Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Ôn tập phần Tiếng Việt

Cấp độ khái quát của từ ngữ

Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn)hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn)nghĩa của một số từ ngữ khác:

Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

Một từ được coi là có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Ôn tập phần Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngữ Văn 8Phần tiếng việtCấp độ khái quát của từ ngữNghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn)hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn)nghĩa của một số từ ngữ khác:Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.Một từ được coi là có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.Từ tượng hình, từ tượng thanhTừ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trang thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.Từ tượng hình, tượng thanh gợi tả được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hộiKhác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp Trợ từ, thán từTrợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. VD: những, có, đích, chính, ngay.Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.Thán từ gồm hai loại chính :Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,Tình thái từTình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,Tình thái từ cảm thán: thay, sao,Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,)Nói quáNói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảmNói giảm nói tránhNói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sựCâu ghépCó hai cách nối các vế câu:Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:Nối bằng một quan hệ từ;Nối bằng một cặp quan hệ từ;Nối bằng một cập phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng)Không dùng từ nối: trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. Câu ghép (tiếp theo)Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ từ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thíchMỗi quan hệ từ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấmI.Dấu ngoặc đơnDấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)II. Dấu hai chấmDấu hai chấm dùng để:- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó;- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)Dấu ngoặc képDấu ngoặc kép dùng để:Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;Đánh dấu từ ngữ được hiểu thao nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,được dẫn

File đính kèm:

  • pptphan_2_Co_Khi.ppt