Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao) - Phần II: Tác phẩm Chí Phèo

. NHAN ĐỀ TÁC PHẨM

1.1. Cái lò gạch cũ

- Là chi tiết nghệ thuật xuất hiện ở phần đầu và cuối tác phẩm

- Thể hiện cảm quan hiện thực bế tắc, ảm đạm về cuộc sống và tiền đồ của người nông dân đồng thời có thể khiến độc giả hiểu rằng sự tha hoá mới là mạch vận động chính của tác phẩm.

1.2. Đôi lứa xứng đôi

- Là nhan đề do nhà xuất bản đặt dựa vào mối tình : Chí Phèo – Thị Nở.

- Tên gọi này mang tính giật gân, gây sự tò mò, phù hợp với thị hiếu của một lớp công chúng bấy giờ, hoàn toàn nhằm vào mục đích thương mại mà không gắn với tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

1.3. Chí Phèo

 - Khi in lại tác phẩm trong tập Luống cày (1946), Nam Cao đã đặt lại tên là Chí Phèo.

 - Là nhan đề khái quát, súc tích và cũng đầy đủ nhất về tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao) - Phần II: Tác phẩm Chí Phèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
III. giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩmchí phèo - Nam cao -Phần II Tác phẩm Chí Phèochí phèo – Nam Cao 1. nhan đề tác phẩm1.1. Cái lò gạch cũLà chi tiết nghệ thuật xuất hiện ở phần đầu và cuối tác phẩm Thể hiện cảm quan hiện thực bế tắc, ảm đạm về cuộc sống và tiền đồ của người nông dân đồng thời có thể khiến độc giả hiểu rằng sự tha hoá mới là mạch vận động chính của tác phẩm.1.2. đôi lứa xứng đôi Là nhan đề do nhà xuất bản đặt dựa vào mối tình : Chí Phèo – Thị Nở. Tên gọi này mang tính giật gân, gây sự tò mò, phù hợp với thị hiếu của một lớp công chúng bấy giờ, hoàn toàn nhằm vào mục đích thương mại mà không gắn với tư tưởng chủ đề của tác phẩm. 1.3. Chí Phèo - Khi in lại tác phẩm trong tập Luống cày (1946), Nam Cao đã đặt lại tên là Chí Phèo. - Là nhan đề khái quát, súc tích và cũng đầy đủ nhất về tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Chí phèo – Nam Cao2. Kết cấu, cốt truyện- Đoạn mở đầu truyện : Chí Phèo say rượu vừa đi vừa chửi. Đoạn 2 : Nhà văn kể lại cuộc đời Chí Phèo kể từ khi là một đứa trẻ mồ côi, được người dân làng Vũ Đại nhặt về từ cái lò gạch cũ bỏ không đến khi trở thành “quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Thực chất đây là đoạn miêu tả quá trình tha hoá của Chí Phèo. Đoạn 3 : Những biến đổi, thức tỉnh ở Chí Phèo sau đêm gặp thị Nở và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí. - Đoạn cuối : Chứng kiến cái chết của Chí Phèo, thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và trong đầu thoáng nghĩ đến cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại. Chí phèo – Nam Cao3. hình tượng nhân vật Chí Phèo 3.1. Quá trình tha hóa của Chí Phèo Người nông dân hiền lành, lương thiện Chí là một đứa trẻ mồ côi, một anh canh điền “hiền lành như đất”. Chí cũng từng có một ước mơ giản dị và lương thiện. - Chí còn là người biết tự trọng. Thằng lưu manh Nhân hình : lưu manh, bặm trợn (cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, mặt đen, cơng cơng, mắt gườm gườm) Nhân tính : hung hăng, liều lĩnhQuỷ dữ làng Vũ Đại- Hành động của loài quỷ dữ : phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát cảnh yên vuiđạp đổ hạnh phúc, làm chảy máu, nước mắt của người dân lương thiện- Mặt Chí là “mặt của con vật lạ” Chí phèo – Nam Cao3. hình tượng nhân vật Chí Phèo 3.1. Quá trình tha hóa của Chí Phèo Hiện tượngcó tính quy luật Năm Thọ, Binh ChứcChí PhèoNam Cao đã khẳng định một sự thật đau đớn ở làng quê Việt Nam trước Cách mạng :hiện tượng