Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao) - Phần 2: Tác phẩm

I-Tìm hiểu chung:

1/Nhan đề của truyện:

-Cái lò gạch cũ (1941).

-Đôi lứa xứng đôi.

-Chí Phèo (1946).

2/ Tóm tắt và đọc:

*Tóm tắt:

-Chí Phèo trước và sau khi đi ở tù về (trở thành tay sai

của Bá Kiến).

-Sự chuyển biến của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở.

-Tâm trạng và hành động của Chí Phèo khi bị thị Nở

cự tuyệt.

* Đọc (trích đoạn):

ppt29 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao) - Phần 2: Tác phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHÍ PHÈONAM CAOCÂU HỎI KiỂM TRA BÀI CŨ:-Nêu một số tác phẩm của Nam Cao mà em biết ?-Trình bày ngắn gọn đặc điểm về phongcách nghệ thuật của Nam Cao ?PHẦN II: TÁC PHẨM CHÍ PHÈONAM CAOPHẦN II: TÁC PHẨM CHÍ PHÈOI-Tìm hiểu chung:1/Nhan đề của truyện:-Cái lò gạch cũ (1941).-Đôi lứa xứng đôi. -Chí Phèo (1946).2/ Tóm tắt và đọc:*Tóm tắt:-Chí Phèo trước và sau khi đi ở tù về (trở thành tay sai của Bá Kiến).-Sự chuyển biến của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở.-Tâm trạng và hành động của Chí Phèo khi bị thị Nở cự tuyệt. * Đọc (trích đoạn):II-Phân tích tác phẩm:1/Hình ảnh làng Vũ Đại.-Làng Vũ Đại là không gian nghệ thuật của tác phẩm, ở đó nhà văn tập trung phản ánh các mối quan hệ, mâu thuẫn âm thầm mà gay gắt giữa các giai tầng trong xã hội:  Mâu thuẫnTầng lớp cường Giai cấp nông dân hào địa chủ Bá Kiến Chí Phèo Lí Cường Năm Thọ Đội Tảo Binh Chức Làng Vũ Đại là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.2/Hình tượng nhân vật Bá Kiến:-“tiếng rất sangthoáng nhìn qua cụ đã hiểu cơ sự rồi cụ Bá cười nhạt,người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười”(Tr 148)-“mềm nắn, rắn buông”, “bám thằng có tóc, ai bám thằng trọc đầu”, “chỉ bóp đến nửa chừng”, “hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông nhưng rồi hãy dắt nó lên để nó đềnơn”  phương châm thống trị.“không có những thằng đầu bò thì lấy ai trị những thằng đầu bò”, “những thằng ấy chính là những thằng được việc. Khi cần đến chỉ cần cho nó dăm hào uống rượu là có thể sai nó đến tác hại bất cứ anh nào không nghe mìnhCó chúng nó sinh chuyện thì mới có dịp mà ăn” chính sách dùng người.Bá Kiến điển hình cho loại địa chủ cường hào lọc lõi, xảo quyệt, nham hiểm, gian hùng. 3/Hình tượng nhân vật Chí Phèo:Cuộc đời của Chí Phèo trải qua 03 giai đoạn: +Từ lúc ra đời đến lúc bị đẩy vào tù. + Từ khi ra tù đến khi gặp thị Nở. +Từ khi bị thị Nở cự tuyệt đến khi giết Bá Kiến và tự sát.3/Hình tượng nhân vật Chí Phèo:a-Trước khi bị đẩy vào tù:“Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vảibỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếngmua dăm ba sàoruộng làm.” (Tr 149) Ước mơ bình dị.“Hai mươi tuổibị một con đàn bà gọi đến mà bóp chânhắn thấy nhục hơn là thích, vừa làm, vừa runBà (ba) bảo hắn rằng: Mày thực thà quá!” (Tr 151)Thật thà, ý thức về nhân phẩm.Trước khi bị đẩy vào tù, Chí Phèo là một người nông dân lương thiện. 3/Hình tượng nhân vật Chí Phèo:b-Ra tù, trong cơn say, đến nhà Bá Kiến gây sự: Ra tù, Chí Phèo biến đổi hoàn toàn “mới đầu chẳng ai biết hắn là ai”.-Hình dáng, diện mạo: “như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm ... cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế.”