Bài giảng Ngữ Văn Khối 8 - Tập làm văn: Tiết 32: Lập dàn ý cho bài văn tự sựu kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Trường THCS Nguyễn Du

Dàn ý:
1, Mở bài: Giới thiệu bạn mình là ai?
 - Kỉ niệm xúc động nhất là kỉ niệm về cái gì?
2, Thân bài: - Thời gian, không gian, hoàn cảnh của kỉ niệm.
 - Nhân vật chính và các nhân vật khác.
 - Sự việc chính và các chi tiết (mở đầu- diễn biến- kết quả)
 - Điều gì khiến em xúc động nhất, xúc động như thế nào?
3, Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó.

ppt31 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ Văn Khối 8 - Tập làm văn: Tiết 32: Lập dàn ý cho bài văn tự sựu kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Trường THCS Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tr­êng T.H.C.S NguyÔn Du - TP. Hµ TÜnhChÊt l­îng gi¸o dôc lµ truyÒn thèng cña nhµ tr­êngTập làm văn- Tiết 32:LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIẾU CẢMI/ TÌM HIỂU BÀI VĂN:”MÓN QUÀ SINH NHẬT”? Bài văn trên có thể chia làm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Em hãy chỉ ra 3 phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần?I/ TÌM HiỂU BÀI VĂN:”MÓN QUÀ SINH NHẬT”:* Bài văn có bố cục ba phần:- Mở bài: “Từ đầu... bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn:- Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.- Thân bài: “Tiếp đó... Chỉ gật đầu không nói”- Kể về món quà độc đáo của người bạn.- Kết bài: Phần còn lại- Cảm nghĩ về món quà sinh nhật. ? Sự việc chính trong truyện là gì? Ai là người kể chuyện? Ở ngôi thứ mấy?Sự việc chính: Kể lại diễn biến của buổi sinh nhật.Ngôi kể: Thứ nhất (Tôi – Trang)Tập làm văn- Tiết 32:LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIẾU CẢM I/ TÌM HIỂU BÀI VĂN:”MÓN QUÀ SINH NHẬT* Bài văn có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.* Sự việc chính: Kể lại diễn biến buổi sinh nhật của Trang.* Ngôi kể: Thứ nhất. * Buổi sáng, trong nhà Trang, ngày sinh nhật của Trang có các bạn đến chúc mừng.? Thời gian, không gian, hoàn cảnh của câu chuyện?? Chuyện xoay quanh những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?Chuyện xoay quanh nhân vật Trang (Nhân vật chính). Ngoài ra còn có: Trinh, Thanh và các bạn khác.I/ TÌM HiỂU BÀI VĂN:”MÓN QUÀ SINH NHẬT”:* Bài văn có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài* Sự việc chính: Kể lại diễn biến buổi sinh nhật của Trang.* Ngôi kể: Thứ nhất* Thời gian, không gian: Buổi sáng, trong nhà Trang, ngày sinh nhật của Trang có các bạn đến chúc mừng.* Nhân vật: Trang (Nhân vật chính).- Ngoài ra còn có: Trinh, Thanh và các bạn khác? Câu chuyện có diễn biến như thế nào? (Mở đầu; Đỉnh điểm; Kết thúc)* Diễn biến của câu chuyện:Mở đầu: Buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp đến hồi kết thúc, Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến.Diễn biến: Trinh đến và giải tỏa những băn khoăn của Trang. Đỉnh điểm là món quà độc đáo: Một chùm ổi được Trinh chăm sóc từ khi còn là những cái nụ.Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà độc đáo.? Theo em, điều gì đã tạo nên sự bất ngờ của truyện?- Điều tạo nên sự bất ngờ là do tình huống truyện Tập làm văn- Tiết 32:LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIẾU CẢM I/ TÌM HIỂU BÀI VĂN:”MÓN QUÀ SINH NHẬT”:* Bài văn có bố cục ba phần:* Sự việc chính: * Ngôi kể:* Thời gian, không gian:* Nhân vật: * Diễn biến của câu chuyện:? Đây là một bài văn tự sự có kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Em hãy chỉ ra các yếu tố trên và nêu tác dụng của nó? - Các yếu tố miêu tả: suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào...các bạn ngồi chật cả nhà... Nhìn thấy Trinh đang tươi cười...Trinh dẫn tôi ra vườn...Trinh lom khom...Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói...-> Tác dụng:Các yếu tố trên đã miêu tả tỉ mỉ diễn biến của buổi sinh nhật giúp cho người đọc có thể hình dung ra không khí của nó và cảm nhận được tình bạn của Trang và Trinh.- Các yếu tố biểu cảm: Tôi vẫn cứ bồn chồn không yên... Bắt đầu lo... Tủi thân và giận Trinh... Giận mình quá... Tôi run run... Cảm ơn Trinh quá... Quí làm sao...-> Tác dụng: Bộc lộ tình cảm bạn bè chân thành và sâu sắc giúp cho người đọc hiểu rằng tặng cái gì không quan trọng bằng tặng như thế nào.? Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào? (Tuần tự theo thời gian trước- sau hay có gì đảo ngược?? Qua tìm hiểu bài văn trên, em thấy dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?Dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm gồm 3 phần:- Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.- Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. (Trả lời các câu hỏi: Câu chuyện đã diễn ra ở đâu? Khi nào? Với ai? Như thế nào?...)	Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.- Kết bài: Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (Người kể chuyện hay một nhân vật nào đó.? Qua tìm hiểu, em hãy cho biết dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm có gì giống và khác với dàn ý của một bài văn tự sự thông thường?Ghi nhớ: Học ở sgk (Tr 95)II/ Luyện tập:Bài tập 1: Từ văn bản “Cô bé bán diêm” mà chúng ta đã học, hãy lập ra dàn ý cơ bản:? Mở bài giới thiệu ai? Trong hoàn cảnh nào?a, Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của cô bé bán diêm- Nhân vật chính trong truyện.? Phần thân bài nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật như thế nào?b, Thân bài: Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé sợ không dám về nhà, em tìm chỗ tránh rét nhưng vẫn rét.Sau đó, em bật các que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần diêm sáng, em thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ.? Trong phần thân bài, tác giả chỉ đơn thuần kể hay có sự kết hợp đan xen với miêu tả và biểu cảm?? Kết cục và số phận của cô bé bán diêm được nêu ở phần kết bài như thế nào? II/ Luyện tập:Bài tập 1: Từ văn bản “Cô bé bán diêm” mà chúng ta đã học, hãy lập ra dàn ý cơ bản: a, Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của cô bé bán diêm- Nhân vật chính trong truyện. b, Thân bài: - Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé sợ không dám về nhà, em tìm chỗ tránh rét nhưng vẫn rét.- Sau đó, em bật các que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần diêm sáng, em thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ.c, Kết bài: Em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa...Bài tập 2: Đề văn “Kể về một lần trót lỡ lời với mẹ khiến em ân hận mãi”. Một bạn đã nêu dàn ý cơ bản như sau:1, Mở bài: Nêu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.2, Thân bài: Kể chi tiết câu chuyện mắc lỗi (lỡ lời)- Chuyện mở đầu như thế nào? Ở đâu? Em đã nói câu gì (Lỡ lời) với mẹ?- Thái độ tình cảm của mẹ như thế nào trước câu nói của em? (tả lại cử chỉ, nét mặt, lời nói của mẹ sau khi nghe em nói)3, Kết bài: Bố đã khuyên em như thế nào khi chứng kiến câu chuyện ấy.? Theo em, dàn bài trên đã đáp ứng được các ý cần thiết của đề bài chưa? Nếu phải bổ sung, em sẽ nêu ý gì?Dàn ý của đề bài trên cần bổ sung thêm ý sau:- Sau khi lỡ lời với mẹ, em đã ân hận như thế nào?- Những suy nghĩ của bản thân sau đó?? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết đề bài văn này theo em sẽ là gì?Các yếu tố miêu tả ở đề bài này sẽ là: Tả lại hình ảnh mẹ và bố sau khi nghe em nói lỡ lời (Khuôn mặt, cử chỉ, thái độ, lời nói...)Yếu tố biểu cảm: Em đã suy nghĩ và ân hận về câu nói của mình như thế nào.Dàn ý của bài tập 2 sau khi bổ sung như sau:1, Mở bài: Nêu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.2, Thân bài: Kể chi tiết câu chuyện mắc lỗi (lỡ lời)- Chuyện mở đầu như thế nào? Ở đâu? Em đã nói câu gì (Lỡ lời) với mẹ?- Thái độ tình cảm của mẹ như thế nào trước câu nói của em? (tả lại cử chỉ, nét mặt, lời nói của mẹ sau khi nghe em nói)- Sau khi lỡ lời với mẹ, em đã ân hận như thế nào?- Những suy nghĩ của em sau đó?3, Kết bài: Bố đã khuyên em như thế nào khi chứng kiến câu chuyện ấy.Bài tập 3: Lập dàn ý cho đề bài:”Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.Dàn ý:1, Mở bài: Giới thiệu bạn mình là ai?	- Kỉ niệm xúc động nhất là kỉ niệm về cái gì?2, Thân bài: - Thời gian, không gian, hoàn cảnh của kỉ niệm.	- Nhân vật chính và các nhân vật khác.	- Sự việc chính và các chi tiết (mở đầu- diễn biến- kết quả)	- Điều gì khiến em xúc động nhất, xúc động như thế nào?3, Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó.Bài tập về nhà: Lập dàn ý cho các đề bài 1-2-3-4 (SGK tr 103).Tập làm văn- Tiết 32:LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIẾU CẢM I/ TÌM HIỂU BÀI VĂN:”MÓN QUÀ SINH NHẬT-> Dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm gồm 3 phần:Ghi nhớ: SGK (tr 95)II/ Luyện tập:Bài tập 1: Từ văn bản “Cô bé bán diêm” lập dàn ý.Bài tập 2: Sữa chữa dàn ý cho sẵn.Bài tập 3: Lập dàn ýCHÀO TẠM BiỆT HẸN GẶP LẠI!

File đính kèm:

  • pptGiao_an_thao_giang.ppt