người nông dân lương thiện bị chà đạp về tinh thần và thể xác, bị xã hội phi nhân tính cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính.Gián tiếp lên án tố cáo các thế lực thống trị thực dân và phong kiến tay sai đã gây ra biết bao tội ác, đã tước đi cả hình người và hồn người của những người nông dân nghèo khổ  Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm“Chí Phèo con”Chí phèo – Nam Cao3. hình tượng nhân vật Chí Phèo 3.2. Quá trình hồi sinh của Chí Phèo Cuộc gặp gỡ với thị Nở và trận ốm đã thức tỉnh phần người ở Chí Phèo : Từ tỉnh rượuđến tỉnh ngộ Lần đầu tiên tỉnh táo Nhận thức về túp lều của mình Lắng nghe những âm thanh của cuộc sống Hình dung những cảnh tượng đang diễn ra bên ngoài. ý thức về tâm trạng của bản thân “Nao nao buồn” nhớ về những “ngày xa xôi”, nhớ về một thời đã từng mơ ước Thấy hiện tại thật đáng buồn : già, cô độc, cơ thể hư hỏng nhiều Lo sợ khi nghĩ về tương lai : tuổi già, đói rét, ốm đau nhất là “cô độc” Với sự trở lại của khả năng nhận thức ngoại giới và nhận thức chính mình (lý trí) cùng những tình cảm, cảm xúc rất con người, Chí đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh để trở về kiếp người. Chí phèo – Nam Cao3. hình tượng nhân vật Chí Phèo 3.2. Quá trình hồi sinh của Chí Phèo Cuộc gặp gỡ với thị Nở và trận ốm đã thức tỉnh phần người ở Chí Phèo Từ ngạc nhiên, xúc độngvà mong ước hạnh phúcKhi thị Nở mang nồi cháo hành vào, Chí :- Ngạc nhiên Xúc động (“mắt hình như ươn ướt”) “Thấy lòng thành trẻ con”, “muốn làm nũng với thị”tới khát khao hoàn lươngChí mong muốn trở lại xã hội loài người, làm người dân lương thiện : “Hắn thèm lương thiện” “Hắn muốn làm hòa với mọi người”Chí khát khao hạnh phúc và một mái ấm gia đình :“Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ ?”“Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”Chí phèo – Nam Cao3. hình tượng nhân vật Chí Phèo 3.2. Quá trình hồi sinh của Chí Phèo Từ tỉnh rượu  tỉnh ngộ  xúc động trước tình người  khát khao hoàn lương  mong ước hạnh phúc● Chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Nam Cao Nam Cao khẳng định sức sống bất diệt của “thiên lương”. Lương thiện, khát khao hạnh phúc là bản tính tự nhiên, tốt đẹp và mạnh mẽ của con người, không thế lực bạo tàn nào có thể hủy diệt. Nhà văn kêu gọi chúng ta hãy tin vào con người, tin vào bản chất tốt đẹp của mỗi người, hãy cùng nhau xây đắp phần “người” trong mỗi cá nhân để nó ngày càng bền vững và tốt đẹp. ●Bài học về lẽ sống làm người Sống trên đời cần có sự quan tâm, chia sẻ và tình cảm yêu thương giữa con người với con người. “Sống trên đời rất cần một tấm lòng - dù chẳng để làm gì, dù để gió cuốn bay đi” (Trịnh Công Sơn) Tình yêu và tình thương chân thành sẽ giảm bớt thù hận, gìn giữ và nuôi dưỡng nhân tính. Nó có sức mạnh cảm hóa con người. Chí phèo – Nam Cao3. hình tượng nhân vật Chí Phèo 3.3. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo Tâm trạng của Chí Thất vọng, đau đớnPhẫn uất, Tuyệt vọng Thất vọng : khi nghe thị “trút hết lời bà cô” và bỏ ra về. Đau đớn : khi thị Nở dứt khoát từ chối hắn, lại còn giúi cho hắn một cái ngã lăn  Uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh, hắn “ôm mặt khóc rưng rức”. Trong cơn phẫn uất : Chí Phèo đã xách dao ra đi, định đến nhà thị Nở để đâm chết bà cô thị nhưng bước chân lại đưa đến nhà Bá Kiến. Trong sự tuyệt vọng : đâm chết Bá Kiến, rồi tự sát. Bà cô thị Nở không đồng ý  thị Nở từ chối giúp Chí Phèo hoàn lương Chí Phèo rơi vào bi kịch không lối thoát, bị khước từ quyền làm ngườiChí phèo – Nam Cao3. hình tượng nhân vật Chí Phèo 3.3. