Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Tiết 21: Tìm hiểu văn bản Cô bé bán diêm (An-đec-xen) - Trường THCS Hướng Nghiệp
Bố cục:
Phần 1: Từ đầu bàn tay em đã cứng đờ ra: Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
Phần 2: Tiếp họ đã về chầu thượng đế: Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng.
Phần 3: Còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm.
Lớp 8A - trường THCS hướng hiệpCHÚC MỪNG QUí THẦY Cễ GIÁO VỀ DỰ GIỜ Bài cũ Nờu nguyờn nhõn và ý nghĩa cỏi chết của lóo Hạc? *Nguyờn nhõn: - Cuộc sống nghốo đúi tỳng quẫn.- Tỡnh yờu thương con sõu sắc *í nghĩa:- Tố cỏo xó hội Thực dõn phong kiến thối nỏt.- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người nụng dõn: giàu tỡnh thương, trung thực, nhõn hậu. Cụ bộ bỏn diờmAn-đec-xenTiết: 21 Văn bản(Trớch) t1 I. Tỡm hiểu chung:1. Tác giả:- An-đec-xen (1805 – 1875) là nhà văn Đan Mạch, “người kể chuyện cổ tích” nổi tiếng Thế giới.- Truyện của ông đem đến cho độc giả cảm nhận về niềm tin và lòng yêu thương đối với con người.An-đec-xen 2. Tác phẩm: Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Nàng công chúa và hạt đậu- Văn bản được trích từ truyện “Cô bé bán diêm” một truyện ngắn nổi tiếng nhất của An-đec-xen. 3. Đọc, chú thích, kể tóm tắt truyện:Em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt. Em chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh, đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi. Hết bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau, mồng 1 Tết, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm. 4. Bố cục:- Phần 1: Từ đầu bàn tay em đã cứng đờ ra: Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.- Phần 2: Tiếp họ đã về chầu thượng đế: Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng.- Phần 3: Còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm.Phần 2 (trọng tâm) có thể chia làm 5 đoạn nhỏ căn cứ vào các lần cô bé quẹt diêm. Bốn lần đầu mỗi lần quẹt 1 que diêm. Lần thứ 5, cô đã quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao.* Gia cảnh: Nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà nội đã qua đời, phải sống chui rúc trong một xó tối tăm, cha thiếu tình thương – phải đi bán diêm kiếm sống.II. Phân tích: * Thời gian: đêm giao thừa.Đỏng thương và bất hạnh.1. Số phận của em bé bán diêm:* Không gian: ngoài đường phố rét buốt.Trong từng ngôi nhà:Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực sực nức mùi ngỗng quay.ở ngoài đường phố:- Trời rét mướt, tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút.- Cô bé đầu trần, đi chân đất, bụng đói, đang dò dẫm trong bóng tối, cả ngày không bán được que diêm nào. Nghệ thuật tương phản: (giữa cảnh sum họp, sung túc, đầy đủ) làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp (đói rét, cực khổ, đơn độc) của em bé bán diêm. “Nhưng thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dãy trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa.” Nghệ thuật tương phản được sử dụng trong câu văn trên có ý nghĩa gì?Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏiNghệ thuật tương phản: giữa hình ảnh “cái xó tối tăm” em sống chui rúc với bố hiện nay và “ngôi nhà xinh xắn có dãy trường xuân bao quanh” năm xưa khi bà nội còn sống. Không chỉ làm nổi bật nỗi khổ vật chất mà cả sự mất mát chỗ dựa tinh thần của em bé bấy giờ, vì chỉ có bà em là thương em nhưng giờ bà cũng không còn.Tiểu kết: Trong phần đầu truyện, tác giả An-đec-xen đã miêu tả hình ảnh cô bé: nhỏ nhoi, cô độc đói rét, không ai đoái hoài, em bé khốn khổ, đáng thương - gợi tình cảm yêu thương, xót xa trong lòng bạn đọc.Củng cố: Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa?Dặn dò:Câu hỏi 1. Phân tích hoàn cảnh thực tế và mộng tưởng của cô bé bán diêm?Câu hỏi 2. Nêu cảm nhận của em về cái chết của em bé trong con mắt mọi người vào sáng mồng 1 Tết?Câu hỏi 3. Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm?Chúc các em học tốt
File đính kèm:
- Co_be_ban_diem.ppt