Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Luyện nói Thuyết minh về Một món ăn dân tộc

Phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.

 

pptx15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Luyện nói Thuyết minh về Một món ăn dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT MÓN ĂN DÂN TỘCPhở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam.Phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. PHỞ HÀ NỘIPHỞ SÀI GÒN VÀ RAU ĂN KÈMTừ lúc này, những ý kiến trái ngược nhau về nguồn gốc của phở đã xuất hiện. Một vài trong số đó đưa ra luận điểm rằng phở bắt nguồn từ phương pháp chế biến món thịt hầm của Pháp (pot-au-feu, đọc như "pô tô phơ"). Sự có mặt của Pháp ở Việt Nam có lẽ củng cố luận điểm này, nhưng việc phở có nhiều gia vị và rau mùi nguồn gốc từ châu Á, đặc biệt là Việt Nam, đã bác bỏ chúng. Số khác lại cho rằng phở ảnh hưởng từ Trung Hoa vì dựa vào mặt địa lý, hơn nữa phương pháp sử dụng bột gạo làm bánh phở và nhiều gia vị trong phở khá giống món hoành thánh của Trung Hoa, nhưng không chứng minh được. Vì thế, nguồn gốc của phở từ Việt Nam có lẽ là ý kiến được nhiều người chấp nhận.-Từ lúc này, những ý kiến có nhiềtrái ngược nhau về nguồn gốc của phở đã xuất hiện. -Một vài trong số đó đưa ra luận điểm rằng phở bắt nguồn từ phương pháp chế biến món thịt hầm của Pháp (pot-au-feu), đọc như "pô tô phơ". Sự có mặt của Pháp ở Việt Nam có lẽ củng cố luận điểm này, nhưng việc phở u gia vị và rau mùi nguồn gốc từ châu Á, đặc biệt là Việt Nam, đã bác bỏ chúng. -- Số khác lại cho rằng phở ảnh hưởng từ Trung Hoa vì dựa vào mặt địa lý, hơn nữa phương pháp sử dụng bột gạo làm bánh phở và nhiều gia vị trong phở khá giống món hoành thánh của Trung Hoa, nhưng không chứng minh được. Vì thế, nguồn gốc của phở từ Việt Nam có lẽ là ý kiến được nhiều người chấp nhận.Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi ở miền Nam) cùng với các loại thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng.Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như tiêu,tương,chanh,nước mắm,ớtNhững gia vị này được them vào tùy theo khẩu phần của từng người dung.Phở thông thường dung làm món ăn điểm tâm hay ăn tối.Ở các tỉnh miền Nam,phở được bày biện với những thành phần phụ gọi là rau thơm như hành,giá và những lá cây rau mùi,rau húng,trong đó ngò gai là loại đặc trưng của phở. NƯỚC DÙNGBÁNH PHỞNước dùng nói chung được làm bằng việc hầm xương bò,thịt dùng cho món phở là thịt bò hoặc gà và gia vị bao gồm quế,hồi,gừng,đinh hương và không thể thiếu các chất phụ gia đặc trưng riêng của phở khác.”Bánh phở”,theo truyền thống,được làm từ bột gạo,tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi.CÁC GIA VỊ CỦA NƯỚC DÙNG PHỞHỒIGỪNGQUẾĐINH HƯƠNGHỘT NGÒTHẢO QUẢ THÀNH PHẦN PHỤQUẨYGIÁ,RAU MÙI,RAU HÚNG,NGÒ GAIHÀNH LÁTrong món phở, công đoạn chế biến nước dùng, còn gọi nước lèo, là công đoạn quan trọng nhất. Nước dùng của phở truyền thống là phải được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Xương phải được rửa sạch, cạo sạch hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò, nước luộc lần sau mới dùng làm nước lèo. Gừng và củ hành đã nướng đồng thời cũng được cho vào. Lửa đun được bật lớn để nước sôi lên, khi nước đã sôi thì phải giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm một ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt... Cứ làm như vậy liên tục cho đến khi nước trong và không còn cặn trong bọt nữa. Sau đó, cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước chỉ sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục và chất ngọt từ xương có đủ thời gian để tan vào nước lèo. Hương vị thơm ngon của nước dùng chủ yếu do các loại gia vị quyết định. Tuy nhiên, công thức của từng loại nước dùng cụ thể cho từng hiệu phở được giữ khá bí mật. Mặc dù vậy, có thể nhận thấy các loại gia vị này bao gồm thảo quả, gừng, hoa hồi, đin hương, hạt ngò gai, thanh quế, hành khô, tôm nõn, sá sùng và theo truyền thống, không thể thiếu một cái đuôi bò.Ngày nay,phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau.Tại Việt Nam,có những tên gọi để phân biệt chúng:phở Bắc,phở Huế,phở Sài Gòn.Thông thường thì phở Bắc đặc trưng bới vị mặn con miền Nam thì rất ngọt.Ngoài ra,phở còn được biến tấu thành nhiều món khác nhau:phở xào,phở cuốn,Mùi vị lạ nhưng rất ngon.PHỞ CUỐNPHỞ XÀOPhở đã trở thành một giá trị văn hóa ẩm thực cua người Việt.Cùng với áo dài và nước mắm,phở là tên riêng không thể dịch sang bất cứ ngôn ngữ nào khác,bởi không có từ nào chức đủ cái hồn của món ăn này.Phở sẽ luôn đồng hành cùng người Việt hôm nay và mai sau.PHỞ XƯA VÀ NAYCẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

File đính kèm:

  • pptxthuyet_minh_ve_1_mon_an_dan_toc.pptx