(Tr146)-Ăn mặc: “quần nái đen với cái áo tây vàng”-Hành động: “Hắn vừa đi vừa chửichửi trờichửi đờichửi cả làng Vũ Đại chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắnchửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắnHắn nghiến răng mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo.”(Tr 146) “...vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt”(Tr 147)-Ngôn ngữ: “Mẹ kiếp!...đứa chết mẹ nào”(Tr 146)-“Nghề”: “rạch mặt ăn vạ” (Tr 152)Chí Phèo tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành một tên lưu manh, “con quỷ của làng Vũ Đại” sau khi ra tù.Bi kịch tha hóa của Chí Phèo:-Chí Phèo bước vào truyện với những hình ảnh đầy ấn tượng: vừa đi vừa chửi, chửi đời, chửi trời, chửi cả làng Vũ Đạinhưng không ai chửi nhau với hắn, chửi rồi lại nghe, “chỉ có ba con chó dữ và một thằng say rượu”. Chí chửi không phải chỉ vì say mà còn vì “tức thật”, vì ý thức rõ cảnh ngộ bi đát của chính mình:Bị đồng loại chối bỏ; vật vã, bất mãn, đau đớn, tuyệt vọng, cô đơn đến tận cùng. 3/Hình tượng nhân vật Chí Phèo:c/Mối tình Chí Phèo – Thị Nở:Cuộc gặp gỡ của Chí Phèo và thị Nở:-Thị Nở: xấu “ma chê quỷ hờn”, ngẩn ngơ, nghèo đói, ế chồng, dòng giống có mả hủi.-Sau một đêm gặp thị Nở, lần đầu tiên Chí Phèo tỉnh rượu và tỉnh ngộ.-Chí Phèo nhìn và nghe thấy: tiếng chim hót, tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo những âm thanh nhộn nhịp, cảnh sắc bình dị của cuộc sống.-Diễn biến tâm trạng:“lòng mơ hồ buồn” “nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình”, “Hắn sợ rượu như người ốm sợ cơm” nhớ về quá khứ xa xôi với những ước mơ bình dị nghĩ đến thực tại và tương lai cô độc,tuổi già, đau ốm Sự hồi sinh tâm hồn trong con người Chí Phèo. Hình ảnh bát cháo hành:-Tâm trạng của Chí Phèo: mắt hình như ươn ướt, bâng khuâng, vừa vui vừa buồn.nhớ về quá khứ tủi nhục, ăn năn, hối hận về những việc ác đã làm.trở về thực tại thấy lòng thành trẻ con, thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người.Bản chất của Chí Phèo, của người nông dân là lương thiện và mong muốn hướng thiện. -Ý nghĩa: 	+ Bát cháo hành tỏa hơi nóng, đó cũng chính là hơi ấm của tình yêu, hạnh phúc.	+ Bát cháo hành của thị Nở đã đưa Chí Phèo từ con quỷ trở về với con người, làm sống lại những ước mơ về một cuộc sống bình dị mà đầy ắp tình yêu thương tưởng chừng đã chết lịm trong lòng Chí. + Bát cháo hành vừa thể hiện tình cảm chứa chan nhân đạo, vừa thể hiện tài năng bậc thầy miêu tả, phân tích tâm lý của nhà văn. Bi kịch bị cự tuyệt:-Lực cản: Bà cô của thị Nở định kiến xã hội.-Tâm trạng Chí Phèo: ngẩn người, sửng sốt đuổi theo thị nắm lấy tay”  định kêu làng, đập đầu và rạch mặt ăn vạ uống rượu “càng uống càng tỉnh ra”  “ôm mặt khóc rưng rức” tức giận, xách dao đi trả thù.Chí Phèo bị khủng hoảng tinh thần, đau đớn tột cùng, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đang dần đi đến đỉnh điểm. d/Cuộc trả thù và tự sát của Chí Phèo ở nhà Bá Kiến:-Chí Phèo đến nhà Bá Kiến trong bước chân vô thức nhưng lý trí hoàn toàn thức tỉnh  chính Bá Kiến là nguyên nhân sâu xa khiến cho Chí trở thành “con quỷ của làng Vũ Đại”, bị thị Nở và đồng loại cự tuyệt.-Mục đích: Đòi lương thiện “Tao muốn làm người lương thiện”.-Ý nghĩa:+khao khát cháy bỏng được làm người lương thiện.+phẫn uất, căm thù tột độ trước kẻ thù suốt cuộc đời. +bản chất tốt đẹp, hướng thiện.