Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Tự chọn

Khu phố cổ Hà Nội là khu phố nằm xung quanh Thành cổ Hà Nội và mang đậm nét văn hóa cổ xưa của Hà Nội, Việt Nam. Hà Nội xưa thường được cho là có "36 phố phường", mỗi tên phố thường mang đặc trưng của một ngành nghề thủ công truyền thống.

Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định: phía Bắc-Phố Hàng Đậu; phía Tây-Phố Phùng Hưng; phía Nam-Các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông-các phố Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Tự chọn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
có nhà nào có cửa hàng lớn, mà chỉ có những gia đình thợ thủ công sống về nghề mộc.Phố Hàng ĐàoHàng Đào vẫn được coi là phố chính của Hà Nội. Phố Hàng Đào là nơi buôn bán lụa là vóc nhiễu với nhiều màu sắc đẹp đẽ, và người Hàng Đào vẫn được tiếng là người thanh lịch, con người của “kinh kỳ” kiểu cách đến thành cầu kỳ hào nhoáng.Là phố buôn bán có từ lâu đời và buôn bán những thứ hàng đắt tiền, Phố Hàng Đào có nhiều nhà giàu, vốn liếng to. Có  những gia đình sinh sống qua nhiều thế hệ ở phố Hàng Đào. Những gia đình nhà nho quan lại quý tộc thường thông gia với nhau; nhà giàu kén rể làm quan để thêm danh giá, cũng như người ta đã có danh vị muốn có vợ nhà giàu. Cho cả mãi đến những năm thập niên 30 - 40 mới đây, con gái Hàng Đào còn truyền nhau khẩu hiệu: “Phi cao đẳng bất thành phu phụ”, con gái Hàng Đào khá đông trở thành bà Phủ bà huyện, vợ bác sĩ kỹ sư, dược sĩ, xoàng thì cũng là bà tham bà phán. Mà con gái Hàng Đào vẫn được tiếng là xinh đẹp, ăn mặc lịch sự, thêm là con nhà gia thế.Hàng Đào thời kỳ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 còn là phố  chỉ buôn tơ. Nghề buôn tơ sống cốt tinh mắt đánh giá được chất lượng khi tơ chưa khô, mua thế nào để có lãi; các bà mới giàu kinh nghiệm. Những nhà buôn thuần tơ không mở cửa hàng. Hàng mua cất trong nhà, người các làng Hà Đông mua về dệt, vào tận trong nhà xem hàng ăn giá. Cửa hàng tấm cũng đơn giản: ngả cánh cửa lùa kê lên mễ, bên ngoài bày vài cái thạp chè cũ, trên treo những giải lụa màu sặc sỡ. Bên trên cửa có chiếc màn vải che nắng. Quanh tường là tủ đựng hàng, trong xếp những cuốn vác nhiễu giả ( chỉ có lượt ngoài trong là lõi giấy) làm quản cáo, còn hàng thật  thì đựng trong những bao sơn để ở trong cùng, có khách hỏi mua mới lấy ra. Các bà các cô bán hàng ngồi trên bục bên trong.HÀNG GAIĐến Hàng Gai. Phố Hàng Gai là một phố lớn của Hà Nội, đi từ quảng trường "Đông Kinh Nghĩa Thục" đến Hàng Hài, Hàng Bông. Cây gai là một cây lá dùng làm bánh gai, vỏ có sợi tốt và bền - tồt hơn đay. Bạc giấy làm bằng vỏ gai là tốt nhất. Cây gai làm những thứ chiếm một khoảng lớn trong cuộc đời trước nay. Trước hết, sợi gai làm võng. Cái võng của "cáng", cái võng đung đưa ở mỗi nhà, để ru trẻ ngủ và để các cụ già ngả lưng cái "võng trần" của đám rước các quan. Cái võng nó đẻ ra mục "móc võng" của Hàng Tiện, mục "đanh võng" ở Lò Rèn. Rồi tử cái lưới, cái vó đánh cá, đến cái túi đi chợ, như cái làn bây giờ . Đến mục thừng chão, từ cái dây "tam cố" đến dây chuối, dây gai. ấy thế mà từ bấy đến giờ , chúng ta không thấy hàng bán gai nào ở phố Hàng Gai nữa. Không biết từ lúc nào, các hàng bán gai đã phải lùi đến phố hàng Bát Đàn Hàng Cân Hàng Cân là một phố ngắn đo được độ một trăm mét. Hàng Cân là tên mới có hồi đầu thuộc Pháp ( rue des Balances). Trước kia, đoạn đầu phía bắc phố này ta thường gọi là Hàng Sơn dưới, chỗ phố Chả Cá hiện nay là Hàng Sơn trên ( người Pháp gọi là rue de la Laque). Khi còn sông Tô Lịch, thuyền chở sơn Phú Thọ về Hà Nội, ghé ở khúc này, hai bên bờ có nhiều nhà buôn sơn. Sông Tô Lịch bị lấp thì thuyền buôn sơn ghé ở bến Lò Sũ và sơn bán nhiều ở phố Cầu Gỗ, Hàng Bè, Hàng Dầu. ở phố này, xuất hiện một số cửa hàng làm và bán cân nên gọi là phố Hàng Cân. Phố Hàng Cân có quang cảnh khác với Hàng Ngang, Hàng Bồ và phố Phúc Kiến ( nay là phố Lãn Ông) cùng mấy phố chung quanh liền đấy.Hàng ThùngPhố Hàng Thùng có chiều dài hai trăm hai mươi mét, đã thay đổi tên gọi nhiều lần: Rue Foutcheou ( phố Phúc Châu), sau họ chia đôi, phần phía đông là phố Rondony và phần phía tây là phố Hàng Thùng ( Rue des Seaux). Sở dĩ họ gọi riêng ra như thế vì nửa phố bên ngoài cửa ô Đông Yên giáp Bờ Sông là nơi bán gỗ cây, gỗ phiến cùng với chợ tre nửa ở giáp Hàng Tre, còn đoạn phố bên trong cửa ô có nghề ghép thùng bằng tre, nguyên liệu là tre nứa vầu mua ở dưới bè ngoài sông;           Hàng Thùng là tên gọi thông thường cũ của ta. Tên Hàng Thùng vẫn tồn tại, là vì cho mãi đến những năm ba mươi, ở Hà Nội nhiều nhà không đặt máy nước trong nhà, nước ăn nước rửa đều lấy ở giếng đào trong sân hoặc thuê người lấy ở vòi nước công cộng hay thuê gánh từ sông về; nước sông phải đánh phèn chua mua ở phố Hàng Phèn. Thùng gánh nước làm bằng tre nứa ghép rồi gắn sơn sống. Về sau người Hà Nội dùng đèn thắp sắng bằng dầu hoả, những thùng sắt tây đựng dầu cũ được đóng đai làm thùng sắt tây bán ở phố Hàng Thiếc. Nghề làm thùng tre không kiếm ăn được, những cửa hàng làm và bán thùng tre ít dần rồi mất hẳn.Phố Rondony ( nửa phía đông Hàng Thùng) từ trước vẫn có nhiều cửa hàng gỗ, nghề này phát triển mạnh và nhà buôn làm giàu nhanh chóng, cửa hàng gỗ lan vào nửa phố phía trong cửa ô. Ngoài gỗ phiến, gỗ tấm người ta làm cả đồ gỗ thành phẩm như giường tủ bàn ghế chạn bát và bán cả áo quan. Người có tiền cải tạo những nhà cổ xây nhà mới cao rộng đẹp hơn.          Sau năm tháng 8 năm 1945, Hàng Thùng gồm cả hai đoạn và có tên là phố Bình Chuẩn; đến năm 1948 trở lại tên cũ là phố Hàng Thùng Hàng Hòm        Phố Hàng Hòm dài một trăm hai mươi mét ở trên đất cũ thôn Cổ Vũ. Vào khoảng giữa thế kỷ 18, một số người làng Hà Vĩ (phủ Thường Tín - Hà Đông) có nghề cổ truyền làm đồ gỗ sơn, ra Hà Nội lập nghiệp, đến ở phố này.        Trong phố còn ngôi đình (số nhà 11) do người Hà Vĩ lập ra thờ ông tổ nghề sơn là Trần Lư. Khu nhà này bên ngoài là đình hai bên có bệ ngồi của các quan viên; bên trong là đền, đền thờ chư vị, tuần rằm lên đồng lên bóng. Người Hà Vĩ vẫn giữ tập quán và phong tục hàng giáp, lễ bái ở đình. Hàng năm đình vào đám đầu tháng 2 âm lịch, có tế lễ rước sách (rước kiệu thần quanh phố); ngày vào đám dân làng Hà Vĩ ở Thường Tín cũng ra dự, mang cả đồ thờ theo, xong đám lại đem về.  Hàng Hòm làm đồ gỗ sơn: hòm, tráp bằng gỗ sơn then (đen), hòm đựng quần áo, tráp đựng giấy bút. Về sau làm cả hòm gỗ mộc sơn bằng sơn tây màu cánh dán. (Hòm da khoá chuông sắm cho cô dâu về nhà chồng thì mua ở hiệu khách Hàng Buồm).           