Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Câu cá mùa thu (Thu điếu Nguyễn Khuyến) - Trường THPT CưMgar

Cảnh thu

Điểm nhìn để cảm nhận mùa thu:

 Từ gần -> cao, xa rồi từ cao xa trở lại gần ( từ chiếc thuyền nhìn ra ao-> lên bầu trời -> ngõ trúc -> trở lại với ao thu, chiếc thuyền câu.

=> Từ khung ao hẹp cảnh sắc mở ra theo nhiều hướng với đầy đủ những màu sắc đường nét sinh động.

 

ppt20 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Câu cá mùa thu (Thu điếu Nguyễn Khuyến) - Trường THPT CưMgar, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường THPT CưMgarTổ : Ngữ văn Xin kính chào quí thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mếnTrường PTTH CưMgar – Dăk LăkTổ: Ngữ vănCâu hỏi: Đọc thuộc lòng bài Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương và phân tích hai câu thơ đầu?Kiểm tra bài cũCảnh mùa thu vàngCâu cá mùa thuCÂU CÁ MÙA THU(THU ĐIẾU)I/ Đọc – tìm hiểu chung1. Tác giảĐọc mục tiểu dẫn sgk -Trình bày những điểm cơ bản có ảnh hưởng đến những sáng tác của tác giả về sau? - Nguyễn khuyến (1835-1909), hiệu là Quế Sơn, xuất thân trong một nhà nho nghèo, có truyền thống khoa bảng ở làng Yên Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. - Là người nỗi tiếng thông minh học giỏi, thi đỗ đầu cả ba kì thi ( Hương -1864, Hội, Đình- 1871) => Tam Nguyên Yên Đỗ. Nguyễn KhuyếnCÂU CÁ MÙA THU(THU ĐIẾU) I. Đọc – tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Làm quan khoảng 10 năm – vì bất mãn với sự bạt nhược của triều đình nhà Nguyễn , ông cáo quan về quê ở ẩn để giữ khí tiết thanh bach của nhà nho, sống gần gũi với làng quê -> cảm thông sâu sắc với cuộc sống của người dân lao động. - Nguyễn Khuyến để lại cho nền VHVN khoảng 800 bài thơ và câu (chữ Hán và chữ Nôm) - Nội dung: tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè, cuộc sống cơ cực của người nông dân, đả kích bọn thực dân xâm lược, bọn quan lại bất tài vô dụng 2. Tác phẩm - Nằm trong chùm thơ mùa thu của Nguyễn KhuyếnCÂU CÁ MÙA THU(THU ĐIẾU)Nguyễn KhuyếnII. Đọc – khám phá văn bảnĐọc diễn cảm văn bản sgk - Theo em ta nên phân tích văn bản này theo hướng nào?(THU ĐIẾU)CÂU CÁ MÙA THUNguyễn KhuyếnII. Đọc – khám phá văn bản 1. Cảnh thu(THU ĐIẾU)CÂU CÁ MÙA THUĐiểm nhìn của nhà thơ có gì đặc biệt? Từ điểm nhìn ấy nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?Điểm nhìn để cảm nhận mùa thu: Từ gần -> cao, xa rồi từ cao xa trở lại gần ( từ chiếc thuyền nhìn ra ao-> lên bầu trời -> ngõ trúc -> trở lại với ao thu, chiếc thuyền câu.=> Từ khung ao hẹp cảnh sắc mở ra theo nhiều hướng với đầy đủ những màu sắc đường nét sinh động.Nguyễn KhuyếnCÂU CÁ MÙA THU(THU ĐIẾU)Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi nên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu? Những hình ảnh đường nét đó tạo nên bức tranh mùa thu như thế nào?II. Đọc – khám phá văn bản 1. Cảnh thuNguyễn KhuyếnKhông khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật: + Màu sắc: xanh trong của nước, sóng biếc; xanh ngắt của trời; vàng của lá ; trắng của tầng mây lơ lửng. + Đường nét : sóng gợn tí, lá vàng khẽ đưavèo, ngõ trúc quanh co, tựa gối ôm cần=> Tất cả tạo nên một bức tranh mùa thu đặc trưng của vùng đồng chiêm Bắc Bộ – Một cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn . Cái hồn dân dã được gợi lên từ khung ao hẹp , cánh bèo cho đến ngõ trúc quanh co“ Cá đâu đớp động dưới chân bèo” Tiếng cá đớp mồi đâu đó dưới chân bèo càng làm tăng sự yên ắng , tĩnh mịch của cảnh vật-> Nghệ thuật lấy động để tả tĩnhCÂU CÁ MÙA THU(THU ĐIẾU)Em có cảm nhận như thế nào về câu thơ :“ Cá đâu đớp động dưới chân bèo”? Qua đó em có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh của tác giả?II. Đọc – khám phá văn bản 1. Cảnh thu 2. Tình thuCÂU CÁ MÙA THU(THU ĐIẾU)Qua bài thơ Câu cá mùa thu, em có cảm nhận như thế nào về tâm trạng của nhà thơ?