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo - Hành động của Chí Phèo là tất yếu, không phải là hành động mù quáng do hơi men mà là kết quả của việc Chí Phèo đã hồi sinh, nhận ra cảnh ngộ oái oăm, trớ trêu của cuộc đời mình. Không thể làm “quỷ dữ” để đập phá, chém giết như trước bởi Chí đã thức tỉnh. Nhưng làm một người lương thiện cũng không xong bởi ai cho hắn và giúp hắn hoàn lương ?. Kẻ thù của hắn đâu phải chỉ có mình bá Kiến mà là cả cái xã hội phi nhân tính lúc bấy giờ. Chính vì thế, cái chết là tất yếu, là sự giải thoát duy nhất dành cho Chí. - Trước đây để tồn tại Chí Phèo đã phải “bán” bộ mặt người và linh hồn người cho quỷ dữ. Đến nay khi linh hồn đã trở về Chí Phèo lại phải đổi cả sự sống của mình. Như vậy, cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa tố cáo mãnh liệt cái xã hội thực dân nửa phong kiến không những đẩy người nông dân vào con đường lưu manh hóa mà còn đẩy họ vào chỗ chết. - Cái kết cục ấy cũng cho thấy mối xung đột giai cấp quyết liệt ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Qua đó, tác giả vừa chỉ ra một chân lý giản dị của đời sống : “tức nước vỡ bờ” vừa lên tiếng bênh vực, đòi quyền sống, quyền làm người lương thiện cho người dân nghèo. Chí phèo – Nam Cao3. hình tượng nhân vật Chí Phèo Đánh giá chung qua hình tượng nhân vật Chí Phèo : • Nam Cao đã dành phần lớn các trang viết của mình để khắc họa, tô đậm bản chất lương thiện và phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ đã bị xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác biến thành quỷ dữ.  Qua đó, nhà văn đặt ra vấn đề : cần phải kiên quyết đấu tranh với cái ác, cái xấu để bảo vệ nhân tính; phải quan tâm, nuôi dưỡng phần người trong mỗi con người để cho nó ngày càng lành vững, mạnh mẽ, đủ sức “đề kháng” với phần con luôn sẵn sàng trỗi dậy khi bị tác động. • Nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý tài tình của Nam Cao :“Tỉnh rượu  tỉnh ngộ  ngạc nhiên  xúc động  hy vọng  thất vọng  đau đớn  phẫn uất  tuyệt vọng” Ngòi bút của nhà văn đã “lách” vào những “vi mạch” sâu kín nhất của thế giới nội tâm nhân vật, khơi dòng ý thức, tâm lý, làm hiện hình các dạng thái cảm xúc, tình cảm phức tạp vừa nối tiếp vừa đan xen trong tâm trí con người. III. giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩmGiá trị tư tưởng, nghệ thuậtIII. giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm1.1. Nam Cao phát hiện và khẳng định thiên tính đẹp đẽ, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người ngay cả khi họ bị xã hội phi nhân tính chà đạp, cướp đi hồn người. Nhà văn khẳng định một chân lý: dù ở trong hoàn cảnh nào bản chất lương thiện của con người vẫn luôn tồn tại. Giá trị tư tưởng III. giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm1.2. Hướng thiện và khát vọng sống, hạnh phúc là bản tính tự nhiên và ước muốn vĩnh hằng của loài người. nhà văn kêu gọi : hãy tin vào con người, tin vào nhân tính, thiện căn tốt đẹp có trong mỗi chúng ta. Giá trị tư tưởng III. giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm• Nghệ thuật xây dựng và điển hình hóa nhân vật.• Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật.• nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, ngôn ngữ đa thanh, đa giọng. • Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa bất ngờ.• Kết cấu độc đáo. 2. Giá trị nghệ thuật 

File đính kèm:

  • pptChi Pheo_1.ppt