Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Bài 9: Nói quá - Nguyễn Văn Hùng

Nói như vậy có tác dụng làm cho sự vật, hiện tượng miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

ác câu có dùng biện pháp nói quá sinh động, gây ấn tượng hơn các câu không dùng biện pháp nói quá

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh , gây ấn tượng ,tăng sức biểu cảm .

ppt11 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Bài 9: Nói quá - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
liệt Nhiệt kính chào các thầy cô giáo tới dự giờ ngữ vĂn lớp 8BGiáo viên dạy: Nguyễn Văn HựngTrường trung học cơ sở Xuõn LậpKiểm tra bài cũ:Câu hỏi: Em hãy nhắc lại một số biện pháp tu từ ở lớp 6 đã học. Cho 2 ví dụ về 2 biện pháp tu từ đó. Đáp án: một số biện pháp tu từ ở lớp 6 là: So sánh, nhân hoá, dụ, hoán dụ.Ví dụ: -So sánh: Hai cây phong giống như những ngọn hải đăng đặt trên núi. (Ai-Ma –Tốp) - Nhân hoá: Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến hành quân Đầy đường (Trần Đăng Khoa) .Tiết 37. Bài 9 Nói quáI/ Nói quá và tác dụng của nói quá:1.Ví dụ: Đọc các câu tục ngữ, ca dao sau và trả lời câu hỏi: - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng	 Ngày tháng mười chưa cười đã tối. (Tục ngữ) -Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. (Ca dao) ?a/ Nói: đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có quá sự thật không? Thực chất, mấy câu này nhằm nói điều gì?Đáp án: Nói như vậy có quá sự thật.Thực chất mấy câu đó muốn nói: -Đêm tháng năm rất ngắn. -Ngày tháng mười rất ngắn. -Mồ hôi ướt đẫm.?b/ Cách nói như vậy có tác dụng gì.Đáp án: Nói như vậy có tác dụng làm cho sự vật, hiện tượng miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. ?c/ Hãy so sánh các câu dùng biện pháp nói quá trên với các câu đồng nghĩa tương ứng không dùng biện pháp nói quá xem cách nói nào sinh động, gây ấn tượng hơn? Đáp án: Các câu có dùng biện pháp nói quá sinh động, gây ấn tượng hơn các câu không dùng biện pháp nói quá?đ/ Qua phân tích các ví dụ trên, em hãy cho biết : Thế nào là nói quá và nêu tác dụng của nói quá? 2. Ghi nhớ : Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh , gây ấn tượng ,tăng sức biểu cảm . Thảo luận nhóm: Em hãy tìm trong văn thơ những chi tiết, hình ảnh có dùng biện pháp nói quá ? Một số ví dụ tham khảo:Trong tục ngữ: - Thuận vợ, thuận chồng tát bể Đông cũng cạn. - Tấc đất, tấc vàng.Trong ca dao: - Cô gái Sơn Tây yếm thủng tày giần Răng đen hạt nhót, chân đi cù lèo Tóc rễ tre chải lược bồ cào Trong mình ghẻ lở hắc lào tứ tung Trên đầu chấy rận như sung - Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.  Trong thơ trữ tình: - Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế ! Ôm cả non sông mọi kiếp người. (Tố Hữu)  - Đầy mình đỏ tựa như hoa gấm,  Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn . (Hồ Chí Minh)Trong văn học nước ngoài: “ Hai cây phong nghiêng ngả Tấm thân dẻo dai và gieo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.” (Ai-Ma -Tốp)Nhân vật Đan – Kô: Xé toang lồng ngực của mình, rứt trái tim ra châm lửa đốt. Trái tim đã bốc cháy rừng rực, làm ngọn đuốc để soi sáng cho bộ lạc vượt qua đầm lầy và cảnh rừng đen tối, đưa họ tới thảo nguyên tràn đầy ánh sáng. (Mác-xim-Gor-ki) II/ Luyện tập: Bài tập 1. Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông).Anh cứ yên, tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng, em có thể đi lên đến tận trời được. . (Nguyễn Minh Châu).c.() Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. (Nam Cao) Đáp án:a/ Sỏi đá cũng thành cơm:Sức mạnh của lao động: Lao đông tạo ra của cải vật chất.b/Đi lên đến tận trời: Đi được rất lâu, rất xa.c/Thét ra lửa: chỉ nguời mạnh mẽ, hay nóng nảy, có uy quyền lớn. Bài tập 2: Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống,// để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột,chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.a.ở nơi// thế này,cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau trồng cà.b.Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng//c.Cô Nam tính tình xởi lởi,//d.Lời khen của cô giáo làm cho nó//e.Bọn giặc hoảng hồn// mà chạy. Đáp án: a/Chó ăn đá, gà ăn sỏib/ Bầm gan tím ruột. c/Ruột để ngoài da.d/ Nở từng khúc ruột.e/ Vắt chân lên cổ.Bài tập 3:Đặt câu với các thành ngữ nói quá sau: Nghiêng nước nghiêng thành,rời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.Đáp án:Cô ấy có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thànhSơn Tinh là nhân vật có khả năng rời non lấp biển để chống lại Thuỷ Tinh.Công việc lấp biển vá trời ấy là công việc của nhiều đời, nhiều thế hệ.Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng kẻ thù.Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.Bài tập 4: Tìm 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quáĐáp án: Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng, nhưng khác nhau ở mục đích:-Nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.-Nói khoác: Nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác không mang tính tích cực. Đáp án: - Đen như cột nhà cháy. - Đi guốc trong bụng. - Gầy như que củi. - Xoay trời chuyển đất . - Rán sành ra mỡBài tập 5 : Viết một đoạn văn hoặc một bài thơ có dùng biện pháp nói quá.Bài tập 6: Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoácCủng cố: Nói quá là gì? Nêu tác dụng của nói quá?Dặn dò: 	Về nhà soạn bài nói giảm, nói tránh.Xin trân trọng cám ơn các thầy cô đã tới dự giờ với lớp 8B. Kính chúc các thầy cô mạnh khoẻ và thành đạt

File đính kèm:

  • pptTiOt_37_Bai_9_Noi_Qua.ppt
Bài giảng liên quan