- Nói đến chuyện câu cá nhưng thật ra nhà thơ đang mở rộng cõi lòng ra để giao hoà với trời thu cảnh thu- Không gian tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về một cõi lòng, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ.- Cảnh vật với nhiều gam màu xanh gợi cái se lạnh. Cái lạnh của cảnh vật thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh từ tâm hồn toả ra cảnh vật Nguyễn KhuyếnSau khi học xong bài thơ này và những bài Nguyễn Khuyến viết về thiên nhiên, em có nhận xét gì về tấm lòng nhà thơ?Nhận xét : Nguyễn Khuyến – một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước; một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng cũng không kém phần sâu sắc. CÂU CÁ MÙA THU(THU ĐIẾU)Nguyễn KhuyếnII. Đọc – khám phá văn bản 3. Thành công về nghệ thuậtCÂU CÁ MÙA THU(THU ĐIẾU)Nêu nhận xét, đánh giá của em về những thành công ở phương diện nghệ thuật của bài thơ? Gợi ý: ngôn ngữ ? Cách gieo vần ? bút pháp ?Ngôn ngữ : giản dị, trong sáng diễn tả những biểu hiện tinh tế của sự vật cũng như những uẩn khúc thầm kín trong tâm trạng nhân vật trữ tìnhCách gieo vần “eo” ( tử vận, oái ăm, khó làm) thần tình : vừa tả cảnh vừa gợi được tâm trạngBút pháp : lấy động tả tĩnh ( nghệ thuật đặc trưng của VH cổ điển phương Đông)Nguyễn KhuyếnCÂU CÁ MÙA THU(THU ĐIẾU)Nguyễn KhuyếnIII. Luyện tập và củng cố1. Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ. Phân tích những cái hay về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ?Dùng từ ngữ để gợi tả và diễn tả tâm trạng. - “ lạnh lẽo” , “Trong veo” ; “Biếc”; “ xanh ngắt” ; “gợn tí”; “khẽ đưa”; “lơ lững”;  => gợi cảnh thanh sơ, dịu nhẹ - Từ “vèo” -> tâm sự thời thế - Vần “eo” => không gian vắng lặng, thu nhỏ dần phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ. THU VỊNHTrời thu xanh ngắt mấy tầng cao,Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.Nước biếc trông như làn khói phủ,Song thưa để mặc bóng trăng vàoMấy chùm trước giậu hoa năm ngoáiMột tiếng trên không ngỗng nước nào?Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.THU ẨMNăm gian nhà nhỏ thấp le te,Ngõ tối đêm sau đóm lập loè.Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.Rượ tiếng rằng hay hay chả mấy,Độ năm ba chén đã say nhè THU ĐIẾUAo thu lạnh loẽ nước trong veo,Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.Sóng biếc theo làn hơi gợn tíLá vàng tước gió khẽ đưa vèoTầng mây lơ lửng trời xanh ngắtNgõ trúc quanh co khách vắng teoTựa gối buông cần lâu chẳng đượcCá đâu đớp động dưới chân bèo.III. Luyện tập và củng cố2. Đọc diễn cảm ba bài thơ trong chùm thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến và trả lời câu hỏi. Sau khi đọc xong chùm thơ, em hãy đưa ra nhận xét bức tranh thu ở từng bài; sau đó đưa ra nhận xét khái quát cho cả chùm thơ?Nhận xét:+ Thu vịnh phat hoạ khái quát những đặc điểm về mùa thu: bầu trời trong, xanh cao vòi vọi..+ Thu điếu dừng lại ở một không gian, thời gian cụ thể: trên một ao thu; vào một chiều thu; một ông già trên chiếc thuyền câu thả mồi đợi cá+ Thu ẩm quan sát cảnh thu trong nhiều thời điểm để thâu tòm những nét đơn sơ nhất. => Cả ba bài thơ đều viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mỗi bài thơ là một bức tranh thu được phát thảo với nét bút của nền hội hoạ phương Đông, không quá rườm rà, loè loẹt mà cũng không quá gò bó khuôn sáo. Nhà thơ- hoạ sĩ họ Nguyễn đã đưa chúng ta về một vùng chân quê đồng chiêm Bắc Bộ Việt Nam lúc đất trời vào thu.CÂU CÁ MÙA THU(THU ĐIẾU)Nguyễn Khuyến IV. Dặn dò: + Về nhà học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ + Phân tích được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. + Tìm đọc các bài Thu vịnh, Thu ẩm + Chuẩn bị trước bài: Phân tích đề, lập dàn ý cbài văn nghị luận CÂU CÁ MÙA THU(THU ĐIẾU)Nguyễn KhuyếnBài học đến đây đã kết thúc, chào thân ái và hẹn gặp lại.Trường THPT CưMgar Tổ : Văn Người thực hiện: Phạm Chí Công

File đính kèm:

  • pptTHU DIEU.ppt
Bài giảng liên quan