Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Tiết 83: Làm văn Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

HỒ HOÀN KIẾM VÀ ĐỀN NGỌC SƠN

 Nếu tính từ khi hồ Hoàn Kiếm còn là một đoạn của dòng cũ sông Hồng để lại sau khi sông chuyển dòng thì tới nay hồ đã có đến vài nghìn tuổi. Nhưng cái tên Hoàn Kiếm thì mới có từ năm thế kỷ nay. Trước đó, hồ có tên là Lục Thuỷ vì nước hồ bốn mùa xanh ngắt. Tới thế kỷ XV có tên Hoàn Kiếm do sự tích Lê Lợi trả gươm. Truyện kể rằng Lê Lợi khi còn ở Nam Sơn có bắt được một thanh gươm. Gươm ấy luôn ở bên ông trong suốt mười năm chinh chiến. Khi dẹp xong giặc Minh vua Lê về Thăng Long, một hôm ngự thuyền dạo chơi trên hồ Lục Thuỷ, bỗng có con rùa nổi lên, ông rút gươm ra trỏ thì rùa liền đớp ngay thanh gươm mà lặn xuống. Như vậy là vua trả gươm cho trời. Vì vậy, hồ có tên là Hoàn Kiếm, gọi nôm na là Hồ Gươm

ppt16 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Tiết 83: Làm văn Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Kiểm tra bài cũ Dòng nào sau đây không đúng với kiểu văn bản thuyết minh A. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. B. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản cung cấp tri thức về đối tượng (nguồn gốc, lịch sử, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, vai trò của nó đối với đời sống con người ) C. Tri thức trong văn bản thuyết minh phải chính xác, hữu ích khách quan. D. Tri thức trong văn bản thuyết minh phải mang tính chủ quan của người viết, muốn làm văn bản thuyết minh chỉ cần suy ngẫm và tưởng tượng, liên tưởng. Tiết 83 Thuyết minh về một danh nam thắng cảnhI. Giới thiệu về một danh nam thắng cảnh Đọc bài giới thiệu sau và trả lời câu hỏi. Hồ Hoàn kiếm và Đền Ngọc Sơn Nếu tính từ khi hồ Hoàn Kiếm còn là một đoạn của dòng cũ sông Hồng để lại sau khi sông chuyển dòng thì tới nay hồ đã có đến vài nghìn tuổi. Nhưng cái tên Hoàn Kiếm thì mới có từ năm thế kỷ nay. Trước đó, hồ có tên là Lục Thuỷ vì nước hồ bốn mùa xanh ngắt. Tới thế kỷ XV có tên Hoàn Kiếm do sự tích Lê Lợi trả gươm. Truyện kể rằng Lê Lợi khi còn ở Nam Sơn có bắt được một thanh gươm. Gươm ấy luôn ở bên ông trong suốt mười năm chinh chiến. Khi dẹp xong giặc Minh vua Lê về Thăng Long, một hôm ngự thuyền dạo chơi trên hồ Lục Thuỷ, bỗng có con rùa nổi lên, ông rút gươm ra trỏ thì rùa liền đớp ngay thanh gươm mà lặn xuống. Như vậy là vua trả gươm cho trời. Vì vậy, hồ có tên là Hoàn Kiếm, gọi nôm na là Hồ Gươm. Sau Sau thuỷ quân dùng hồ làm nơi luyện tập nên có thêm tên là hồ Thuỷ Quân.Theo truyền thuyết thì đời Lê Thánh Tông (nửa sau thế kỷ XV) chỗ này là gò Tháp Rùa từng là Điếu Đài tức là nơi vua đến ngồi câu cá. Đến đời Vĩnh Hựu chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thuỵ ở đảo Ngọc là nơi ngóng gió ngày hè. Đầu thế kỷ XIX một ngôi chùa được dựng lên trên nền cung Khánh Thuỵ cũ và có tên là chùa Ngọc Sơn. ít lâu sau nơi đây không thờ Phật nữa mà thờ thánh Văn Xương (chủ về văn chương, khoa cử) và Đức thánh Trần (tức anh hùng Trần Quốc Tuấn) do vậy được đổi là đền Ngọc Sơn. Năm 1864, Nguyễn Văn Siêu nhà văn hoá lớn của Hà Nội thời đó đã đứng ra sửa sang lại toàn cảnh. Trên gò Ngọc Bội, ông xây mọt ngọn tháp hình bút lông, thân