Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao)

PHẦN I: TÁC GIẢ

I. Vài nét về tiểu sử và con người

1. Tiểu sử:

Nam Cao (1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri

Quê hương: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.

Xuất thân trong gia đình nông dân.

Cuộc đời:

Học hết bậc Thành chung, vào Sài Gòn kiếm sống, bắt đầu sáng tác.

Trở về quê, là “giáo khổ trường tư” ở Hà Nội, sống chật vật bằng nghề viết văn và làm gia sư.

Từ 1943, tham gia nhómVăn hóa cứu quốc, tham gia khởi nghĩa.

11-1951, hy sinh trên đường công tác.

ppt16 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHÍ PHÈONam CaoTrình bày ý nghĩa nhan đề đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng PhụngKiểm tra bài cũPHẦN I: TÁC GIẢ ?EM HÃY NÊU NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ TIỂU SỬ TÁC GIẢ NAM CAO I. Vài nét về tiểu sử và con người1. Tiểu sử: Nam Cao (1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri- Quê hương: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.- Xuất thân trong gia đình nông dân.CaoNam - Cuộc đời: + Học hết bậc Thành chung, vào Sài Gòn kiếm sống, bắt đầu sáng tác. + Trở về quê, là “giáo khổ trường tư” ở Hà Nội, sống chật vật bằng nghề viết văn và làm gia sư. + Từ 1943, tham gia nhómVăn hóa cứu quốc, tham gia khởi nghĩa. + 11-1951, hy sinh trên đường công tác.Trình bày ý nghĩa nhan đề đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng? Dựa vào sách giáo khoa, tóm tắt những nét chính về con người của nhà văn Nam Cao? I. Vài nét về tiểu sử và con ngườiPHẦN I: TÁC GIẢ1. Tiểu sử:2. Con người:- Bề ngoài có vẻ lạnh lùng,vụng về, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú. - Ông là người trí thức trung thực, luôn vượt lên và nghiêm khắc với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen. - Nam Cao có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu thương. Ông gắn bó với nông dân, nhất là những người bị áp bức. -> Đây chính là yếu tố để ông viết về người nông dân=> Nam Cao là tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sỹ, được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. ? I. Vài nét về tiểu sử và con ngườiPHẦN I: TÁC GIẢ1. Tiểu sử:2. Con người:II. Sự nghiệp văn học: Nhìn vào SGK em hãy cho biết những câu nào thể hiện rõ quan điểm sáng tác của Nam Cao.1. Quan điểm nghệ thuật:“Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than . . ." (Giăng sáng).Em hiểu như thế nào về quan điểm nghệ thuật trên của tác giả?- Nghệ thuật “vị nhân sinh”. Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nói lên nỗi thống khổ, cùng quẫn của nhân dân. “Một tác phẩm thật giá trị . . . nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình . . . Nó làm cho người gần người hơn" (Đời thừa).Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội dung gì? - Tác phẩm có giá trị là tác phẩm thấm nhuần tư tưởng nhân đạo. I. Vài nét về tiểu sử và con ngườiPHẦN I: TÁC GIẢ1. Tiểu sử:2. Con người:II. Sự nghiệp văn học:1. Quan điểm nghệ thuật: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. (...). Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có" (Đời thừa).Nam Cao có đòi hỏi gì về nghề viết văn? - Nam Cao đòi hỏi rất cao sự sáng tạo trong nghề văn. Nhà văn phải có trách nhiệm với ngòi bút của mình.Thảo luận:So sánh quan điểm nghệ thuật của Nam Cao với một số tác giả khác. Từ đó nhận xét về quan điểm sáng tác của ông?- Nguyễn Đình Chiểu: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.- Nguyễn Văn Siêu: “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. 	- Hồ Chí Minh: + Văn học là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ cũng là người chiến sĩ. + Chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn chương. Trong thời đại cách mạng, phải coi quảng đại quần chúng nhân dân là đối tượng phục vụ. + Văn học phải chân thật, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu. Nguyễn Đình Chiểu: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”-> Chở đạo, trừ tà.