Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao) - Nguyễn Thị Thu Thủy

Nhà văn - liệt sỹ, đại biểu xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán, đóng góp lớn cho sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại

I.TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI.

1.Tiểu sử

- Tên thật: Trần Hữu Tri

 (1917- 1951).

- Quê: Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.

Trước năm 1945, đây là vùng chiêm trũng, quanh năm nghèo đói lại bị nạn cường hào bóc lột nặng nề.

- Là người con duy nhất trong gia

đình ngheò đông con được học hành tử tế.

 

ppt27 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao) - Nguyễn Thị Thu Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHÀO CÁC EM HỌC SINH THÂN YÊUNGUYỄN THỊ THU THỦYĐọc văn:	1917-1951Nhà văn - liệt sỹ, đại biểu xuất sắc nhất của dịng văn học hiện thực phê phán, đĩng gĩp lớn cho sự phát triển của văn xuơi Việt Nam hiện đại Nam CaoCHÍ PHÈOI.TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI.1.Tiểu sửTên thật: Trần Hữu Tri (1917- 1951).Quê: Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Trước năm 1945, đây là vùng chiêm trũng, quanh năm nghèo đói lại bị nạn cường hào bóc lột nặng nề.Là người con duy nhất trong gia đình ngheò đông con được học hành tử tế.Xác định những nét lớn vê cuộc đời nhà văn Nam Cao ?Tốt nghiệp bậc thành chung, lí tưởng không thực hiện được = sống vất vưởng bằng nghề dạy học và viết văn.Tham gia hội văn hóa cứu quốc (tháng4.1943).Một lòng tận tụy phục vụ cách mạng và kháng chiến.Gia đình vợ và con Nam Cao1943 Nam Cao tham gia Hội văn hóa cứu quốc, hoạt động phong trào Việt Minh.Sau cách mạng tháng 8.1945:- Tham gia Nam Tiến- Làm báo Cứu Quốc ở Việt Bắc- Tham gia chiến dịch Biên giới 1950. Năm 1951, ông hi sinh trong một lần đi công tác trong vùng địch hậu ở Ning BìnhNhà tưởng niệmXác định những nét lớn về con người nhà văn Nam Cao ?2. Con người2.Con người Có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú. Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ hẹp, vươn tới một cuộc sống cao đẹp xứng đáng với danh hiệu con người.Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, đặc biệt có sự gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân khổ bị áp bức, bị khinh miệt trong xã hội cũ.Hay suy nghĩ về những vấn đề trong đời sống để rút ra những nhận xét có tầm triết lí sâu sắc, mới mẽ. Tác phẩm của ông phản ánh khá đúng con người nhà văn.Hãy đọc những đoạn trích sau và cho biết nhà văn có quan niệm như thế nào về sáng tác nghệ thuật?II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC1.Quan điểm sáng tácII.SỰ NGHIỆP VĂN HỌC1.Quan điểm nghệ thuật.“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có” ; “Sự cẩu thả trong văn chương không chỉ là bất lương mà còn thật là đê tiện “ (“Đời thừa –Nam Cao”)Nghệ thuật là nghề sáng tạo – nhà văn phải có lương tâm nghề nghiệp.“Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối,không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Trăng sáng)Nghệ thuật không nên quay lưng lại với hiện thực, nghê thuật phải bám sát cuộc sống của con người, phải phản ánh và cảm thông với nỗi khổ của quần chúng.“. . .Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn” (Đời Thừa)Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo cao cả.KẾT LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT1.Văn học phải phản ánh cuộc sống một cách chânThực và sâu sắc = CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC.2.Lao động văn chương là một hoạt động sáng tạo đầy trách nhiệm, đòi hỏi nhà văn phải có LƯƠNG TÂM, NHÂN CÁCH xứng đáng với nghề nghiệp cao quý đó.3.Văn học phải thấm nhuần TINH THẦN NHÂN ĐẠO Sâu sắc, mang nhiều sắc thái mới mẻ so với đương thời.Từ việc tìm hiểu trên, em hãy xác định quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao ?Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao có thể phân ra mấy giai đoạn ? Các nội dung Chính của từng giai đoạn ? II. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC222. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁCa.Trước cách mạng tháng 8.1945 Có khoảng 60 tác phẩm, tập trung vào hai đề tài:+ Người trí thức nghèo.