả

Cảm nhận

Tổng kết

 

ppt15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn - Chương trình Ngữ văn địa phương - Nguyễn Thị Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
NGỮ VĂN :CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNGTrường 	: THCS thị trấn Tân UyênGiáo viên	: Nguyễn Thị Thu	PHÒNG GD&DT TÂN UYÊNTRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TÂN UYÊN1Mở đầu2Tác phẩm3Tác giả5Tổng kết4Cảm nhậnGIỚI THIỆUGIỚI THIỆU Núi rừng Tây Bắc với bao hình ảnh thơ mộng, thân thương. Đường lên Tây Bắc quanh co, đèo dốc... Đây triền núi hoa ban nở trắng,GIỚI THIỆUKia những ruộng bậc thang uốn mình thơ mộngGIỚI THIỆU Con người Tây Bắc cũng thật mộc mạc, hiền hòa và rất dễ mến. Đặc biệt là những em học sinh nơi đây. Để đến được với cái chữ, các em phải vượt qua bao khó khăn gian khổ nhưng hiện lên trên những gương mặt ấy là niềm tin vào tương lai tươi sáng. TÁC PHẨMHọc trò người bản Mung đi họcHọc trò người bản Mung đi họcNgày tựu trường không có cặp ba lôChiếc túi vải mẹ khâu bằng chỉ mộcDải quần loe vai áo ướt sương rừng.Học trò người bản Mung đi họcNgày tựu trường không có dép săng- đanBàn chân nhỏ tõe bùn trong mưa lạnhGiọng cười run ô lá cọ che đầu.Học trò người bản Mung đi họcRạng ngời lên bao ánh mắt ngây thơTừng gương mặt sáng bừng bên trang vởTận triền nương tia nắng thắp lên rồi. Duy Tú Cảm nhận được điều đó nhà thơ Duy Tú đã sáng tác bài thơ: “Học trò người bản Mung đi học” tràn đầy niềm xúc cảm, yêu thương. TÁC GIẢ Nguyễn Duy Tú - Sinh ngày: 13/03/1979 - Quê quán: Giao Nhân - Giao Thủy - Nam Định. - Hộ khẩuThường trú: Đội 2 Cẩm Trung - Mường Than - Than Uyên - Lai Châu. * Quá trình công tác: - Công tác trong ngành GD Lai Châu từ T9 năm 2004. - Các chức vụ đã từng đảm nhiệm: Giáo viên(2005-2008); Phó Hiệu Trưởng(2008); Hiệu Trưởng(2009-2011) trường THCS Pắc Ta - Tân Uyên Lai Châu. - Hiện đang công tác tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Than Uyên - Lai Châu.Nhà thơ Duy Tú trong Đại hội Chi hội Văn học Nghệ thuật huyện Tân Uyên lần thứ nhất.TÁC GIẢ - Đã và đang tham gia trong lĩnh vực sáng tác Văn học - Nghệ thuật (Bút danh: Duy Tú). - Hội viên hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lai Châu. - Ủy viên Ban Chấp hành Chi Hội VHNT Huyện Tân Uyên. - Có nhiều tác phẩm đăng trên các Báo, Tạp chí Trung ương và địa phương. - Sách đã xuất bản: Tập thơ: "Gió qua đèo Khau Phạ" - Nguyễn Duy Tú - NXB Văn Hóa Dân Tộc, phát hành 2010. Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Duy Tú đánh tiếng trống khai giảng năm học mới.TÁC GIẢTập thơ:"Gió qua đèo Khau Phạ" Tác phẩm: “Học trò bản người Mung đi học” được trích từ tập thơ: "Gió qua đèo Khau Phạ" của nhà thơ Duy Tú.CẢM NHẬN Trước ngày khai giảng năm học mới, học sinh ở miền xuôi được cha mẹ mua sắm cho đầy đủ quần áo, giầy dép, sách vở, bút mực Thậm chí các em còn được cha mẹ đưa đến trường trong niềm vui hạnh phúc. Nhưng học sinh miền núi: các em không có cặp ba lô, không có dép săng-đan Hơn thế nữa con đường đến trường của học trò người bản Mung cũng “đặc biệt”: thật xa, thật gập ghềnh, gian khổ:Học trò người bản Mung đi học"Học trò người bản Mung đi họcNgày tựu trường không có cặp ba lôChiếc túi vải mẹ khâu bằng chỉ mộcDải quần loe vai áo ướt sương rừng"... CẢM NHẬN “Bàn chân nhỏ tõe bùn trong mưa lạnh”; “Dải quần loe vai áo ướt sương rừng” Chỉ mỗi hình ảnh: “Bàn chân nhỏ tõe bùn trong mưa lạnh” tác giả đã khắc họa cho người đọc thấy hết nỗi vất vả, nhọc nhằn của các em. Có lẽ đôi bàn chân ấy dù nhỏ bé nhưng đã không biết bao lần dưới trời mưa lạnh, tõe ra bám chặt vào đất để khỏi trơn trượt khi băng qua rừng, vượt dốc tới trường. Ngay cả giọng cười của các em cũng run run trong mưa lạnh: “Giọng cười run ô lá cọ che đầu”.Học trò người bản Mung đi học"Học trò người bản Mung đi họcNgày tựu trường không có dép săng- đanBàn chân nhỏ tõe bùn trong mưa lạnhGiọng cười run ô lá cọ che đầu"...CẢM NHẬN Bao khó khăn ấy có là gì với lũ học trò người bản Mung đâu ! Trên những gương mặt ấy vẫn:“Rạng ngời lên bao ánh mắt ngây thơ” Trong bài thơ, hình ảnh: “Học trò người bản Mung đi học” được điệp lại đều đặn ở đầu mỗi khổ thơ như để nhấn mạnh vào cái khác biệt về hoàn cảnh và cuộc sống của các em học sinh vùng núi cao Tây Bắc, gây sự chú ý nơi người đọc, người nghe và cũng là để nối liền mạch cảm xúc của tác giả. Hai khổ thơ đầu là sự vất vả, thiếu thốn, hay nói cách khác, tác giả kể ra rất nhiều cái không có của các em: Không có cặp ba-lô, không có dép săng-đan, thậm chí chiếc ô che mưa cũng chỉ là tàu lá cọ vừa hái ven rừng...tất cả, tất cả chỉ nhằm để nhấn mạnh lên một cái: "có" - Các em có niềm tin vào con chữ, vào tương lai học tập để mỗi ngày, mỗi ngày: "Từng gương mặt sáng bừng bên trang vở"! Học trò người bản Mung đi học"Học trò người bản Mung đi họcRạng ngời lên bao ánh mắt ngây thơTừng gương mặt sáng bừng bên trang vởTận triền nương tia nắng thắp lên rồi"...CẢM NHẬN Thế đấy, Học trò người bản Mung rất nghèo về vật chất, ngay cả chiếc cặp đi học cũng chỉ là: "chiếc túi vải mẹ khâu bằng chỉ mộc"(Một loại sợi chỉ tự se bằng vỏ cây lanh của người H'Mông). Song khép lại bài thơ lại mở ra một tương lai tương sáng nơi các em: “Tận triền nương tia nắng thắp lên rồi”. TỔNG KẾTHọc trò người bản Mung đi họcHọc trò người bản Mung đi họcNgày tựu trường không có cặp ba lôChiếc túi vải mẹ khâu bằng chỉ mộcDải quần loe vai áo ướt sương rừng.Học trò người bản Mung đi họcNgày tựu trường không có dép săng- đanBàn chân nhỏ tõe bùn trong mưa lạnhGiọng cười run ô lá cọ che đầu.Học trò người bản Mung đi họcRạng ngời lên bao ánh mắt ngây thơTừng gương mặt sáng bừng bên trang vởTận triền nương tia nắng thắp lên rồi!... Duy Tú Với thể thơ tám chữ rất phù hợp cho dòng cảm xúc của nhà thơ, cách dùng từ mang đậm tính phương ngữ của người vùng cao: người Mung - cách nói trại, chỉ người H'Mông theo phát âm của người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Hình ảnh "dải quần loe" - Trang phục đặc trưng của tộc người H'Mông... mà nổi bật hơn cả là giọng thơ tâm tình thiết tha, Duy Tú đã gieo vào lòng người đọc một sự cảm thông, một tình yêu mến, một niềm khâm phục với các em học trò người bản Mung nói riêng và học sinh dân tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc nói chung...Bài thơ như một bức thông điệp: Thương lắm! - Học trò vùng cao ơi, cầu mong một tương lai tốt đẹp sẽ đến với các em!!! Có lẽ tác giả phải là người gắn bó sâu sắc với đồng bào miền núi và có tình yêu thương chân thành với các em học sinh nơi đây mới viết lên được một bài thơ hay và sáng đến vậy.Tổng kếtXin chân thành cảm ơn sự theo dõi của tất cả các bạn

File đính kèm:

  • pptCHUONG TRINH NGU VAN DIA PHUONG_1.ppt
Bài giảng liên quan