Việc sản xuất đồ gỗ lúc đầu hòm là chính: thợ làm ngay trong nhà, ngoài cửa hàng bày hàng bán. Những gia đình ít vốn, thuê buồng ở phía sau rẻ tiền, nhận việc bên ngoài về làm lấy công. Sau thêm đồ sơn mài: sơn then, sơn cánh dán có vẽ hoa lá. Làm cả câu đối, quả tráp giầu, ngai thờ. Già nửa phố là những nhà làm hòm, chỉ có đôi ba nhà làm đồ sơn màiHồ GươmHồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm là một hồ nước ngọt nằm giữa thủ đô Hà Nội. Tên hồ cũng được đặt cho một quận của Hà Nội, quận Hoàn Kiếm.Lịch sửCách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từphố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố HàngChuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nênhồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm,gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắnglợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quânMinh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kểrằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được mộtlưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở ruộng cày. Gươmbáu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặcMinh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vuađi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê TháiTổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùangậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới làhồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.Cầu Thê Húc dẫn vào Đền Ngọc SơnQuang cảnhHồ Hoàn Kiếm được du khách cho là một thắng cảnh của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu,... bên cạnh những công trình kiến trúc hiện đại. Toà nhà Bưu điện với tháp đồng hồ cổ kính in bóng hồ Gươm đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội.Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.Tháp bút (hay là bút tháp) nằm ở giữa hồ, đối với đài nghiên nằm ở bờ hồ. Mỗi ngày, bóng của Tháp bút ngả xuống chấm mực trong đài nghiên, tạo thành một biểu tượng rất đẹp cho học vấn: "Tháp bút - đài nghiên - đề thơ lên trời xanh"RùaNgày trước rùa sống trong lòng Hồ Gươm rất hiếm khi nổi lên mặt nước, truyền rằng mỗi lần rùa nổi đều liên quan đến việc quốc gia đại sự. Nhưng thời gian gần đây rùa nổi lên rất nhiều, ngày nào cũng có, có lẽ vì nước hồ ô nhiễm nên rùa phải thường xuyên nổi lên để thở. Trong đền Ngọc Sơn có trưng bày xác một con rùa già đã chết của hồ. Hình ảnh của rùa cũng gắn liền với hồ, thông qua tên gọi tháp Rùa ở giữa hồ và truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho thần Kim Quy, một truyền thuyết mang lại tên gọi cho bản thân hồ. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra được chính xác phân loại của rùa Hồ Gươm.Hồ Hoàn Kiếm từ ảnh vệ tinhCảm hứng nghệ thuậtTuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.Thơ văn	Hà Nội 	 	... Hà Nội có Hồ Gươm 	Nước xanh như pha mực 	Bên hồ ngọn Tháp Bút 	Viết thơ lên trời cao ...Trần Đăng Khoa - 1969Âm nhạcHà Nội niềm tin và hy vọng Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời Càng toả ngát hương thơm hoa thủ đô Đường lộng gió thênh thang năm cửa ô Nghe tiếng cười không quên niềm thương đau ... Nhạc và lời: Phan NhânHà Nội chẳng bao lâu nữa sẽ tròn 1000 năm tuổi, thuộc vào một trong  những thành phố cổ lâu đời của thế giới.        Phố cổ Hà nội với lịch sử gần 1000 năm tuổi luôn là niềm tự hào về một di sản kiến trúc quí báu mang đậm bản sắc truyền thống văn hoá của dân tộc và xứng đáng tượng trưng cho cốt cách linh hồn của Thủ đô ngàn năm văn hiến

File đính kèm:

  • pptPho_co_Ha_Noi.ppt