+ Người nông dân.b. Sau cách mạng : Tận tụy, hết lòng phục vụ kháng chiến, có cái nhìn đúng đắn, tiến bộ đối với cách mạng.“Đôi mắt”(1948); “Nhật kí ở rừng”(1948);”Chuyện biên giới”(1950).Đề tài về người trí thức nghèo.Xác đinh những tác phẩm chính của mảng đề tài viết về người trí thức ?a. Đề tài về người trí thức :Nhân vật chính : “Nam Cao lấy mình ra làm cái máy kiểm nghiệm”.- Họ là những nhà văn nghèo, viên chức, giáo khổ trường tư . Họ mang nhiều hoài bão cao đẹp, có nhân cách, yêu và trọng nghề, muốn khẳng định mình và đóng góp cho xã hội. Nhưng vì xã hội bất công và nghèo – ước mơ bị vùi dập = bi kịch (Hộ “Đời thừa” ; Điền “Trăng sáng”).Gía trị :Phản ánh thực trạng cơ cực, tầng lớp trí thức nghèo.Phác họa bức tranh đen tối, u ám của XHTDPKTố cáoXHTDPK đẩûy con người vào tình trạng sống mòn, chết mònNhân vật chính là ai ?Họ có đặc điểm như thế nào ?Gía trị của những tác phẩm viết về đề tài này?Đề tài về người nông dân.Xác định các tác phẩm chính ? Nhân vật chính : nhà văn lấy nguyên mẫu từ những Người dân của quê ông – họ là những người hiền lành, sống cơ cực, nghèo khổ. Nội dung : -Nhân vật bị đè nén, áp bức nặng nề, bị lăng nhục, xúc phạm một cách tàn nhẫn, bất công.( “Một bữa no”; “Trẻ con không được ăn thịt chó”; “Lang Rận” ). . Những con người cằn cỗi, u mê, thậm chí dị hình, dị dạng, đầy thú tính “Chí Phèo”; “Lang Rận”; “Tư cáh mõ” . . .Đề tài về người nông dân.Nhân vật chính là ai ?Nhà văn thường viết về nội dung gì ? Phát hiện:-Người dân càng hiền lành, nhẫn nhục = áp bức nặng nề, trắng trợn.-Xã hội tàn bạo = hủy diệt cả thể xác lẫn linh hồn người nông dân lương thiên Cuộc sống khốn cùng không lối thoát. Khẳng định:Nhân tính và bản chất lương thiện của người nông dân Viết về người nông dân, nhà văn phát hiện điều gì ở cuộc sống của họ ? Nam Cao khẳng định điều gì ?Nỗi băn khoăn đau đớn trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo,áp bức, đồng thời thể hiện một khắc khoải về sự phát triển của con người.Viết về người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ.Nam Cao thường trăn trở,day dứt nhất về vấn đề gì ?3.Phong cách nghệ thuật1.Nam Cao luôn có hứng thú khám phá thế giới nội tâm của con người.Và có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.Lão Hạc khi bán con chó phải day dứt, băn khoăn.Chí Phèo sau lần gặp Thị Nở “Vẫn vơ nghĩ mãi .. . Chao ôi là buồn” - đoạn buổi sáng.2.Nam Cao thường đảo lộn thời gian, không gian tạo nên kiểu tâm lí phóng túng, linh hoạt và nhất quán (Chí Phèo)Nêu ngững nét chính về phong cách nghệ thuật của ngòi bút Nam Cao ?3.Nam Cao thường viết về cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, tầm thường trong đời sống hằng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lí sâu sắc về con người và nghệ thuật. Những câu văn giàu tính triết lí :“Hạnh phúc lúc này như một chiếc chăn quá hẹp. Người này co thì người kia bị hở .” (Mua nhà)“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kĩ. Kẻ mạnh là kẽ giúp đỡ người khác lên trên đôi vai của mình.” (Đời thừa)4.Nghệ thuật trần thuật đa dạng, độc đáo, kể chuyện bằng nhiều chất giọng : nghiêm nghị, hài hước, trân trọng, nâng niu, nhạo báng, thương cảm. Kể và suy ngẫm (Đời thừa) Hòa tan ngôn ngữ kể chuyện với nhân vật (Chí Phèo) Nam Cao là một tài năng lớn, góp phần cách tân và hiện đại hóa nền văn xuôi quốc ngữ. Giữ vai trò lớn trong nền văn xuôi hiện đại. Cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao là một quá trình phấn đấu không mệt mỏi cho một nhân cách cao đẹp - nhân cách trong cuộc sống và nhân cách trong sáng tạo nghệ thuật.-Nhà văn tiêu biểu của dòng văn học iện thực phê phán -Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật , đợt 1.Suy nghĩ, cảm nhận của em về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao III.TỔNG KẾT CŨNG CỐ :I. Cuộc đời và con người.II. Sự nghiệp văn học: 1.Quan điểm nghệ thuật. 2.Sự nghiệp sáng tác. + Đề tài về người về người trí thức. + Đề tài về người nông dân. 3.Phong cách nghệ thuật.III.Tổng kết :CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐTCHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT

File đính kèm:

  • pptCHI_PHEO.ppt