- Nguyễn Văn Siêu: “Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”- Hồ Chí Minh: Văn học là một mặt trận, người nghệ sĩ cũng là người chiến sĩ; Đối tượng phục vụ của văn học là quần chúng nhân dân; Văn học phải chân thật, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.-> coi trọng nội dung nhân sinh, nhân đạo, xem nhẹ hình thức. - Nghệ thuật vị nhân sinh. Văn học phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động. - Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo cao cả.- Nghề văn là nghề của sự sáng tạo. Nhà văn phải có lương tâm nghề nghiệp.NAM CAONhận xét chung - Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao giống với quan điểm nghệ thuật của các bậc tiền nhân và những văn nghệ sỹ tiến bộ cùng thời là tạo ra loại văn chương phục vụ đời sống con người, thể hiện rõ tinh thần nhân đạo. - Nam Cao đã giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa yêu cầu về nội dung và hình thức đối với tác phẩm văn chương. Đặc biệt ông còn đặt ra yêu cầu trách nhiệm đối với người cầm bút.I. Vài nét về tiểu sử và con ngườiPHẦN I: TÁC GIẢ1. Tiểu sử:2. Con người:1. Quan điểm nghệ thuật:2. Các đề tài chính:Trước Cách mạng: Em hãy nêu những đề tài mà Nam Cao viết trước cách mạngNgười trí thức nghèoNgười nông dân nghèo - Đời thừa. - Sống mòn. - Giăng sáng Tác phẩm- Chí Phèo- Lão Hạc.- Một bữa no Tác phẩmNội dungNội dungII. Sự nghiệp văn học- Dựng lên bức tranh chân thực về đời sống nông thôn nghèo đói, xơ xác trong sự bần cùng hóa hết sức bi thảm những năm 1940 – 1945. Chú ý những con người cùng đường, thấp cổ bé họng, số phận bi thảm Một bộ phận nông dân bị xô đẩy vào con đường cùng, không lối thoát. -> Kết án đanh thép xã hội tàn bạo hủy hoại con người Miêu tả bi kịch tinh thần của người trí thức trong xã hội cũ: nhà giáo, nhà văn... Họ có ý thức về sự sống, nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết, tài năng. Nhưng hoàn cảnh xã hội đã làm cho họ trở thành “ một kẻ vô ích, một người thừa”.- Nam Cao phê phán xã hội vô nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người. I. Vài nét về tiểu sử và con ngườiPHẦN I: TÁC GIẢ1. Tiểu sử:2. Con người:1. Quan điểm nghệ thuật:2. Các đề tài chính:Trước Cách mạng:II. Sự nghiệp văn học- Sau Cách mạng: Sáng tác của Nam Cao sau cách mạng tháng tám như thế nào?+ Tác phẩm: Đôi mắt (1948); Nhật ký Ở rừng (1948); Chuyện biên giới (1950) + Nội Dung: Tập trung bút lực để viết và phục vụ kháng chiến, đấu tranh vì độc lập dân tộc. 	3. Phong cách nghệ thuật: Em hãy nêu những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao?- Luôn chú ý tới nội tâm, tư tưởng của con người → Có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.- Viết theo kết cấu tâm lí, viết về cái nhỏ nhặt mà vẫn đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội lớn lao.- Giọng điệu riêng: lạnh lùng, dửng dưng mà buồn thương, da diết.I. Vài nét về tiểu sử và con ngườiPHẦN I: TÁC GIẢ1. Tiểu sử:2. Con người:1. Quan điểm nghệ thuật:2. Các đề tài chính:Trước Cách mạng:II. Sự nghiệp văn học- Sau Cách mạng:3. Phong cách nghệ thuật:NAM CAO TRONG KHÁNG CHIẾNPhần mộ và nhà lưu niệm Nam Cao ở làng Đại HoàngNhà lưu niệm Nam Cao – xây trên nền căn nhà cũ của gia đình ông ở Đại Hoàng.Câu hỏi Trong những đặc điểm sau đây, đặc điểm nào đúng với con người của Nam Cao ?a. Trung thực với chính bản thân mình, luôn đấu tranh tự vượt qua chính mình.b. Nhẫn nhục cam chịu những bất công ngang trái của xã hội đương thời.c. Tỏ ra khinh bạc đối với xã hội thực dân phong kiến đương thời. d. Luôn quằn quại đau đớn, giằng xé giữa tâm hồn và thể xác. Trong những quan điểm nghệ thuật sau đây, quan điểm nghệ thuật nào không phải của nhà văn Nam Cao ?a. Văn chương phải bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống và phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống.b. Văn chương phải chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng của cuộc sống.c. Văn chương đòi hỏi nhà văn phải có sự tìm tòi, sáng tạo trong nghề văn và lương tâm người cầm bút.d. Văn chương chân chính phải có nội dung nhân đạo sâu sắc.b. Văn chương phải chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng của cuộc sống.Câu hỏi

File đính kèm:

  • pptnam_cao.ppt
Bài giảng liên quan