tháp có tạc ba chữ “ Tả Thanh Thiên” (có nghĩa là viết lên trời xanh). Đó là tháp bút. Đi qua Tháp Bút tới một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên vì trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá. Qua đài Nghiên đến cầu Thê Húc (có nghĩa là nơi ánh mặt trời đậu lại. Cầu dẫn đến công đền Ngọc Sơn. Đền có ba nếp, nếp ngoài là bái đường, nếp giữa là nơi thờ Văn Xương và nếp sau thờTrần Hưng Đạo. Trước mặt bái đường là Trấn Ba Đình (Đình Chắn Sóng) nhìn thẳng về hướng nam là Tháp Rùa. Tháp chỉ mới có từ thế kỷ XIX nhưng đã trở thành biểu tượng quen thuộc của Hồ Gươm Hà Nội.Ngày nay khu vực quanh hồ đã thành tên là Bờ Hồ, là nơi nhân dân thủ đô dạo chơi ngày hè, nơi đón giao thừa, lại còn là nơi tổ chức hội Hoa Đăng - đèn hoa, pháo hoa - trong những dịp lễ tết hàng năm.  (Theo lịch văn hoá tổng hợp 1987-1990)Hồ Hoàn KiếmVua Lê Lợi trả gươm cho rùa vàngĐền Ngọc SơnTháp bútĐài NghiênCầu Thê HúcTháp RùaCâu hỏi 1. Bài giới thiệu đã giúp em hiểu biết những gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn?Đây là 2 di tích nằm giữa thủ đô Hà Nội+ Hồ Hoàn Kiếm: thời gian tồn tại, tên của hồ qua các thời kỳ lịch sử.+ Đền Ngọc Sơn: Về vị trí, lí do có tên nàyCâu hỏi 2. Muốn viết bài giới thiệu về một danh nam thắng cảnh cần có những kiến thức gì?* Về vị trí địa lí, về diện tích, độ nông, sâu quang cảnh xung quanh, gia trị lịch sử, giá trị kinh tế, gia trị văn hoá, nguồn gốc, sự phát triển của nó quan các thời kỳ lịch sửCâu hỏi 3. Làm thế nào để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh?* Cần quan sát, tìm hiểu, tra cứu, đọc sáchCâu hỏi 4. Bài viết được sắp xếp theo bố cục, thứ tự nào? Theo em bài này có thiếu sót gì về bố cục?* Không tuân thủ theo bố cục ba phần của bài văn thuyết minh, thiếu phần mở bài, bài viết mới đề cập đến phần tri thức lịch sử ra đời của Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn, thiếu phần miêu tả vị trí, độ rộng hẹp, nông, sâu của hồ. Thiếu miêu tả quang cảnh xunh quanh, mùa nước, đặc biệt ở hồ Hoàn Kiếm có một loại rùa quí hiếm vì thế bài viết có phần khô khanCâu hỏi 5. Văn bản trên đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?* Phương pháp nêu định nghĩa và giải thíchLuyện tậpBài tập 1. Em hãy lập lại bố cục bài giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lý?1. Mở bài: Giới thiệu khái quát và hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn2. Thân bài:  - Giới thiệu xuất xứ của hồ, tên hồ, độ rộng, hẹp, vị trí của Tháp Rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc - Miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước và nét đặc biệt của hồ là có cụ rùa thỉnh thoảng lại nổi lên mặt nước3. Kết bài: Giá trị, lịch sử, văn hoá của hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và tình cảm của con người Việt Nam với hai danh nam thắng cảnh trênBài tập 2. Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như thế nào? Hãy ghi ra giấy.*Từ xa: Thấy hồ rộng, nằm giữa thủ đô Hà Nội, có Tháp Rùa, giã hồ có đền Ngọc Sơn.Đến gần: Cổng đền có Tháp Bút, cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn, hồ bao bọc xung quanh đền và xung quanh có nhiều cây cổ thụ.

File đính kèm:

  • pptTiet_83.ppt