+bi kịch đến đỉnh điểm, đòi hỏi phải giải quyết. -Hệ quả: Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự sát.-Ý nghĩa cái chết Chí Phèo:+Chí Phèo coi niềm khao khát trở về cuộc sống lương thiện còn cao hơn tính mạng của mình.+Chứng tỏ sức phản kháng của người nông dân khi bị đẩy đến bước đường cùng (lấy máu rửa thù).+Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến không chỉ đẩy người nông dân vào con đường lưu manh hóa , bầncùng hóa mà còn đẩy họ tới cái chết.+Cảm quan hiện thực nhạy bén của Nam Cao: tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam đã hết sức gay gắt và chỉ có thể được giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.Đỉnh cao bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo. III- Tổng kết:1/Giá trị nội dung:a.Giá trị hiện thực: Phản ánh một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.b.Giá trị nhân đạo:-Kết án đanh thép xã hội tàn bạo đã tàn phá cả thể xác lẫn tâm hồn người nông dân lao động.-Phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện củangười nông dân ngay cả khi họ bị vùi dập biến thành quỷ dữ.2/Giá trị nghệ thuật:-Nhân vật: xây dựng thành công những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình với trình độ miêu tả tâm lý nhân vật bậc thầy.-Kết cấu: mới mẻ-đồng hiện thời gian tâm lý.-Cốt truyện: hấp dẫn, bất ngờ, đầy kịch tính.-Ngôn ngữ: sống động, điêu luyện, có sự biến hóa linh hoạt giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.“Chí Phèo” là một kiệt tác của nhà văn Nam Cao, của nền văn học Việt Nam và cả thế giới. 1.Nhan đề Chí Phèo được dùng để đặt cho tác phẩm từ lúc nào?A.Trước năm 1941. 	 B. Năm 1941. C. Năm 1946. 	 D. Năm 1951.2.Trong các mối quan hệ sau, đâu là mối quan hệ có Tác động gián tiếp nhưng sâu xa đến việc mở ra bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo?A. Chí Phèo – Bá Kiến. C.Chí Phèo – Bà cô thị Nở.B. Chí Phèo – Thị Nở. D. Chí Phèo – Tự Lãng.3.Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo bắt đầu từ lúc nào? A. Từ lúc lọt lòng. C. Từ lúc tỉnh rượu.B. Từ lúc mới ra tù. D. Từ lúc đánh nhau với Lý Cường. 4.Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết của Chí Phèo là:A. Vì hận cô cháu thị Nở. B. Vì hận Bá Kiến, liều mạng trả thù. C. Vì hận đời, hận mình.D. Vì hiểu rõ tình trạng bế tắc, tuyệt vọng của mình. 5. Tính cách Bá Kiến nói một cách khái quát nhất là:A. Xảo quyệt, độc ác, háo sắc. B. Lọc lõi, hiểm ác, gian hùng. C. Thâm độc, tham tàn, gian xảo.D. Lọc lõi, háo lợi, háo danh.6. Dòng nào sau đây khái quát đúng nhất về ý nghĩa đặc biệt của bát cháo hành mà thị Nở mang cho Chí Phèo?A. Vật đầu tiên Chí Phèo được cho, không do cướp giật mà có.B. Vật biểu trưng cho niềm khao khát hạnh phúc của Chí Phèo.C. Vật biểu trưng cho hương vị ngọt ngào của hạnhphúc, tình yêu.D. Vật biểu trưng cho tình người thơm thảo trong xã hội cũ. 7. Nhận định nào nêu được bao quát hơn cả ý nghĩa chủ yếu của nhân vật thị Nở?Thị Nở là hiện thân cho tình yêu, hạnh phúc, niềm khao khát và cả nỗi tuyệt vọng của Chí Phèo.B. Thị Nở là biểu hiện tập trung của cái nghèo, xấu, dở hơi, xuất thân thấp kém,của con người.C. Thị Nở là hiện thân cho niềm mơ ước, khát khao bình dị, chính đáng nhưng không bao giờ đạt được của Chí Phèo.D. Thị Nở là nhịp cầu nối Chí Phèo với cuộc sống con người trong một xã hội “bằng phẳng, thân thiện”. 

File đính kèm:

  • pptCHI_PHEO.ppt